Mẹ Có Biết Trẻ Bị Mẩn Ngứa Tắm Lá Gì Nhanh Khỏi?

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Bệnh Da Liễu > Mẹ Có Biết Trẻ Bị Mẩn Ngứa Tắm Lá Gì Nhanh Khỏi?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 3 14, 2021

Mẩn ngứa là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ và có thể chữa bằng các phương pháp dân gian. Vậy mẹ có biết trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì nhanh khỏi không? Qua bài viết này, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp giúp bạn!

Tìm hiểu về chứng mẩn ngứa ở trẻ

Trước khi giải đáp câu hỏi trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì nhanh khỏi, mẹ hãy tìm hiểu về biểu hiện và nguyên nhân của triệu chứng nổi mẩn ngứa ở bé nhé.

Biểu hiện

Mẹ có thể dễ dàng nhận biết biểu hiện của chứng mẩn ngứa ở trẻ, thông qua:

Các nốt đỏ nổi thành từng mảng hoặc riêng lẻ trên da bé, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc. Vùng da bị mẩn ngứa cũng rất thô ráp, nhạy cảm, dễ bị kích ứng, sần sùi,…

Ngoài ra, trẻ sẽ có hành động chà xát, gãi vào các vị trí hay bị mẩn ngứa là mặt, bụng, chân, tay hoặc toàn thân.

Đặc biệt nếu bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa, kèm theo triệu chứng sốt, mệt mỏi, bỏ bú, chán ăn. Thì có thể trẻ đang bị dị ứng, rôm sảy, nhiễm độc, … Vậy trường hợp này mẹ nên chăm sóc bé thế nào thì hãy tham khảo phần chia sẻ trước của Phương Nam nhé.

tre-bi-man-ngua-tam-la-gi-1
Vị trí hay bị mẩn ngứa là mặt, bụng, chân, tay hoặc toàn thân

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ như sau:

Bị virus và vi khuẩn tấn công

  • Bệnh ban đào: Khi mắc bệnh ban đào do virus tấn công qua đường hô hấp, trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sốt cao từ 39 đến 41 độ C trong 3 đến 6 ngày. Tiếp đến, trên thân người sẽ bị nổi mẩn, rồi lan rộng sang cổ, mặt, cánh tay,…
  • Bệnh tinh hồng nhiệt: Vi khuẩn Streptococcus nhóm A là tác nhân gây bệnh, với những triệu chứng điển hình là sốt phát ban, đau nhức cơ thể, đau dạ dày, buồn nôn,…
  • Bệnh tay chân miệng: Trẻ em dưới 5 tuổi rất hay mắc bệnh tay chân miệng. Lúc này, bé sẽ bị sốt, biếng ăn, đau họng,… Sau 1 đến 2 ngày, trên lòng bàn tay, bàn chân, ở mông hoặc hai bên bộ phận sinh dục sẽ xuất hiện mụn nước do phát ban.
  • Ban đỏ nhiễm khuẩn: Khi mắc bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do virus Parvovirus B19, trẻ sẽ bị đau đầu, sổ mũi, kèm theo các triệu chứng khác như sốt nổi mẩn đỏ, lan khắp người từ má cho đến cánh tay, chân, mông,…
  • Bệnh thủy đậu: Virus Varicella là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu, với các triệu chứng như nổi mụn nước trên da và niêm mạc, suy nhược, mệt mỏi, sốt cao,…
tre-bi-man-ngua-tam-la-gi-2
Bệnh thủy đậu khiến da nổi các mụn nước

Khi trẻ mắc các bệnh này, mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi như Phòng khám Đa khoa Phương Nam, để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Bị dị ứng với mỹ phẩm, đồ dùng chứa hóa chất

Bé có thể dị ứng với thành phần của một số loại mỹ phẩm, kem dưỡng da, kem chống nắng, dầu gội, xà phòng hoặc đồ dùng chứa hóa chất như sản phẩm tẩy rửa, chất làm mềm vải, bột giặt, khăn giấy ướt,… Cơ thể trẻ sẽ bị nổi mẩn ngứa ở nhiều vị trí khác nhau, gây kích ứng từ nhẹ đến nặng. Tùy vào tình trạng nhẹ hay nặng mà mẹ có thể chữa cho bé bằng cách dân gian hay đưa đến bác sĩ thăm khám.

Nổi mẩn ngứa do các tác nhân từ môi trường sống

Ô nhiễm không khí, thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,… là những tác nhân gây nổi mẩn ngứa từ môi trường sống điển hình. Lúc này trẻ sẽ rất khó chịu, quấy khóc. Thông thường, để khắc phục mẹ cần hạn chế để trẻ tiếp xúc với những tác nhân trên và có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian. Nhưng nếu tình trạng mẩn ngứa vẫn không thuyên giảm, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám.

tre-bi-man-ngua-tam-la-gi-3
Trẻ có thể bị dị ứng với phấn hoa

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì?

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì, vì sao tắm lá giúp trẻ hết mẩn ngứa, loại lá nào có công dụng trị mẩn ngứa? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Vì sao tắm lá giúp ích khi bé bị mẩn ngứa?

Tắm lá là phương pháp dân gian trị mẩn ngứa được áp dụng phổ biến, vì trong một số loại lá có chứa các chất kháng sinh lành tính, giúp kháng khuẩn, sát trùng, tiêu độc, thanh nhiệt, thúc đẩy hồi phục tổn thương da, làm dịu da cho bé một cách an toàn.

Top 10 loại lá giúp chữa mẩn ngứa

Lá chè xanh

Lá chè xanh (trà xanh) có công dụng giải nhiệt cơ thể, kháng khuẩn, hỗ trợ chữa mẩn ngứa nhờ vị ngọt chát, tính hàn đặc trưng. Cách thực hiện như sau: Đun 1 lít nước lọc cùng 20 gam lá chè xanh cho sôi, sau đó pha loãng với nước lạnh để tắm cho bé. Mẹ hãy dùng khăn bông mềm thấm nước và nhẹ nhàng lau vùng da bị mẩn ngứa. Để có được hiệu quả tốt nhất, mẹ cần thực hiện liên tục trong 3 ngày.

Lá khế

Theo Đông y, lá khế có tính lạnh, vị chát giúp sát trùng, giải độc, giảm chứng mẩn ngứa hiệu quả. Chỉ cần đun nước với 1 nắm lá khế, sau đó để nguội bớt và tắm cho trẻ hằng ngày, sẽ đem đến tác dụng nhanh chóng. Trong quá trình tắm, mẹ có thể dùng bã lá khế nhẹ nhàng chà lên vùng da bị mẩn ngứa.

Lá tía tô

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì dễ tìm? Lá tía tô chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Tía tô được trồng và bán ở khắp nơi, nên mẹ có thể dễ dàng mua được. Tía tô có khả năng chống dị ứng, giải độc, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm,… từ đó hỗ trợ chữa mẩn ngứa. Mẹ hãy đun 1 nắm lá tía tô tươi đã được rửa sạch cùng 1 đến 2 lít nước, để nguội bớt và cho bé tắm mỗi ngày.

tre-bi-man-ngua-tam-la-gi-4
Đun lá tía tô tắm trị mẫn ngứa rất công hiệu

Lá cây kinh giới

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Lá cây kính giới là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn khi có tác dụng diệt khuẩn, ngăn chặn nấm, vi khuẩn phát triển, giảm triệu chứng mẩn ngứa. Mẹ cần chuẩn bị một nắm lá kinh giới tươi, rửa sạch, tiếp đến cho vào thau nước vò nát và khuấy đều. Mẹ có thể tắm bé liên tục hằng ngày bằng nước ấm hoặc nước lạnh đều được.

Lá cây sài đất

Theo y học cổ truyền, lá cây sài đất (húng trám, ngổ núi) mang đến khả năng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc và chữa mẫn ngứa rất tốt. Cách thực hiện như sau: Đun 4 đến 5 lít nước cùng 100 đến 200 gam lá cây sài đất. Sau khi nước nguội bớt, mẹ hãy tắm cho bé và dùng phần bã chà nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa. Trong trường hợp không thể tìm được lá cây sài đất tươi, mẹ có thể tìm mua ở dạng khô.

Lá ổi

Chỉ cần đun lá ổi với nước, tiếp đó để nguội bớt và cho bé tắm mỗi ngày, triệu chứng mẩn ngứa sẽ nhanh chóng khỏi. Mẹ có thể tìm được lá ổi một cách dễ dàng.

tre-bi-man-ngua-tam-la-gi-5
Chữa mẩn ngứa bằng cách tắm nước lá ổi

Lá cây cỏ sữa

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì ngoài những loại lá kể trên? Lá cây cỏ sữa cũng đem đến hiệu quả bất ngờ. Với khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn, lá cây cỏ sữa theo dân gian được dùng để điều trị dị ứng da, mụn nhọt, mẩn ngứa rất công hiệu. Mẹ hãy tìm một nắm lá cây cỏ sữa tươi, rửa sạch để ráo, rồi vò nát ra. Tiếp đến, đun sôi với 1 đến 2 lít nước, chờ nguội bớt rồi đem tắm cho trẻ. Để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể pha loãng với nước lạnh, nhưng đừng để nước trở nên quá nguội.

Lá cây ké đầu ngựa

Để sử dụng cách này, mẹ cần chuẩn bị 200 gam lá ké đầu ngựa, 200 gam cây vòi voi và bèo tía rửa sạch, rồi đun sôi với 5 lít nước. Mẹ hãy tắm cho bé khi nước đã nguội bớt. Lá cây ké đầu ngựa sẽ giúp tình trạng mẩn ngứa giảm đi đáng kể, nhờ khả năng sát khuẩn, chống dị ứng hiệu quả.

Lá cây bồ công anh

Cách thực hiện đơn giản như sau: Mẹ cần rửa sạch 40 đến 50 gam lá cây bồ công anh tươi, sau đó đun với 2 lít nước, chờ nguội bớt và tắm cho bé. Mẹ nên dành thời gian tắm cho bé 2 lần/ngày đến khi triệu chứng mẩn ngứa hết hẳn.

tre-bi-man-ngua-tam-la-gi-6
Dùng lá bồ công anh đun nước tắm chữa mẩn ngứa

Lá cây chè vằng

Lá cây chè vằng trong Đông y được đánh giá cao bởi công dụng chữa trị chứng mẩn ngứa, lở loét da, thanh nhiệt, tiêu viêm. Mẹ hãy đun sôi 2 đến 3 lít nước cùng 30 đến 40 gam lá cây chè vằng đã rửa sạch. Mẹ nên tắm cho bé khi nước còn ấm.

Câu hỏi trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì đã được giải đáp, mẹ hãy tham khảo và thực hiện nhé. Tuy nhiên, mẹ cần thận trọng khi chọn lá tắm cho bé, tìm hiểu kỹ về thành phần trước để tránh làm trẻ bị dị ứng.

Lưu ý khi tắm lá cho trẻ để chữa mẩn ngứa hiệu quả

Sau khi đã có đáp án cho thắc mắc trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì, mẹ cần lưu ý những điều sau:

Bảo đảm rằng lá đã được rửa sạch, không còn bụi bẩn, trứng côn trùng trên lá. Để chắc chắn hơn, mẹ nên ngâm lá với nước muối pha loãng.

Không để bé tiếp xúc gần với nước đã đun sôi, hãy để ấm khoảng 30 độ C khi tắm cho bé.

Mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm trước để loại bỏ bụi bẩn, tiếp đến tắm nước lá rồi tắm lại với nước ấm một lần nữa.

Nếu vùng da của trẻ đã có dấu hiệu trầy xước, mưng mủ,… mẹ không nên tắm lá cho bé để tránh gây tác dụng phụ. Mà hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để nhận được phác đồ điều trị hợp lý.

tre-bi-man-ngua-tam-la-gi-da-khoa-phuong-nam
Vùng da trẻ có dấu hiệu trầy xước, mưng mủ mẹ hãy đưa bé đi khám

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp cho bạn câu hỏi trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì, cũng như cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ