Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 5 26, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi đi sâu vào triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em theo từng giai đoạn, chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh quai bị nhé!
Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus Paramyxoviridae gây ra, bệnh dễ lây lan và phát triển thành dịch nếu không có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Bệnh quai bị cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị.
Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi chưa tiêm phòng vắc xin hay chưa mắc quai bị đều có nguy cơ lấy nhiễm bệnh quai bị. Đặc biệt trẻ em dưới 15 tuổi và trẻ từ 5 – 10 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bởi thời điểm này đề kháng của trẻ còn yếu.
Bệnh quai bị thường khởi phát vào mùa xuân và mùa đông khi thời tiết bước vào thời điểm lạnh giá. Bệnh sẽ xuất hiện chủ yếu ở nhà trẻ, khu tập thể, ký túc xá hay trường học… bởi đây là môi trường dễ lây lan nhất.
Để sớm phát hiện triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em, từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả, đề phòng những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, thì cha mẹ cần lưu ý tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên.
Bệnh quai bị do virus Paramyxoviridae gây ra là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan trực tiếp qua đường hô hấp. Theo các bác sĩ đánh giá, bệnh quai bị lành tính vì thế nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ thì trẻ sẽ nhanh khỏi sau sau 5-7 ngày và không để lại biến chứng nguy hiểm. Bệnh có biểu hiện bệnh lý rõ ràng trong khoảng 10 ngày nhưng lưu ý là có đến 25% người nhiễm virus quai bị không có dấu hiện bị bệnh rõ rệt.
Thường thì quai bị sẽ mất khoảng 17 – 24 ngày ủ bệnh, giai đoạn này trẻ sẽ không có biểu hiện gì cụ thể. Đây là thời điểm bệnh dễ lây lan nhất.
Bước vào giai đoạn khởi phát, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ ràng hơn. Cụ thể, trẻ sẽ bị:
Sau từ 1 – 2 ngày khởi phát bệnh, trẻ sẽ bước vào giai đoạn toàn phát. Lúc này trẻ sẽ:
Khi được chăm sóc và điều trị đúng cách, trẻ sẽ bắt đầu khỏi bệnh sau khoảng 10 ngày.
Bệnh quai bị nếu không sớm có biện pháp chữa trị hiệu quả thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng với trẻ. Cụ thể như:
Gây viêm tinh hoàn: Trẻ em trai mắc quai bị có khả năng bị viêm tinh hoàn với tỉ lệ khoảng 20%. Viêm tinh hoàn có thể khiến trẻ bị vô sinh, hiếm muộn về sau.
Gây viêm buồng trứng: Bé gái khi mắc quai bị sẽ có khả năng bị biến chứng viêm buồng trứng, làm giảm chất lượng trứng, khiến trẻ mất khả năng làm mẹ.
Gây mất thính giác: Quai bị gây viêm tuyến mang tai, dẫn đến tổn thương ốc tai. Từ đó gây điếc, mất thính giác và rất khó để điều trị phục hồi.
Gây viêm tụy: Một số trường hợp, trẻ còn gặp phải biến chứng viêm tụy với biểu hiện nôn ói, đau bụng, tụt huyết áp..
Gây viêm não: Quai bị có thể khiến trẻ bị viêm não, viêm màng não, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, thậ.m chí đe dọa tính mạng, tăng nguy cơ dị tật tiểu não.
Biến chứng khác: Ngoài những biến chứng trên, trẻ mắc quai bị còn gặp phải các hậu quả nghiêm trọng khác như viêm đường hô hấp, nhồi máu phổi, viêm màng não, viêm tuyến giáp, viêm cơ tim,…
Để đảm bảo an toàn, tránh những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi trẻ có những biểu hiện sau:
Tại các cơ sở y tế thì việc điều trị quai bị sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng trẻ. Hơn nữa, trước khi áp dụng phương pháp chữa bệnh phù hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm lâm sàng để kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại như:
Việc xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh quai bị, xác định chủng virus gây bệnh cũng như tình trạng kháng thể của cơ thể bệnh nhân.
Hơn nữa, việc xét nghiệm sẽ giúp kiểm tra xem bệnh nhân đã từng mắc bệnh hay chưa, xác định khả năng nhiễm bệnh, cũng như theo dõi tiến trình bệnh, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, nâng cao hiệu quả phục hồi.
Ngoài ra, căn cứ vào biểu hiện bệnh của từng trẻ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp, giúp cải thiện triệu chứng, giúp trẻ nhanh khỏe mạnh.
Bên cạnh các triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em, thì cách chăm sóc trẻ quai bị tại nhà cũng là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi thông thường, bệnh quai bị ở trẻ em có thể điều trị phục hồi ngay tại nhà mà không nhất thiết phải đến cơ sở y tế.
Cụ thể, để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, không gặp phải biến chứng thì khi chăm sóc trẻ mắc quai bị, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: