[Hỏi Đáp] Tiêm Vacxin Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > [Hỏi Đáp] Tiêm Vacxin Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 9, 2021

Tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nếu cần tiêm ngừa trong thời kỳ mang thai mẹ bầu cần phải làm gì? Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết này. Hãy cùng xem ngay nhé!

Tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu không? Về lý thuyết, phụ nữ mang thai tiêm vacxin có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của bào thai. Vì thế, trong thời kỳ mang thai chống chỉ định tiêm vacxin sống giảm độc lực như thủy đậu, sởi, Rubella, quai bị,… Tính đến nay vẫn chưa có bằng chứng chỉ ra rằng việc phụ nữ mang thai tiêm vacxin bất hoạt hoặc giải độc tố sẽ khiến bào thai bị ảnh hưởng không tốt.

Nếu chị em mắc bệnh cúm trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ, triệu chứng có thể trở nặng, thậm chí phải nhập viện điều trị. Do đó, phụ nữ mang thai rất cần tiêm vacxin cúm bất hoạt. Nếu thai phụ có nguy cơ phơi nhiễm với virus bại liệt hoang dại, nhiều khả năng được chỉ định dùng vacxin bại liệt tiêm.

Bác sĩ có thể xem xét tiêm vacxin phế cầu, viêm gan A, não mô cầu cho thai phụ. Phụ nữ mang thai không chống chỉ định tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan B. Thai phụ cần tiêm vacxin sốt vàng nếu cần đến khu vực đang có dịch sốt vàng. Phụ nữ mang thai tiêm kháng huyết thanh sẽ không ảnh hưởng đến bào thai.

tiem-vacxin-co-anh-huong-den-thai-nhi-5
Mẹ bầu có thể tiêm vacxin viêm gan B

Câu hỏi tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu không đã được giải đáp. Vậy nếu tiêm ngừa vacxin trong thời kỳ mang thai mẹ bầu cần phải làm gì?

Một số lưu ý khi mẹ bầu đi tiêm chủng

Trong thời kỳ mang thai, mẹ cần nắm lịch tiêm phòng cho bà bầu, để chủ động đi tiêm ngừa bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Khi khám sàng lọc trước tiêm chủng, bạn hãy khai báo thật chính xác và chi tiết tình trạng sức khỏe của bản thân, thời gian thai kỳ, những mũi vacxin đã tiêm trước đó,… để bác sĩ có chỉ định phù hợp nhất.

Ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để được cán bộ y tế theo dõi trước khi ra về. Vì nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào sẽ được xử lý kịp thời, nhanh chóng.

Mẹ bầu nên quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt tại nhà sao cho thật khoa học. Bên cạnh đó, nhớ giữ vệ sinh vết tiêm thật sạch sẽ. Không tự ý đắp bất kỳ thứ gì lên vị trí tiêm, tránh gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng bất thường như tím tái, sốt, nôn ói,… bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

tiem-vacxin-co-anh-huong-den-thai-nhi-5
Mẹ bầu nên thăm khám khi có triệu chứng bất thường

Tìm hiểu về một số loại vacxin quan trọng

Để giải đáp cụ thể hơn câu hỏi tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua việc tiêm phòng một số loại vacxin quan trọng nhé.

Mang thai có thể tiêm vắc xin phòng bệnh cúm không?

Bệnh cúm gây ra bởi virus cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp và rất dễ lây lan thành dịch. Đối với người có sức khỏe bình thường, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh cúm là tiêm vacxin.

Trung tâm kiểm soát dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai cần tiêm phòng vacxin cúm đầy đủ.

Chị em nên chủ động tiến hành tiêm phòng cúm trước khi mang thai khoảng 1 tháng để vacxin phát huy hiệu quả cao nhất. Nếu bạn chưa kịp chủng ngừa cúm nhưng đã có thai thì vẫn được chỉ định tiêm vacxin cúm (bất hoạt).

tiem-vacxin-co-anh-huong-den-thai-nhi-2
Mẹ bầu cần tiêm vacxin cúm

Mang thai tiêm vắc xin Rubella có sao không?

Trong thời kỳ mang thai, nếu chị em mắc bệnh Rubella có thể dẫn đến sẩy thai và sinh non. Đặc biệt, chẳng may bạn nhiễm Rubella trong những tháng đầu của thai kỳ, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến em bé. Nguy cơ trẻ mắc bệnh Rubella bẩm sinh là rất cao. Từ đó khiến bé chậm phát triển cũng như dễ bị dị tật, tỷ lệ tổn thương mắt có thể lên đến 70 – 80%. Ngoài ra, hệ thần kinh, tim mạch, xương cũng bị ảnh hưởng.

Biện pháp tốt nhất để phòng chống nhiễm bệnh Rubella là chủng ngừa. Vậy tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi không? Chị em được khuyến cáo nên tiêm phòng Rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, để không ảnh hưởng đến em bé và giúp vacxin đủ thời gian tạo ra kháng thể. Vì vacxin Rubella chống chỉ định với phụ nữ mang thai, tương tự như những loại vacxin sống giảm độc lực khác.

Trong trường hợp bạn vừa tiêm phòng Rubella chưa đủ 1 tháng thì bất ngờ có thai, hãy báo ngay cho bác sĩ sản khoa để được theo dõi và tư vấn biện pháp chăm sóc phù hợp nhất.

tiem-vacxin-co-anh-huong-den-thai-nhi-7
Nên tiêm phòng Rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng

Tiêm vắc xin phòng dại cho bà bầu được không?

Nhiễm trùng vết thương, bệnh dại, uốn ván là những nguy cơ có thể xảy ra khi bị động vật cắn. Thông qua vết cắn, liếm, cào của động vật bị dại (thông thường là chó hoặc mèo) trên vùng da tổn thương, virus sẽ lây truyền cho người bệnh. Tỷ lệ tử vong là 100% khi bị bệnh dại. Hiện tại chỉ có giải pháp dự phòng và chưa sáng chế ra thuốc điều trị đặc hiệu.

Với công nghệ nuôi cấy tế bào thế hệ mới, vacxin phòng bệnh dại đáp ứng được miễn dịch cao sau khi tiêm chủng đủ liều và được chứng nhận an toàn. Không có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra rằng vacxin dại ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi và bà bầu.

Vì thế, nếu đang mang thai nhưng bị động vật cắn (đặc biệt là chó), bạn cần tranh thủ đến cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và tiến hành tiêm phòng bệnh dại nhanh chóng. Sử dụng vacxin là lựa chọn tối ưu và duy nhất để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu, ngăn ngừa bệnh dại phát cơn.

tiem-vacxin-co-anh-huong-den-thai-nhi-1
Nếu bị động vật cắn thai phụ cần tiêm vacxin dại ngay

Thắc mắc tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi không đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp. Tuy nhiên, trước khi tiêm phòng bất kỳ loại vacxin nào trong thời kỳ mang thai hay cho con bú, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì còn tùy vào tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, mẹ nên nắm lịch tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai và khi bé ra đời để chủ động bảo vệ sức khỏe mẹ và bé tốt nhất. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ