Triệu Chứng Cảm Cúm Bạn Nhất Định Phải Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Triệu Chứng Cảm Cúm Bạn Nhất Định Phải Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 15, 2021

Cảm cúm là bệnh lý phổ biến và không còn xa lạ với tất cả chúng ta. Việc nhận ra triệu chứng cảm cúm chính xác sẽ hỗ trợ quá trình chăm sóc và điều trị thêm thuận lợi, tránh những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay triệu chứng cảm cúm sớm, dấu hiệu ở trẻ em và biểu hiện cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ trong bài viết này nhé!

Tất cả các triệu chứng cảm cúm biểu hiện sớm

Dưới đây là những triệu chứng cảm cúm biểu hiện sớm, cụ thể gồm có:

Mệt mỏi quá mức hoặc đột ngột

Thường xuyên thiếu năng lượng và mệt mỏi là hai trong nhiều dấu hiệu của bệnh cảm cúm, đồng thời cũng là triệu chứng cảm cúm sớm. Đôi khi mệt mỏi cũng là dấu hiệu của bệnh cảm lạnh. Nhưng nếu tình trạng mệt mỏi diễn ra quá mức thì đó là triệu chứng của cảm cúm. Công việc và cuộc sống hằng ngày bị ảnh hưởng nếu bạn mệt mỏi, mất sức. Do đó, để tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống virus, bạn nên nghỉ ngơi vài ngày.

Ớn lạnh và đau nhức cơ thể

Ớn lạnh và đau nhức cơ thể cũng là những triệu chứng cảm cúm sớm điển hình. Tình trạng đau nhức có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, đặc biệt là chân, lưng, vùng đầu. Đau nhức thường đi cùng với ớn lạnh. Cảm giác ớn lạnh xuất hiện trước khi sốt. Bạn hãy trùm chăn để tăng nhiệt độ nếu bị ớn lạnh. Bạn cũng có thể cân nhắc dùng Ibuprofen hoặc Paracetamol để giảm cơn đau nhức, tốt hơn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước.

trieu-chung-cam-cum-1
Bạn có thể bị ớn lạnh khi mắc cúm

Ho dai dẳng, ho khan

Nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng ho dai dẳng, trong đó có bệnh cúm. Virus cúm có thể khiến bạn tức ngực, thở khò khè, ho. Bạn sẽ ho ra chất nhầy hoặc đờm, nhưng trong giai đoạn đầu của cảm cúm trường hợp này rất hiếm xảy ra.

Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để ngăn ngừa các biến chứng nếu có vấn đề về hô hấp như khí phế thũng (liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) hoặc hen suyễn. Ngoài ra, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám khi thấy đờm có máu. Cúm tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến viêm phổi và viêm phế quản. Bạn hãy uống nhiều nước, dùng thuốc nếu bị ho, đồng thời che miệng để tránh lây nhiễm.

Đau họng

Khi mắc cảm cúm bị ho có thể dẫn đến đau họng. Thậm chí, ở một số virus cúm, có thể gây đau và sưng họng nhưng không kèm triệu chứng ho. Bạn sẽ cảm thấy nuốt đồ ăn hoặc uống nước khó khăn hơn bình thường. Bên cạnh đó, cổ họng khó chịu và bị kích thích trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi virus tiến triển, cơn đau họng có thể nặng hơn.

trieu-chung-cam-cum-2
Đau họng là triệu chứng thường gặp của bệnh cảm cúm

Các vấn đề về tiêu hóa

Những bộ phận trong cơ thể cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng từ các triệu chứng cảm cúm sớm. Một số chủng virus gây đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn. Khi bị tiêu chảy, nôn mửa sẽ dẫn đến biến chứng mất nước vô cùng nguy hiểm. Lúc này, bạn hãy tăng cường uống nước thể thao bổ sung điện giải, nước lọc hoặc nước ép trái cây,… Cách này giúp cơ thể chống lại tình trạng mất nước.

Sốt

Ở giai đoạn đầu, sốt là triệu chứng cảm cúm phổ biến. Nhưng không phải trường hợp cúm nào cũng bị cảm sốt. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang chống lại sự nhiễm trùng. Bạn có thể sốt từ 38 độ C trở lên nếu bị cúm. Những loại thuốc hạ sốt thông thường sẽ giúp hạ nhiệt nhưng không có khả năng tiêu diệt virus.

trieu-chung-cam-cum-3
Cúm cũng thường dẫn đến triệu chứng sốt

Những triệu chứng cảm cúm đặc biệt ở trẻ nhỏ

Sau 24 – 48 giờ bị nhiễm bệnh, trẻ sẽ đối mặt với một số triệu chứng cảm cúm điển hình như:

Khi trẻ mắc bệnh cúm sẽ bị sốt cao đột ngột, thường dao động từ 38,5 – 39 độ C. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ không bị sốt.

Trẻ đối mặt với triệu chứng viêm long đường hô hấp, thông qua những biểu hiện như ho khan, sau 1 – 3 ngày sẽ ho có đờm. Nếu trẻ đã biết nói sẽ ngủ ngáy, há miệng thở, nói giọng mũi và biết kêu ngạt mũi. Trong trường hợp trẻ quá nhỏ sẽ lăn lộn khó ngủ, quấy khóc, đang bú thì buông ra thở hổn hển. Phụ huynh có thể ghé tai sát mũi nghe tiếng thở đối với trẻ nhỏ, lúc này tiếng khụt khịt rất lớn. Bố mẹ hay nhầm tiếng khụt khịt do cúm với triệu chứng khò khè của bệnh viêm phổi, suyễn, viêm tiểu phế quản.

Lúc đầu dịch tiết xuất hiện trong, loãng nhưng có thể trở nên đục, chuyển sang màu vàng hoặc xanh, nếu không được vệ sinh sạch sẽ để bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc ứ đọng nhiều.

Một báo hiệu trước của bệnh cảm cúm ở trẻ em là hắt hơi.

trieu-chung-cam-cum-4
Trẻ có thể bị ho nhiều khi mắc cảm cúm

Trẻ bị cúm thường bị đau nhức khắp người, đau cơ bắp, đau đầu. Nếu trẻ còn quá nhỏ chưa biết nói chỉ thể hiện qua việc quấy khóc, kích thích nhiều. Triệu chứng đau là biểu hiện nổi bật của cúm, giúp phân biệt với bệnh cảm lạnh thông thường.

Trẻ sợ mùi đồ ăn, buồn nôn, thay đổi khẩu vị. Trẻ biết nói sẽ phàn nàn vì bị rát cổ họng, nổi hạch vùng cổ, cảm giác khô, nuốt đau. Trẻ quá nhỏ thì khó ngủ, bứt rứt, quấy khóc. Ngoài ra, trẻ có thể buồn nôn, chóng mặt, tiêu phân lỏng,…

Phát ban cũng có thể xuất hiện sau sau 2 – 3 ngày. Bên cạnh đó, còn có một số dấu hiệu khác như có gỉ mắt, cúm bị đau mắt, sưng phù mí mắt, viêm kết mạc,…

Những triệu chứng cảm cúm nghiêm trọng

Chúng ta vừa tìm hiểu xong một số triệu chứng cảm cúm sớm và riêng biệt ở trẻ em. Vậy dấu hiệu nào là nghiêm trọng cần phải đi thăm khám gấp? Cúm là một dạng bệnh tiến triển, nghĩa là các triệu chứng sẽ diễn biến xấu đi trước khi trở nên tốt hơn. Phản ứng với virus cúm ở mỗi người là khác nhau. Sức khỏe tổng quát sẽ quyết định mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

trieu-chung-cam-cum-5
Nếu người bệnh mệt mỏi, sốt cao nên đến bác sĩ thăm khám

Tuy nhiên, nếu gặp phải những dấu hiệu sau cần gọi cấp cứu ngay:

  • Sốt cao (trên 38,5 độ C) liên tục quá 3 ngày không thuyên giảm, dù đã được dùng thuốc hạ sốt.
  • Người bệnh cảm thấy chán ăn uống, trẻ con lười bú.
  • Nghẹt mũi kéo dài quá lâu hơn 14 ngày.
  • Thở nhanh, thở gấp, đau tức ngực, cảm thấy khó thở.
  • Xuất hiện dấu hiệu co giật, bị kích thích, ngủ li bì.
  • Trong tai có mủ, thường xuyên đau tai.
  • Mắt đỏ, đau mắt nặng, xuất hiện gỉ vàng.
  • Môi và làn xanh, có biểu hiện mất nước nghiêm trọng.
  • Chống mặt, ho nặng, xuất hiện dấu hiệu kém minh mẫn.

Lưu ý chăm sóc và điều trị bệnh cảm cúm

Trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh cảm cúm, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Người bệnh cần được cách lý. Mọi người xung quanh nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không cần thiết, đặc biệt là người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, thai phụ, người già.
  • Tốt nhất người bệnh hãy ở nhà dưỡng bệnh, không nên ra ngoài. Nếu bắt buộc phải đi, hãy đeo khẩu trang cẩn thận, khi hắt hơi phải che miệng, mũi hoặc sử dụng khăn giấy để ngăn chất dịch hô hấp, nhằm tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
  • Bệnh nhân nên nghỉ ngơi ở nên thoáng khí, tránh gió, sạch sẽ.
  • Cho người bệnh dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Ưu tiên bệnh nhân mặc trang phục thoáng mát, rộng rãi.
  • Người bệnh phải được nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày, súc họng thường xuyên.
  • Cho người bệnh ăn các món lỏng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước.
  • Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế thăm khám.
  • Đối với người chăm sóc bệnh nhân nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần. Đồng thời không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh,…

Thông qua bài viết này, mong rằng bạn đã biết cách nhận biết triệu chứng cảm cúm chính xác và nhanh chóng. Từ đó, có biện pháp chăm sóc và chữa trị bệnh cảm cúm kịp thời. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222, để được các chuyên gia giải đáp nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ