Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Đình Diện | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 17, 2021
Mục Lục Bài Viết
Từ khi còn là một bào thai khoảng 18 đến 20 tuần tuổi, lông măng (Lanugo) đã hình thành trên cơ thể của trẻ sơ sinh. Cùng với lớp sáp trắng (Vernix), lông măng có tác dụng bảo vệ làn da bé, tránh để nước ối làm tổn thương.
Mẹ có thể dễ dàng nhận thấy so với các bộ phận khác, lớp lông này mọc nhiều hơn ở vành tay, lưng và bả vai trẻ. Lông măng sẽ tự biến mất khi bé khoảng 1 tuổi, thế nhưng cũng có trường hợp kéo dài 2 đến 3 năm.
Trên thực tế, nhiều lông măng không mang đến nguy hiểm gì cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bé sẽ dễ bị viêm da, rôm sảy, ngứa ngáy hơn so với các bé khác. Đó cũng là lý do nhiều mẹ hỏi Đa khoa Phương Nam rằng trẻ sơ sinh nhiều lông phải làm sao?
Trẻ sơ sinh nhiều lông phải làm sao? Mẹ hãy tham khảo ngay một số cách theo phương pháp hiện đại và dân gian bên dưới nhé.
Theo y học hiện đại, tốt nhất mẹ nên chờ lông măng của bé tự rụng, không được bôi bất kỳ loại thuốc nào và phải tắm rửa, giữ vệ sinh cho bé thật sạch sẽ. Mẹ có thể dùng sữa tắm có tính chất dịu nhẹ, tránh làm làn da non yếu của trẻ bị kích ứng. Ngoài ra, cũng có thể áp dụng một số cách dưới đây, để đẩy nhanh qua trình rụng lông măng của trẻ:
Cách 1: Mẹ dùng sữa tươi không đường hòa cùng bột nghệ nguyên chất, tắm cho trẻ khoảng 2 đến 3 lần/tuần để giúp tẩy lông măng hiệu quả. Hãy nhớ tắm lại cho bé với nước sạch. Trong quá trình thực hiện mẹ hãy cẩn thận, tránh để bột nghệ rơi vào mắt và miệng bé.
Cách 2: Hòa sữa tươi không đường cùng bột đậu lăng, bột hạnh nhân cũng là một cách hay giúp trẻ loại bỏ lớp lông măng và dưỡng da hiệu quả. Mẹ lưu ý hãy tắm lại cho bé bằng nước sạch nữa nhé.
Cách 3: Để khiến lông măng biến mất nhanh chóng và giúp trẻ thư giãn, thoải mái, mẹ có thể dùng dầu ô-liu massage nhẹ nhàng cho trẻ trước khi tắm. Sau đó tắm lại cho bé như bình thường.
Bên cạnh các phương pháp hiện đại, để giúp trẻ loại bỏ lớp lông măng nhanh chóng, mẹ có thể áp dụng 4 cách được dân gian lưu truyền như sau:
Cách thực hiện đơn giản như sau: Mẹ hãy chuẩn bị lá đậu ván tươi, rửa sạch rồi vò nát ra. Tiếp đến thêm nước vào đun sôi. Sau đó, hòa nước lạnh với nước lá đậu ván để nguội bớt rồi tắm cho trẻ. Cuối cùng, tắm trẻ lần nữa bằng nước ấm sạch.
Mẹ hãy tìm lá trầu không tươi và quả cao nhỏ đem đi rửa sạch, rồi giã nát ra. Tiếp đến pha loãng với nước ấm, rồi dùng khăn thấm nước nhẹ nhàng lau người bé. Sau đó, mẹ nên tắm lại cho bé lần nữa để khử mùi bằng nước ấm hòa với ít chanh tươi.
Ngoài hỗ trợ chữa lông măng, trầu không hơ ấm đắp lên rốn là một trong những mẹo chữa trẻ khóc đêm hiệu quả. Và trường hợp bạn đang tìm cách chữa hâm cho trẻ sơ sinh thì trầu không cũng là một nguyên liệu tuyệt vời. Khi trẻ bị hâm, bạn chỉ cần lấy nước trầu không đã được nấu và để nguội, lau vào vùng da bị hâm cho trẻ là được.
Lá vông gai sau khi đã được rửa sạch, mẹ cần vò nát ra rồi đổ nước vào đun sôi. Tiếp đến, hòa chung với nước ấm để tắm cho bé. Để phát huy hiệu quả cao nhất, mẹ hãy thực hiện cách này khoảng 3 lần.
Mẹ hãy rửa sạch cỏ mực, đem đi vò nát thêm nước vào đun sôi. Tiếp theo, hòa thêm nước ấm để tắm cho trẻ. Mẹ hãy tắm bé lại lần nữa với nước ấm. Cỏ mực cũng rất dễ tìm trong vườn nhà bạn.
Các phương pháp dân gian tuy chưa được khoa học chứng minh nhưng khá lành tính và hiệu quả. Nên mẹ có thể cân nhắc áp dụng để chăm sóc trẻ tốt hơn!