Trẻ Sinh Non Có Tiêm Phòng Viêm Gan B Được Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Trẻ Sinh Non Có Tiêm Phòng Viêm Gan B Được Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 22, 2022

Vaccine viêm gan B là một trong những mũi tiêm quan trọng mà trẻ sơ sinh cần thực hiện sau khi ra đời. Nó sẽ giúp bé bảo vệ cơ thể trước bệnh viêm gan B nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ sinh non có tiêm phòng viêm gan B được không? Nếu được thì sẽ chủng ngừa như thế nào? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!

Đặc điểm của trẻ sinh non, nhẹ cân

Trẻ chào đời khi chưa được 37 tuần thai kỳ được gọi là sinh non. Số trẻ sinh non có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Tỷ lệ sinh non hiện đã chạm mốc 7%. Ước tính mỗi năm cả nước có khoảng 100.000 – 110.000 bé sinh non. So với trẻ ra đời đủ ngày, trẻ sinh non sẽ có cân nặng thấp hơn, sức đề kháng kém và dễ mắc bệnh truyền nhiễm. 

Các bệnh lý có thể gặp ở trẻ sinh non gồm: Vàng da, viêm ruột hoại tử, suy hô hấp, bại não, thiếu máu, chậm phát triển tâm thần vận động, thậm chí là tử vong. Do đó, việc chủng ngừa cho trẻ sinh non có ý nghĩa vô cùng quan trọng để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh xuống mức thấp nhất. Vaccine viêm gan B là một trong những mũi tiêm quan trọng nhất. Vậy trẻ sinh non có tiêm phòng viêm gan B được không? 

tre-sinh-non-co-tiem-phong-viem-gan-b-1
Trẻ chào đời khi chưa được 37 tuần thai kỳ được gọi là sinh non

Trẻ sinh non có tiêm phòng viêm gan B được không? 

Vaccine là một trong những thành tựu khoa học quan trọng nhất. Nó giúp chúng ta phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là ở trẻ sơ sinh. Trẻ sinh non nên được chủng ngừa, đặc biệt là vaccine viêm gan B vì:

  • Giúp phòng ngừa bệnh viêm gan B dễ dàng hơn. Trẻ sinh non chưa được tiêm ngừa viêm gan B sẽ có nguy cơ cao nhiễm virus HBV.
  • Vaccine phát huy tác dụng tốt với cả trẻ sinh non, mặc dù hệ miễn dịch vẫn còn non yếu.
  • Chủng ngừa cho trẻ sinh non vẫn đảm bảo an toàn nếu được bác sĩ giám sát chặt chẽ.

Tiếp theo đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp nên tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ sinh non vào thời điểm nào?

Thời điểm tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ sinh non

Trẻ sinh non có thể phát triển chậm hơn so với trẻ ra đời đủ tháng ở một số cột mốc nhất định. Tuy nhiên việc chủng ngừa vẫn nên được tiến hành đúng thời điểm. Nếu trì hoãn, hệ miễn dịch của bé sẽ không được củng cố, dễ mắc phải các vấn đề về sức khỏe. 

Theo quy định, trẻ sẽ được lên lịch tiêm vaccine theo độ tuổi tính từ ngày ra đời. Trẻ sinh non hoàn toàn có đủ khả năng đáp ứng tốt với vaccine để sản xuất kháng thể chống lại các bệnh được chủng ngừa, điển hình là viêm gan B. Chủng ngừa viêm gan B gồm có 3 liều. Liều đầu tiên thường được tiến hành ngay sau khi sinh và chia thành 2 trường hợp dưới đây:

  • Trẻ sinh non có mẹ bị viêm gan B: Để ngăn ngừa nguy cơ lây truyền bệnh, cần tiến hành tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, vaccine sẽ không hoạt động ở trẻ sơ sinh nặng dưới 2 kg. Do đó mũi tiêm ngay sau khi sinh sẽ không được tính vào lịch chủng ngừa. Lúc này, lịch tiêm sẽ bắt đầu với chuỗi 3 lần chủng ngừa khi bé đạt trọng lượng 2 kg. Mặt khác, bé cũng được tiêm vaccine thụ động ngay sau khi ra đời.
  • Mẹ của trẻ sinh non không bị viêm gan B: Khi trẻ nặng đủ 2 kg và được 28 tuần (tính cả tuổi thai), bác sĩ sẽ chỉ định chủng ngừa liều đầu tiên. Đây là liều đầu tiên trong 3 mũi vaccine chủng ngừa viêm gan B. Hai liều đầu tiên được tiêm cách nhau 1 tháng. Liều thứ 3 sẽ được tiêm cách mũi 2 khoảng 5 tháng.

Việc chủng ngừa mũi đầu thường được hoàn tất trước lúc trẻ và sản phụ ra viện. Về sau, việc tiêm vaccine sẽ được tính theo độ tuổi, không còn dựa vào cân nặng của trẻ. Lịch tiêm sẽ được triển khai như trẻ được sinh đủ cân. Để tạo miễn dịch tối ưu, phụ huynh nên cho con chủng ngừa đúng lịch.

tre-sinh-non-co-tiem-phong-viem-gan-b-2
Trẻ sinh non sẽ được chủng ngừa viêm gan B theo lịch trình do bác sĩ chỉ định

Trường hợp không nên tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ sinh non

Dưới đây là một số trường hợp không nên tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ sinh non:

  • Có phản ứng dị ứng nặng với các liều thuốc được tiêm trước đó.
  • Phản ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ với những thành phần có trong vaccine.
  • Hệ miễn dịch của trẻ suy giảm vì bị ung thư, mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc điều trị cấy ghép nội tạng.

Theo dõi trẻ sinh non sau tiêm vaccine viêm gan B

Trẻ có thể gặp một số phản ứng nhẹ sau khi chủng ngừa. Do đó, trẻ cần được theo dõi sức khỏe tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút sau khi tiêm. Phụ huynh phải tiếp tục quan sát, theo dõi trẻ. Nếu có triệu chứng bất thường hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Trẻ có thể gặp phải những tác dụng phụ như sưng tấy, đỏ da tại vị trí tiêm. Trẻ cũng có khả năng bị sốt nhẹ, quấy khóc. Để giúp trẻ hạ nhiệt, mẹ hãy lau mát và cho trẻ bú nhiều hơn. Bên cạnh đó, đừng để trẻ mặc quá nhiều quần áo. Nếu bé sốt trên 38,5 độ C, bố mẹ cũng có thể cho con dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp trẻ sốt kéo dài nhiều ngày, không thuyên giảm dù đã dùng thuốc hay có biểu hiện khó thở, bỏ bú, li bì, quấy khóc, tím tái,… phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

tre-sinh-non-co-tiem-phong-viem-gan-b-3
Phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ nếu quấy khóc nhiều sau khi tiêm chủng

Tóm lại, trẻ sinh non vẫn có thể chủng ngừa vaccine viêm gan B nếu đáp ứng đủ các yếu tố do bác sĩ đề ra. Việc tiêm vào thời điểm nào, phác đồ ra sao sẽ do bác sĩ chỉ định dựa vào tình hình sức khỏe của trẻ và mẹ. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ