Trẻ Đi Ngoài Ra Máu – Triệu Chứng Không Thể Chủ Quan

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Nhi tiêu hóa, gan mật tụy và dinh dưỡng > Trẻ Đi Ngoài Ra Máu – Triệu Chứng Không Thể Chủ Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 4, 2020

Trẻ đi ngoài ra máu có thể được xem là một trong những triệu chứng nguy hiểm của nhiều bệnh lý. Trong trường hợp này, phụ huynh không nên chủ quan mà cần phải theo dõi, kiểm soát tình trạng sức khỏe của trẻ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trẻ đi ngoài ra máu là như thế nào?

Trẻ đi ngoài ra máu là tình trạng đại tiện ra phân có màu đỏ đậm, đen hoặc xuất hiện cả máu đỏ tươi. Bên cạnh đó, phân có thể kèm theo mùi hôi bất thường, xuất hiện bọt hoặc đàm nhớt. Đi tiêu phân có màu thường xuất hiện chung với những triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sưng nóng hậu môn, quặn bụng,… Trẻ đi ngoài ra máu là một dấu hiệu nguy hiểm, phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế thăm khám.

Trẻ đi ngoài ra máu do đâu?

Khi trẻ đi ngoài ra máu, các bậc cha mẹ thường lo lắng không biết phải xử lý như thế nào? Theo chia sẻ của các bác sĩ nhi khoa thì khi thấy trẻ gặp phải tình trạng trên, phụ huynh nên bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân gây ra và có hướng điều trị phù hợp.

tre-di-ngoai-ra-mau-trieu-chung-khong-the-chu-quan
Trẻ đi ngoài ra máu do nhiều nguyên nhân bệnh lý gây ra

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu:

Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ đi tiêu ra máu. Bệnh xảy ra khi đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và động vật nguyên sinh. Nguyên nhân gây ra bệnh lỵ ở trẻ là Amip Entamoeba Histolytica và trực khuẩn Enterobacteria Shigella.

Ngoài ra, kiết lỵ là một dạng bệnh lý nhiễm trùng có mức độ nghiêm trọng. Nếu không được xử lý và khắc phục kịp thời trẻ có thể bị tử vong do vi khuẩn xâm nhập vào đường máu. Khi mắc bệnh, ngoài triệu chứng đi tiêu ra máu trẻ còn gặp những dấu hiệu kèm theo như đại tiện nhiều lần (4 lần/ngày), trong phân có lẫn dịch nhầy, bọt hơi và trẻ hay quấy khóc khi đi đại tiện.

Nếu trong trường hợp này, phụ huynh có thể tham khảo cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh đã được Đa khoa Phương Nam chia sẻ chi tiết trong nội dung trước nhé!

Thiếu vitamin K

Vitamin K giữ vai trò quan trọng trong cơ thể, có chức năng đông máu. Vitamin K sản xuất một protein đặc hiệu nhằm thúc đẩy đông máu và hạn chế tình trạng xuất huyết kéo dài. Những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, tình trạng thiếu vitamin K sẽ làm máu khó đông dẫn đến hiện tượng dễ chảy máu trong ruột và khiến trẻ đi ngoài thấy phân có máu tươi.

Tiêu chảy do vi khuẩn

Tiêu chảy có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và trong đó tình trạng tiêu chảy do vi khuẩn là nguyên nhân nghiêm trọng nhất. Các vi khuẩn gây tiêu chảy như Clostridium, Salmonella, tụ cầu,…

Tiêu chảy do vi khuẩn sẽ khiến trẻ đau bụng và đi ngoài có máu

Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ nhỏ bởi vì đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng nước kèm theo máu, đau bụng và có thể sốt cao.

Lồng ruột cấp tính

Lồng ruột là một dạng tắc đường ruột nguy hiểm, thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Là tình trạng một đoạn ruột bị lộn ngược chui vào không gian bên trong đoạn ruột gần kề. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Triệu chứng dễ dàng bắt gặp ở trẻ là đau bụng dữ dội, trẻ nhỏ sẽ ưỡn người, chán ăn, lười vận động, khóc thét. Ngoài ra trẻ sẽ nôn ói và đi ngoài ra máu.

Ăn uống không đúng cách

Khi trẻ ở giai đoạn ăn dặm (6 tháng) sẽ tập làm quen với một số loại thực phẩm. Nhưng nếu thường xuyên cho trẻ ăn thịt, trứng, hải sản,… không bổ sung chất xơ thì nguy cơ trẻ đi ngoài ra máu do tổn thương trực tràng là không thể tránh khỏi. Đường ruột của trẻ thường rất nhạy cảm và dễ tổn thương so với người trưởng thành, vì thế các chất thải cứng do chế độ ăn uống không hợp lý ít chất xơ sẽ gây trầy xước hệ tiêu hóa của trẻ và dẫn đến đi ngoài trong phân có máu.

Trẻ bị bệnh trĩ

Trẻ nhỏ thường bị táo bón kéo dài do chế độ ăn uống không đúng cách dễ gây ra bệnh trĩ. Biểu hiện của trẻ khi bị trĩ là đại tiện khó khăn và đau đớn, đi ngoài có máu tươi nhỏ giọt cuối bãi. Cha mẹ cần quan sát kỹ khi trẻ đi ngoài xem có búi trĩ hay không. Nếu thấy búi trĩ nhỏ bất thường ở hậu môn thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị ngay.

Sốt thương hàn

Sốt thương hàn ở trẻ

Là tình trạng nhiễm trùng tại cơ quan tiêu hóa ở người bệnh. Trẻ đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng điển hình. Khi mắc bệnh phân của trẻ thường có màu đen, hơi xám hoặc pha chút đỏ tươi. Đồng thời trẻ còn gặp thêm các triệu chứng khác như nôn ói, mệt mỏi, lã người.

Trẻ đi ngoài lẫn máu có nguy hiểm không?

Trường hợp trẻ đi ngoài ra máu là tình trạng bất thường và có mức độ nguy hiểm tùy vào nguyên nhân bệnh lý cũng như cách xử trí của người nhà.

Với trường hợp nguyên nhân do bệnh lý như trĩ, thiếu vitamin K, ăn uống không đúng cách,… thì thường tiến triển chậm. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không có hướng xử lý sớm khi trẻ mắc bệnh, thì tiềm ẩn nguy cơ gây ra một số hệ quả như suy dinh dưỡng, thiếu máu kéo dài, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, chậm phát triển thể chất.

Chính vì thế, khi phụ huynh phát hiện trẻ có những bất thường về sức khỏe thì nên đưa con đến các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian để tránh tình trạng không may xảy ra.

Mẹ phải làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu?

Trẻ đi ngoài ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, vì thế cha mẹ cần đưa bé đến thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị phù hợp.

Bổ sung chất xơ cho trẻ để tránh tình trạng táo bón

Đối với các trường hợp:

  • Nếu thiếu vitamin K, mẹ nên chủ động bổ sung trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó mẹ cần ăn đủ chất trong thời gian cho trẻ bú.
  • Với trẻ ăn dặm, mẹ nên bổ sung chất xơ vào khẩu phần, vì rau củ sở hữu nhiều chất xơ giúp chống lại tình trạng táo bón. Mẹ có thể cho trẻ dùng thêm sữa chua, uống men tiêu hóa để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Cho con uống đủ nước và lượng sữa trong ngày tùy vào độ tuổi của con.
  • Hãy tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ. Vì thói quen này sẽ giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón xảy ra.
  • Mẹ nên vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ trước và sau khi ăn nhằm ngăn ngừa tình trạng xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể trẻ.

Ngoài ra, nếu cha mẹ thấy trẻ đi ngoài ra máu, xuất hiện các triệu chứng của bệnh lồng ruột, kiết lỵ, thương hàn thì hãy đưa con đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời, tránh kéo dài gây ra biến chứng nguy hiểm.

Tình trạng trẻ đi ngoài ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi phụ huynh phát hiện dấu hiệu bất thường, hãy đưa con đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và chữa trị kịp thời. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ