Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 6, 2021
Mục Lục Bài Viết
Khi trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài, thậm chí là trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài, mẹ cũng đừng vội lo lắng mà hãy dựa trên tình trạng của bé để có hướng giải quyết phù hợp nhất.
Nếu trẻ vẫn đại tiện được sau 3 – 5 ngày không đi ngoài, phân mềm và sức khỏe tốt, ăn uống bình thường thì mẹ hãy cứ yên tâm. Có thể bé chỉ lười hoặc không muốn đi ngoài mà thôi. Mẹ hãy áp dụng mẹo nhỏ như dùng tăm bông thoa chút dầu ăn đưa vào hậu môn bé khoảng 1 cm, để kích thích bé đi ngoài được thuận lợi hơn.
Khi trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài kèm theo một số triệu chứng như đau bụng, phân cứng vo tròn, rặn đỏ mặt, phân có lẫn máu, sốt, buồn nôn, bụng căng cứng,… Bên cạnh đó, trẻ ăn uống cũng không ngon miệng, thường quấy khóc và khó chịu. Rất có thể, bé đã mắc một số bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa hay táo bón. Lúc này, mẹ nên đưa bé đi thăm khám.
Nếu trẻ sơ sinh nhiều ngày không đi ngoài và cũng chưa được thăm khám, chữa trị kịp thời, về lâu dài sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe như:
Cơ thể bị tích tụ độc tố: Nhiều ngày không đại tiện, độc tố sẽ tích tụ lại và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể bé.
Gây nứt kẽ hậu môn: Nếu trẻ gặp tình trạng này sẽ rất đau đớn, vì độ giãn nở của hậu môn nhỏ hơn so với lượng phân thô cứng bị tích tụ lâu ngày. Do đó, lúc bé rặn sẽ gây chảy máu, không khắc phục sớm có thể khiến trẻ bị thiếu máu.
Bị trĩ nội, trĩ ngoại: Vì luôn phải cố gắng để rặn khi đại tiện, nên ổ bụng sẽ bị tăng áp lực làm búi trĩ to ra. Từ đó, mỗi lần đi ngoài trẻ sẽ dễ bị chảy máu.
Làn da và tâm lý bị ảnh hưởng: Trẻ sẽ dễ bị rôm sảy, bứt rứt, nóng trong người do độc tố bị tích tụ lâu ngày không được đào thải. Táo bón kéo dài tạo cho trẻ cảm giác sợ đi đại tiện vì đau, từ đó bỏ bữa, chán ăn thậm chí là không dám ăn. Bé sẽ thường mệt mỏi, quấy khóc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ,…
Rò hậu môn, viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe hậu môn: Vùng niêm mạc trực tràng, ống hậu môn sẽ dễ bị viêm nhiễm do khối phân cứng gây ra sang chấn. Từ đó, nguy cơ bị rò hậu môn, viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe hậu môn cũng cao hơn.
Đại tràng bị xuất huyết: Xuất huyết đại tràng xảy ra khi bé bị táo bón kéo dài quá lâu, sau này có thể gây xuất huyết trực tràng vô cùng nguy hiểm
Bị tăng áp lực ruột: Trẻ sẽ dễ bị viêm ruột thừa khi áp lực ruột tăng vì phân, dịch ứ đọng lâu ngày. Ngoài ra, các túi thừa đại tràng có thể hình thành do ruột già suy yếu và làm tăng nguy cơ thủng ruột.
Tắc ruột: Tắc ruột xảy ra khi phân tích tụ quá lâu nên bị cứng, rắn. Từ đó, dẫn đến hàng loạt các triệu chứng khó chịu như bụng chướng, đau bụng từng cơn, không đánh hơi hoặc đi ngoài được.
Một vài lý do khiến trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài điển hình như:
Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài, mẹ cần áp dụng một số cách phòng chống chứng táo bón cho bé như sau:
Lưu ý, trong trường hợp trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài kèm theo các triệu chứng nguy hiểm hoặc táo bón kéo dài, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi như Phòng khám Đa khoa Phương Nam để bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.