Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 2, 2021
Mục Lục Bài Viết
Từ tháng thứ 6 trẻ đã bắt đầu mọc răng và kéo dài đến lúc trẻ 2 tuổi. Bé sẽ có khoảng 6 chiếc răng khi được 12 tháng, mọc đầy đủ 20 chiếc răng cả hàm trên và dưới vào lúc 24 tháng tuổi.
Thông thường, trình tự mọc răng của bé cụ thể như sau:
Hai răng cửa trung tâm ở hàm dưới sẽ mọc đầu tiên khi bé khoảng 6 tháng tuổi. Hai răng cửa trung tâm ở hàm trên sẽ mọc lúc bé khoảng 8 tháng tuổi.
Hai chiếc răng cửa bên hàm trên sẽ mọc khi bé được 7 đến 10 tháng. Khi trẻ được khoảng 16 tháng, các răng cửa bên hàm dưới sẽ bắt đầu mọc.
Lúc bé được 13 đến 19 tháng, 2 chiếc răng hàm trên sẽ mọc. Lúc bé 14 đến 18 tháng tuổi, chiếc răng hàm đầu tiên ở hàm dưới sẽ mọc.
Răng nanh của bé sẽ mọc đầy đủ 4 chiếc vào khoảng 16 đến 18 tháng tuổi. Răng nanh ở hàm dưới sẽ mọc sau khi răng nanh hàm trên đã mọc đầy đủ. Tuy nhiên, có những bé đến tận 22 tháng mới có đủ 4 chiếc răng nanh.
Lúc trẻ được 20 đến 23 tháng, những chiếc răng hàm thứ 2 ở hàm dưới sẽ mọc trước. Sau đó, những chiếc răng hàm thứ 2 ở hàm trên sẽ mọc cuối cùng khi trẻ được khoảng 25 tháng.
Thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp rồi, các mẹ hãy tiếp tục tìm hiểu những thông tin hữu ích khác nhé!
Bên cạnh trình tự mọc răng của trẻ sơ sinh, chắc hẳn trong giai đoạn này nhiều bậc phụ huynh cũng quan tâm đến thời gian ngủ bình thường theo từng giai đoạn cụ thể, lượng sữa của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn, và đặc biệt là làm thế nào để trở sơ sinh tăng cân nhanh. Tất cả đã được Phương Nam chia sẻ trong các nội dung trước, các bạn có thể tham khảo thêm nhé!
Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng, các mẹ nên biết thêm những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ gồm có:
Di truyền: Thật thú vị khi yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình lúc nhỏ mọc răng sớm, thì bé có khả năng cũng mọc răng sớm hơn những đứa bé cùng trang lứa khác.
Chế độ dinh dưỡng: Trẻ sẽ ít có khả năng mọc răng chậm nếu được bố mẹ chăm sóc tốt, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Ảnh hưởng bởi Vitamin D và Canxi: Vitamin D và Canxi sẽ tác động lớn đến thời gian mọc răng của trẻ sớm hay chậm. Riêng việc thiếu Vitamin D được chi phối bởi các nhân tố như bé không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sinh thiếu tháng,…
Với những yếu tố ở trên, nếu trẻ mọc răng sớm hay muộn hơn, mẹ cũng không cần bận tâm, vì đó là vấn đề hết sức bình thường. Một số trường hợp trẻ vừa sinh đã mọc sẵn 1 đến 2 chiếc răng nhưng cũng có bé bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi đã hơn 1 tuổi.
Ngoài thông tin trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng, các mẹ hãy lưu ý cả những biểu hiện của bé khi bắt đầu mọc răng nhé, điển hình như:
Thông thường, những biểu hiện này sẽ xuất hiện trước lúc bé mọc răng khoảng 3 đến 5 ngày và 3 đến 7 ngày sau đó sẽ nhanh chóng tự khỏi. Tuy các triệu chứng kể trên là bình thường nhưng mẹ cũng đừng chủ quan mà hãy cẩn thận theo dõi nhé!
Mọc răng là giai đoạn mà đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Bé sẽ cảm thấy khó chịu khi mọc răng nên bố mẹ cần quan tâm, chăm sóc bé thật kỹ lưỡng và đúng cách.
Hãy dùng khăn sạch lau nước dãi cho trẻ thường xuyên, để giúp bé dễ chịu hơn và tránh bị phát ban quanh miệng, ngực, cổ.
Có thể tìm mua vòng mọc răng bằng cao su hoặc bằng nhựa mềm (loại ướp lạnh được) cho trẻ gặm trong quá trình mọc răng.
Sau khi bé bú xong, mẹ hãy dùng khăn quấn vào ngón tay thấm nước sạch hoặc gạc chuyên dụng để vệ sinh nướu cho bé. Bạn phải thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm bé bị thương và giảm bớt sự cáu gắt.
Trong quá trình mọc răng, bé có thể bị sốt nhẹ nhưng không quá 38 độ C, thông thường khoảng từ 2 đến 3 ngày. Vì thế, mẹ không cần cho bé dùng thuốc hạ sốt. Lúc này điều mẹ nên làm là cho bé bú nhiều hơn, sẽ giúp trẻ được cung cấp thêm dưỡng chất, tăng sức đề kháng, tránh bị nhiễm trùng và hạ sốt hiệu quả. Trường hợp bé sốt cao và kéo dài, bạn cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam để bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng.