Trẻ Bị Sổ Mũi Có Nên Tắm? Và Những Lưu Ý Mẹ Không Nên Bỏ Qua

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Bệnh Tai Mũi Họng > Trẻ Bị Sổ Mũi Có Nên Tắm? Và Những Lưu Ý Mẹ Không Nên Bỏ Qua

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 3, 2021

Cảm lạnh là một trong các bệnh lý rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt vào những thời điểm chuyển mùa hay mùa đông. Các triệu chứng nhận biết tình trạng bao gồm nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, đau họng, đau tai, đau đầu và ho. Vậy trong tình huống này mẹ phải chăm sóc như thế nào? Trẻ bị sổ mũi có nên tắm? Trong bài viết kỳ này, Đa khoa Phương Nam sẽ chia sẻ cho bạn vấn đề trên.

Trẻ bị sổ mũi có nên tắm?

Trẻ bị sổ mũi có nên tắm? Trong thời gian bé bị cảm lạnh, trẻ chưa biết đi thường không có khả năng xì mũi hoặc nói cho mẹ biết về những khó chịu của mình. Ngoài ra, việc nằm thường xuyên làm tình trạng tắc nghẽn của bé có thể tồi tệ hơn. Lúc này, tắm rửa như một liệu pháp xông hơi rất cần thiết cho bé. Bởi nước nóng chảy vào xoang và ngực sẽ làm giảm sự tắc nghẽn.

Ngoài ta, tắm còn giúp cơ thể bé được thư giãn, bớt cáu kỉnh vì những mệt mỏi, loại bỏ mùi hôi, bụi bẩn, virus gây bệnh tấn công trong thời gian cơ thể yếu do bệnh.

Như vậy, trẻ bị sổ mũi có nên tắm? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý cách tắm an toàn để tránh gây cho bé thêm nặng.

tre-bi-so-mui-co-nen-tam
Trẻ bị sổ mũi có nên tắm?

Cách tắm cho trẻ bị sổ mũi an toàn

Sau khi tìm hiểu trẻ bị sổ mũi có nên tắm thì cách tắm cho bé cũng là một trong các yếu tố quan trọng giúp bé mau lành bệnh.

  • Cơ thể của trẻ nhỏ đặc biệt rất nhạy cảm, mặc dù việc tắm cho trẻ trẻ bị sổ mũi có thể giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, tuy nhiên mẹ cần chọn đúng khung giờ và lưu ý các bước tắm để không xảy ra các phản ứng ngược.
  • Các bác sĩ nhi khoa cho rằng, thời điểm trong ngày thích hợp nhất để tắm cho bé khi bị cảm là vào lúc mặt trời lên sau 9 giờ 30 sáng và trước khi mặt trời lặn trước 4 giờ 30 chiều. Tuy nhiên, nếu vào mùa đông, mẹ có thể thay đổi đôi chút.

Để giúp mẹ biết cách tắm cho bé bị sổ mũi an toàn, Đa khoa Phương Nam khuyên bạn nên lưu ý các điểm sau:

Trước khi tắm

Trước khi tắm cho bé, mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố sau:

  • Quần áo và khăn tắm: Mẹ nên chuẩn bị loại khăn có độ thấm hút nước tốt, để lau người và quấn bên ngoài cho bé sau khi tắm.
  • Nhiệt độ nước: Nhiệt độ của nước có thể ảnh hưởng đến việc phục hồi bệnh nhanh hay chậm. Mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ nước khoảng 37 độ C, nếu bé phản ứng nước quá nóng hoặc lạnh bạn có thể chủ động thay đổi sao cho phù hợp.
  • Chậu tắm: Chậu tắm không chỉ giúp bé giữ được thăng bằng mà còn giúp mẹ dễ dàng trong việc vệ sinh.
  • Không gian: Mẹ cần chọn tắm cho bé ở không gian tránh được gió.
tre-bi-so-mui-co-nen-tam
Mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ nước tắm cho bé khoảng 37 độ C

Trong quá trình tắm

  • Sau khi bế bé vào phòng tắm, mẹ mới nên cởi quần áo ra.
  • Dùng khăn lau nhẹ nhàng trên từng bộ phận của cơ thể từ cổ đến bàn chân, đặc biệt là phần nếp gấp như ngực, nách,… bởi vị trí này đổ mồ hôi nhiều.
  • Sau khi lau cho bé xong, mẹ thay nước và tráng bé qua nước thêm một lần nữa.
  • Cuối cùng, mẹ nhanh chóng lau khô kỹ và quấn khăn. Sau bước này, mẹ mặc quần áo và có thể gội đầu, lau vùng mặt, tai, mắt và mũi cho bé.

Lưu ý: không nên ngâm bé quá lâu trong chậu. Thời gian tắm và lau khô người cho bé nên trong khoảng từ 5 đến 7 phút.

tre-bi-so-mui-co-nen-tam
Mẹ dùng khăn lau nhẹ nhàng trên từng bộ phận của bé từ cổ đến bàn chân

Sau khi tắm xong

  • Sau khi tắm cho bé xong, mẹ có thể dùng nước muối kháng viêm để nhỏ vào mũi, điều này có thể giúp cải thiện tình trạng sổ và nghẹt mũi.
  • Để bé trong nhiệt độ phòng cho tới khi thân nhiệt được ổn định, khoảng 10 đến 20 phút rồi mới cho bé ra bên ngoài.

Những lưu ý khi tắm cho trẻ bị ho, sổ mũi

Bên cạnh những băn khoăn trẻ bị sổ mũi có nên tắm? Thì khi tắm cho bé lúc bị ho và sổ mũi, mẹ cần lưu ý các điểm sau:

  • Nếu trẻ bị ho, sổ mũi kèm theo sốt thì trẻ cần được hạ nhiệt trước khi cho bé tắm. Trường hợp con sốt kéo dài, mẹ chỉ nên lau người cho trẻ.
  • Không nên tắm cho bé lúc mới ăn xong, điều này sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Không nên tắm lúc bé vừa tỉnh ngủ, bởi sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm nặng bởi lúc này bé đang giảm thân nhiệt.
  • Mẹ nên lưu ý cần lau kỹ phần mặt, tại mắt mũi cho bé.
  • Nên tắm từng phần cho bé như hướng dẫn.
tre-bi-so-mui-co-nen-tam
 Sau khi tắm phần thân, mẹ mới nên tắm phần đầu của bé

Mẹo tắm lá dân gian khi trẻ bị sổ mũi

Ông bà ta thường sử dụng một số loại lá cây thảo dược để tắm cho bé khi bị ho, sổ mũi. Bởi họ cho rằng, đây là cách hiệu quả để giúp bé mau khỏi bệnh. Một số loại lá được sử dụng rộng rãi là:

Nước lá me và hành tây:

Trong khi hành tây giúp kháng khuẩn thì lá me có khả năng giúp giải độc. Hỗn hợp hai loại lá này có tác dụng giúp có thể giải độc, từ đó cải thiện được tình trạng ho, sổ mũi.

Cách thực hiện:

Rửa sạch lá me và hành tây, sau đó đun sôi, sau đó lọc sạch và pha nước cho bé tắm.

Lá kinh giới:

Lá kinh giới thường được các bà mẹ xưa sử dụng để điều trị rôm, sảy ở trẻ em, bởi trong loại lá này có chứa chất sát khuẩn. Bên cạnh đó, một đặc tính của lá kinh giới nữa là giúp điều hòa thân nhiệt, bảo vệ cơ thể đẩy lùi tình trạng sốt, sổ mũi,…

Cách thực hiện:

Rửa sạch một nắm lá kinh giới, vò nát, sau đó đun sôi, lọc phần lá ra khỏi nước và pha với nước lạnh cho bé tắm.

tre-bi-so-mui-co-nen-tam
Lá kinh giới giúp điều hòa thân nhiệt, bảo vệ cơ thể đẩy lùi tình trạng sốt, sổ mũi

Gừng:

Gừng là một vị thuốc có khả năng giữ ấm và diệt khuẩn cho cơ thể. Vì thế mà nhiều bậc phụ huynh sử dụng gừng để tắm cho bé.

Cách thực hiện:

Rửa sạch một ít gừng, giã nhỏ và đun sôi với nước, sau đó lọc sạch phần gừng và pha với nước cho bé tắm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ngâm chân với nước gừng.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn giải đáp trẻ bị sổ mũi có nên tắm? Nếu bạn đọc còn bất kỳ băn khoăn nào, xin vui lòng liên hệ với các chuyên gia Đa khoa Đà Lạt Phương Nam qua Hotline 1900 633698 – 0263 7303698. 

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ