Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 6 15, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc vì sao bị cảm cúm buồn nôn, bạn cần nhận biết được bệnh cúm một cách chính xác, điển hình như:
Sau khi cơ thể tiếp xúc với virus khoảng 2 ngày, những biểu hiện của bệnh cảm cúm sẽ xuất hiện như mệt mỏi, chóng mặt, đau nhức cơ bắp, nhức đầu, ớn lạnh, sốt,… Nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ em sẽ dễ đối mặt thêm tình trạng tiêu chảy, đau họng, đau tai, bị cảm cúm buồn nôn,…
Chúng ta rất dễ nhầm lẫn bệnh cúm với cảm lạnh thông thường. Đây cũng là lý do nhiều người chủ quan, không chữa trị bệnh cúm đúng cách, kịp thời, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Vậy làm sao để phân biệt bệnh cảm cúm và cảm lạnh, mời bạn tham khảo bảng bên dưới nhé.
Triệu chứng | Cúm | Cảm |
Sốt | Ít khi gây ra tình trạng sốt. Nếu có sốt cũng không cao và kéo dài từ 1 – 2 ngày. | Thường dẫn đến sốt cao, nhất là ở trẻ nhỏ và kéo dài lâu hơn từ 2 – 5 ngày. |
Nhức đầu | Ít gặp. | Thường gặp. |
Đau nhức cơ | Nhẹ. | Đau nhiều. |
Mệt mỏi | Thường gặp và kéo dài khoảng 1 tuần. | Thường gặp, có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần. |
Nghẹt mũi | Thường gặp. | Ít gặp. |
Hắt hơi | Thường gặp. | Ít gặp. |
Đau họng | Thường gặp và kéo dài từ 1 – 2 ngày. | Ít gặp. |
Ho, khó chịu ở ngực | Triệu chứng ở mức nhẹ hoặc trung bình, ho khan. | Thường gặp, ho dai dẳng và rất nhiều. |
Trên đây là phương pháp nhận biết bệnh cúm. Đồng thời, giúp bạn phân biệt giữa triệu chứng của bệnh cảm cúm và cảm lạnh. Thế nhưng, vì sao bị cảm cúm buồn nôn?
Vì sao bị cảm cúm buồn nôn? Virus là tác nhân gây ra bệnh cảm cúm. Do đó, khi virus xâm nhập, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ được kích hoạt sản sinh ra những phản ứng đề kháng. Tác tố miễn dịch cũng là một tên gọi khác của phản ứng đề kháng. Tác tố miễn dịch thường duy trì trong 1 tháng sau khi mắc cảm cúm.
Tiếp theo, những triệu chứng của bệnh cảm cúm sẽ biểu hiện ra bên ngoài như sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ho. Đặc biệt có thể kèm theo tình trạng bị cảm cúm buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng. Biểu hiện này thường gọi là vi trường cảm mạo.
Cũng giống như cảm cúm thông thường, chứng vị trường cảm mạo xảy ra do hệ thống hô hấp bị cảm nhiễm 1 loại siêu vi. Từ đó, lây lan đến ruột non, bao tử, ruột già khiến bệnh nhân buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
Cách điều trị triệu chứng này tương tự như phương pháp chữa cảm cúm thông thường. Bệnh nhân phải dùng thức ăn dễ tiêu hóa, nằm nghỉ ngơi nhiều hơn nhằm giúp bao tử và ruột không bị quá tải trong chức năng tiêu hóa. Song song đó, người bệnh cũng cần dùng thêm thuốc chữa chứng tiêu chảy và buồn nôn.
Thắc mắc vì sao bị cảm cúm buồn nôn đã được giải đáp xong, thế cần phải làm gì để cải thiện triệu chứng khó chịu này?
Để làm giảm triệu chứng bị cảm cúm buồn nôn, bạn hãy áp dụng một số cách dưới đây:
Bổ sung nước nhiều hơn cho cơ thể: Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng khi bạn bị cảm cúm buồn nôn. Do đó, việc cung cấp đủ nước lúc này vô cùng cần thiết và quan trọng. Ngoài nước lọc, bạn nên uống thêm nước chứa các chất điện giải, nước rau củ và nước ép hoa quả. Chú ý uống từng ngụm nhỏ một cách chậm rãi.
Ăn các món mềm, dạng lỏng: Trong một vài nghiên cứu, một số triệu chứng do nhiễm trùng đường hô hấp sẽ được giảm nhẹ khi người bệnh dùng cháo hoặc súp. Nguyên nhân là do người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhờ hơi nóng bốc lên mũi khi ăn cháo hoặc súp.
Tăng cường thêm độ ẩm trong không khí: Khi độ ẩm trong phòng được giữ ở mức thích hợp, những triệu chứng khó chịu do cảm cúm sẽ giảm đi đáng kể như buồn nôn, đau họng, tắc mũi, sổ mũi, nghẹt mũi,…
Dùng nước muối súc họng: Súc miệng hoặc ngậm nước muối thường xuyên làm giảm các biểu hiện khó chịu do chứng buồn nôn gây ra, đồng thời loại bỏ chất nhầy tồn đọng trong cổ họng.
Thường xuyên nhỏ mũi: Người bệnh nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi thường xuyên, nhằm làm giảm triệu chứng nghẹt mũi và chảy mũi,…
Để giúp bệnh cảm cúm nhanh khỏi, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi điều trị và chăm sóc bệnh nhân bị cúm:
Khi mắc cảm cúm, mọi người xung quanh nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, đặc biệt là đối tượng có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người già, thai phụ.
Bệnh nhân nên cách ly tại nhà để nghỉ ngơi và điều trị. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, cần đeo khẩu trang cẩn thận, tránh ho, hắt hơi vào không khí mà không có biện pháp che chắn.
Nếu cho bệnh nhân dùng thuốc phải nhận được chỉ định từ bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc về để người bệnh dùng, rất nguy hiểm.
Cần giữ vệ sinh cho người bệnh sạch sẽ, thường dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, súc họng. Ưu tiên cho bệnh nhân mặc quần áo thoáng mát và nằm nghỉ trong không gian yên tĩnh.
Chú ý đến chế độ ăn uống của người bệnh phải đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên các món lỏng, dễ tiêu hóa.
Trong trường hợp các triệu chứng cảm cúm không thuyên giảm, thậm chí nghiêm trọng hơn, cần nhanh chống đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế thăm khám.