Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính gần 1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm trên toàn thế giới do viêm phổi, cao nhất trong tất cả bệnh truyền nhiễm. Theo đó, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh tiêm vắc xin phòng viêm phổi là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ con người khỏi nguy cơ mắc bệnh, giảm thiểu đau đớn, bệnh tật và tử vong.
Viêm phổi thường xảy ra sau khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm và vi khuẩn (trong đó có vi khuẩn Hib), virus hoặc nấm xâm nhập và gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Các tác nhân này có thể lây lan nhiều cách khác nhau:
Lây nhiễm qua việc tiếp xúc trực tiếp như bắt tay và hôn nhau.
Lây lan qua đường không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi không che chắn.
Lây nhiễm gián tiếp qua việc chạm vào các bề mặt có mầm bệnh.
Lây lan trong môi trường y tế qua tiếp xúc với nhân viên và thiết bị y tế.
Các tác nhân phổ biến gây viêm phổi, bao gồm:
Tại Mỹ, viêm phổi virus thường do cúm và RSV, trong khi viêm phổi vi khuẩn phổ biến nhất là do phế cầu khuẩn.
Viêm phổi cộng đồng là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở những người trong cộng đồng, không phải trong môi trường y tế.
Viêm phổi bệnh viện phát triển trong quá trình hoặc sau khi điều trị tại các cơ sở y tế.
Viêm phổi thở máy là một biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân.
Vi khuẩn Hib lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp, nguyên nhân chính gây viêm phổi ở trẻ em.
15 loại vắc xin phòng viêm phổi cho người lớn và trẻ em
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia có gánh nặng bệnh viêm phổi cao nhất thế giới. Hàng năm, khoảng 2,9 triệu trẻ em mắc bệnh, 25% người ở độ tuổi trên 65 mắc viêm phổi sẽ tử vong, 30-50% bệnh nhân bị biến chứng nghiêm trọng như áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, suy hô hấp nặng và viêm màng ngoài tim.
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới khá phổ biến, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch yếu. May mắn thay, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh này bằng vắc xin.
3 loại vắc xin phòng viêm phổi do phế cầu khuẩn
“Viêm phổi do phế cầu khuẩn ngày càng gia tăng mức độ đề kháng với các loại kháng sinh nên rất khó điều trị. Cụ thể, trong điều trị viêm phổi do phế cầu khuẩn cho trẻ, bác sĩ phải phối hợp 2 đến 3 loại kháng sinh mạnh ở liều tối đa với chi phí điều trị rất tốn kém mới có khả năng khỏi bệnh. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, trung bình mỗi ngày có đến 30 – 40 trẻ bị bệnh đường hô hấp phải nằm viện điều trị nội trú, trong đó có viêm phổi.” Bác sĩ Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết.
Vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) là nguyên nhân chính gây viêm phổi, với tỷ lệ tử vong từ 10-20%, và có thể lên đến 50% ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Phế cầu khuẩn thường cư trú ở hầu họng và lây lan qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người khỏe mạnh mang mầm bệnh.
Hiện nay, Việt Nam có hai loại vắc xin được khuyến cáo sử dụng để phòng ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn ở trẻ em và người lớn:
Vắc xin Synflorix (Bỉ): được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi để phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra, bao gồm viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm tai giữa cấp.
Vắc xin Prevenar 13: phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra, bao gồm viêm phổi, viêm màng não và viêm tai giữa, và được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em, người lớn và người cao tuổi.
“Đặc biệt lưu ý tiêm phòng viêm phổi sớm, đủ mũi để mang lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Trẻ trên 5 tuổi, người lớn, người cao tuổi và người mắc các bệnh lý mãn tính trước đây không có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn có thể tiêm vắc xin Prevenar 13 với 1 mũi duy nhất cho hiệu quả trọn đời.” – Bác sĩ Bạch Thị Chính nhấn mạnh.
Vắc xin phế cầu 23-valent (Pneumovax 23) của Mỹ: bảo vệ chống lại 23 chủng vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae), giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não và viêm phổi mắc phải trong cộng đồng. Vắc xin này được chỉ định cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn, đặc biệt hiệu quả ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, người có bệnh nền và người từng mắc COVID-19 với chức năng hô hấp suy giảm.
Dù đã được tiêm vắc xin Phế cầu 10 và Phế cầu 13, việc tiêm bổ sung thêm vắc xin Phế cầu 23 vẫn rất cần thiết để nâng cao khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các chủng phế cầu khuẩn nguy hiểm. Vắc xin này không chỉ giúp mở rộng phạm vi bảo vệ đối với các chủng phế cầu không có trong vắc xin Phế cầu 10 và Phế cầu 13, mà còn đáp ứng được khuyến cáo của các tổ chức y tế, đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi và những người có bệnh nền – những đối tượng dễ gặp biến chứng nặng khi nhiễm phế cầu.
4 loại vắc xin ngừa viêm phổi do virus cúm
Viêm phổi do virus, đặc biệt là virus cúm (influenza), là nguyên nhân gây viêm phổi phổ biến thứ hai sau viêm phổi do vi khuẩn. Cúm thường gây ra các triệu chứng như sốt, sổ mũi và ho, sau đó có thể dẫn đến viêm phổi do virus làm suy yếu hệ miễn dịch phổi, tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác xâm nhập và gây nhiễm trùng thứ phát. Trẻ nhỏ, người già và người có hệ miễn dịch yếu rất nhạy cảm với virus cúm.
Mặc dù cúm mùa thường không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng biến chứng viêm phổi do vi khuẩn thứ phát lại rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Sự nguy hiểm này càng gia tăng do nhiều người trẻ tuổi chủ quan, coi nhẹ bệnh cúm. Thực tế, cúm đã cướp đi sinh mạng của khoảng 500.000 người mỗi năm trên toàn cầu, tương đương với một ca tử vong mỗi phút (theo Tổ chức Y tế Thế giới).
Viêm phổi do cúm mùa là bệnh nguy hiểm, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19. Cách phòng ngừa hiệu quả, tiết kiệm nhất là tiêm vắc xin cúm hàng năm. Hiện có nhiều loại vắc xin cúm khác nhau cho trẻ em và người lớn như: Vaxigrip (Pháp), Influvac (Hà Lan) (*), Vaxigrip tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), Ivacflu-S (Việt Nam), GC Flu (Hàn Quốc). Phác đồ tiêm chủng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng.
Tên vắc xin
Vaxigrip Tetra (Pháp)
Influvac Tetra (Hà Lan)
Đối tượng
Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn
Lịch tiêm
Trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi
Cần tiêm 2 mũi, cách nhau ít nhất 1 tháng.
Sau đó, cần tiêm nhắc lại 1 mũi hàng năm.
Trẻ 9 tuổi trở lên
Chỉ cần tiêm 1 mũi
Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.
Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa được tiêm phòng cúm cần tiêm 2 mũi.
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
Mũi 2: Cách mũi thứ 1 tối thiểu 4 tuần
Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.
Trẻ em 9 tuổi trở lên chỉ cần tiêm 1 mũi và nhắc lại hàng năm.
Lưu ý: Vắc xin cúm tam giá Vaxigrip (Pháp) đã được thay thế bằng vắc xin tứ giá Vaxigrip Tetra, và vắc xin cúm tam giá Influvac (Hà Lan) cũng đang được thay thế dần bằng vắc xin tứ giá Influvac Tetra.
2 loại vacxin phòng viêm phổi do não mô cầu
Viêm phổi do não mô cầu đang là nguyên nhân gây bệnh đáng kể, chiếm tới 9% tổng số ca viêm phổi hiện nay. Bệnh tiến triển nhanh chóng và đột ngột, gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe người bệnh. Các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt cao, ớn lạnh, ho, thở khò khè, thở nhanh và khó thở, rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của cảm cúm thông thường. Chính sự nhầm lẫn này dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị không kịp thời, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.
Viêm phổi do não mô cầu khuẩn, chủ yếu do hai tuýp BC và ACYW-135 gây ra, nay đã có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Vắc xin VA-MENGOC-BC (Cuba) được dùng cho trẻ từ 6 tháng đến 45 tuổi. Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi thứ 2 cách mũi thứ 1 khoảng 6-8 tuần.
Ở Việt Nam, nhu cầu tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa viêm phổi do não mô cầu khuẩn tuýp ACYW-135 rất lớn, bên cạnh vắc-xin Mengoc BC (Cuba) đã có sẵn, chuyên phòng ngừa tuýp B và C. Sự xuất hiện của vắc-xin Menactra (Mỹ), một vắc-xin đa giá có hiệu quả cao hơn và cho phép tiêm chủng ở độ tuổi sớm hơn, đã được người dân đón nhận tích cực. Phác đồ tiêm chủng cho vắc-xin Menactra như sau:
Tiêm chủng cơ bản:
Trẻ từ 9 tháng đến dưới 24 tháng tuổi cần tiêm 2 liều, cách nhau 3 tháng
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn trên 55 tuổi chỉ cần tiêm 1 liều.
Tiêm chủng nhắc lại:
Những người từ 15 đến 55 tuổi vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh do vi khuẩn não mô cầu, liều nhắc lại có thể được áp dụng nếu mũi tiêm trước đó cách ít nhất 4 năm.
Lưu ý: Vắc xin Menactra được chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn dưới 56 tuổi. Kể cả trẻ đã tiêm vắc xin phòng não mô cầu tuýp B và C, vẫn nên tiêm thêm Menactra để bảo vệ toàn diện trước các tuýp A, C, Y, và W-135.
6 loại vắc xin chích ngừa viêm phổi do Hib
Vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenzae type b) là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm phổi nguy hiểm ở trẻ dưới 5 tuổi. Khi chưa có vắc xin phòng ngừa, vi khuẩn này gây viêm phổi nặng ở một phần tư số trẻ mắc bệnh. Hib có khả năng lây lan rất cao thông qua việc dùng chung đồ chơi hoặc các vật dụng mà trẻ thường đưa vào miệng, khiến nguy cơ lây nhiễm tăng đáng kể ở các nhóm trẻ tại nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo. Mọi trẻ em chưa được tạo miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm phổi do Hib, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và môi trường sống, các bậc phụ huynh cần chủ động cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh. Việc tiêm chủng sớm ngay từ giai đoạn sơ sinh là biện pháp quan trọng và thiết yếu, giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ nhiễm viêm phổi và tăng cường khả năng đề kháng trước các mối đe dọa từ dịch bệnh.
Vắc xin Hexaxim (Pháp) và Infanrix Hexa (Bỉ) là vắc xin 6 trong 1, phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh viêm phổi – viêm màng não do HIB.
Ba mũi tiêm chính được thực hiện khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi.
Mũi nhắc lại cần tiêm sau mũi thứ ba tối thiểu 6 tháng.
Vắc xin Pentaxim (Pháp) phòng ngừa 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib (viêm phổi – viêm màng não). Chi tiết phác đồ tiêm như sau:
Ba mũi tiêm cơ bản được thực hiện khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi.
Mũi nhắc lại được tiêm khi trẻ được 16-18 tháng tuổi.
Trẻ từ 2 tháng tuổi có thể được tiêm phòng viêm phổi do Hib bằng vắc-xin Quimi-Hib. Hiện nay tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng và dịch vụ tư nhân đều cung cấp vắc xin 5 trong 1 (Pentaxim) hoặc 6 trong 1 (Infanrix Hexaxim), đã bao gồm thành phần phòng bệnh Hib.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm vắc xin viêm phổi được đánh giá là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất, giúp bảo vệ cả trẻ em và người lớn khỏi những hậu quả nghiêm trọng của bệnh như đau đớn, biến chứng nặng và nguy cơ tử vong. Khi được tiêm chủng đầy đủ, tuân thủ đúng lịch và phác đồ quy định, cả trẻ em và người lớn sẽ được xây dựng hàng rào bảo vệ vững chắc, giúp phòng tránh nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong suốt cuộc đời.
Tiêm vắc xin phòng viêm phổi là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa và kiểm soát căn bệnh này, đặc biệt đối với những đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính. Vì vậy, hiểu biết về các loại vắc xin phòng ngừa viêm phổi và tuân thủ lịch tiêm chủng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.