Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 19, 2022
Mục Lục Bài Viết
Sự sao chép và nhân lên của virus HBV được đo lường bằng chỉ số HBV-DNA. Do đó, xét nghiệm HBV-DNA được tiến hành để xác định xem trong máu bệnh nhân có mang virus không. Hình thức xét nghiệm này thường sẽ dựa vào kỹ thuật HBV-DNA PCR định lượng. Thông qua kết quả xét nghiệm HBV-DNA, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ chữa trị hiệu quả cũng như mang đến nhiều công dụng khác như:
Chỉ số HBV-DNA cao cho thấy tốc độ phát triển của virus nhanh. Nó cũng phản ánh khả năng lây nhiễm cao. HBV-DNA chính là đặc trưng để có thể quan sát hàm lượng virus viêm gan B một cách chuẩn xác nhất. Chỉ số này cũng có vai trò quan trọng giúp bác sĩ đánh giá xem hàm lượng virus HBV trong cơ thể đang ở mức bao nhiêu.
Thế nên người bệnh cần áp dụng phác đồ chữa trị theo kiểu kháng virus nếu hàm lượng virus HBV gia tăng. Qua đó có thể làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh. Phải chữa trị trong thời gian ngắn nhất để góp phần cải thiện triệu chứng, tránh để lại hậu quả về sau.
Xét nghiệm viêm gan B mang đến nhiều ý nghĩa quan trọng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Cần làm xét nghiệm HBsAg để chẩn đoán bệnh viêm gan B. Nếu kết quả dương tính nghĩa là đã nhiễm virus HBV. Bạn không mắc bệnh nếu kết quả cho ra âm tính, thế nhưng vẫn không nên chủ quan. Nguyên nhân là vì vẫn có trường hợp cho ra kết quả âm tính giả vì một số lý do như trục trặc thiết bị, máy móc, dùng vật tư test có độ nhạy thấp,… Cũng có tình huống cho kết quả HBsAg âm tính là do bệnh viêm gan B đang ở dưới ngưỡng phát hiện.
Xét nghiệm HBV-DNA giúp bác sĩ tầm soát virus viêm gan B ở một ngưỡng nhất định. Nếu kết quả âm tính thì có thể tạm thời khẳng định không tìm thấy virus HBV trong cơ thể. Đây chính là dấu hiệu tốt với bệnh viêm gan B cấp tính. Trong khi với bệnh nhân viêm gan B mạn tính thì nó chỉ có ý nghĩa chứng minh hàm lượng virus HBV trong cơ thể không nhiều đến mức phát hiện ra.
Định lượng HBV-DNA còn phản ánh quá trình chữa trị đang đi theo chiều hướng xấu hay tốt. Vì chỉ số này cũng cho biết sự lây nhiễm của virus HBV tăng lên hay kém đi. Thế nhưng, bạn không nên lầm tưởng rằng virus đã hoàn toàn bị tiêu diệt mà chỉ là nồng độ đang giảm xuống ở mức thấp nhất và dưới ngưỡng phát hiện.
Ngoài chỉ số định lượng HBV-DNA, mục tiêu chữa bệnh còn nằm ở cả chỉ số HBsAg. Hai chỉ này là tiêu chí quan trọng với bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B. Người bệnh phải theo dõi sát sao để tiếp nhận y lệnh chữa trị hoặc dừng điều trị.
Xét nghiệm kiểm soát hoạt động của HBV (HBsAg) để kiểm tra xem liệu virus có còn tồn tại trong cơ thể hay không. Nếu không tìm thấy virus HBV trong cơ thể nghĩa là không còn khả năng lây truyền bệnh. Tuy nhiên cũng có trường hợp virus không hoàn toàn biết mất, chỉ là nó đang trong thể ngủ. Để tránh bị lây bệnh từ cộng động, mọi người cần chủ động tiến hành tiêm vắc xin viêm gan B. Kết quả HBsAg âm tính cũng giúp bác sĩ xác định được những khả năng như:
Mục tiêu lớn nhất trong việc chữa trị là làm thế nào để HBsAg chuyển sang âm tính. Vì đó là lúc cơ thể bệnh nhân hồi phục sức khỏe, có thể dừng sử dụng thuốc. Thế nhưng, mặc dù xét nghiệm cho ra kết quả âm tính nhưng bệnh nhân vẫn chưa có sẵn kháng thể. Do đó virus HBV có khả năng tái hoạt động bất kỳ lúc nào.
Mặc dù người bệnh viêm gan B sau khi chữa trị và xét nghiệm thấy kết quả chuyển sang âm tính nhưng vẫn được bác sĩ khuyến cáo cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, thường xuyên đi tái khám. Họ cần có lối sống khoa học, lành mạnh, áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, loại bỏ những yếu tố gây hại cho gan. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm virus HBV.
Kết quả định lượng virus viêm gan B có ý nghĩa rất quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá kết quả chữa trị đồng thời bệnh nhân cũng ý thức được nguy cơ truyền bệnh cho mọi người xung quanh. Thế nhưng, một vài yếu tố có thể tác động đến kết quả phân tích tải lượng virus HBV, làm giảm đi độ chính xác của xét nghiệm, cụ thể như sau:
Tùy vào kỹ thuật và phương pháp xét nghiệm mà các ngưỡng cũng có sự khác nhau. Thông thường khi dùng phương pháp xét nghiệm PCR nhân bản DNA sẽ có độ nhạy rất cao. Thậm chí nó có khả năng phát hiện DNA của HBV trong mẫu thử dù lúc này tải lượng virus cực thấp. Trong xét nghiệm PCR, ngưỡng phát hiện virus HBV là khoảng 300 copies/ml.
Có thể phát hiện viêm gan B trong ngưỡng > 20 UI/ml (tương đương với 250 copies/ml) thông qua kỹ thuật Taqman. Thế nhưng so với kỹ thuật cũ, ngưỡng phát hiện virus HBV trong huyết thanh khi sử dụng phương pháp Taqman sẽ giảm xuống thấp hơn. Do đó, việc đánh giá kết quả sẽ tối ưu hơn, nâng cao hiệu quả chữa trị.
HBV-DNA có giá trị bình thường 3×102 copies/ml máu. Kết quả cho ra âm tính nghĩa là định lượng dưới ngưỡng phát hiện. Nếu vượt qua giá trị này tức là tải lượng virus HBV có trong cơ thể bệnh nhân đã tiến hành thực hiện các sao chép nhân bản, cụ thể bao gồm:
Virus HBV trong máu cao có thể làm gan bị tổn thương, dẫn đến những biến chứng nặng như xơ gan, ung thư. Khi bệnh chuyển nặng hơn, biến chứng xảy ra càng nghiêm trọng thì khả năng lây truyền cũng sẽ cao. Do đó, khi xét nghiệm thấy có virus HBV thì bệnh nhân cần khám chuyên khoa. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm những hình thức xét nghiệm chuyên khoa khác và đề ra phương hướng chữa trị phù hợp. Vậy viêm gan B dưới ngưỡng phát hiện có lây không?
Viêm gan B dưới ngưỡng phát hiện nghĩa là tải lượng virus HBV trong cơ thể rất thấp. Hoặc virus viêm gan B đang trong thể bất hoạt, do đó không có khả năng lây truyền cho người khác. Thế nhưng, bệnh nhân không được chủ quan mà phải thường xuyên theo dõi thể trạng. Những người thân xung quanh cũng cần chủ động chủng ngừa vắc xin để bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị lây nhiễm.
Người bệnh viêm gan B thể ngủ ngày nay thường có tâm lý chủ quan. Thế nên họ vẫn duy trì lối sống thiếu khoa học như thức khuya, ăn nhiều dầu mỡ, dùng chất kích thích,… Một số bệnh nhân còn lười đi tái khám hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này khiến bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ virus tái hoạt động, khiến tế bào gan bị tổn thương.
Viêm gan B là căn bệnh thay đổi hàng ngày, có diễn tiến phức tạp, không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Nếu gan bị tổn thương lâu ngày sẽ gây ra biến chứng ung thư, xơ gan. Do đó, người mang bệnh dưới ngưỡng phát hiện hay người lành mang bệnh vẫn cần áp dụng một số phương pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Bệnh nhân bị viêm gan B dưới ngưỡng phát hiện không cần sử dụng thuốc để chữa trị. Vì thuốc tây chữa viêm gan B có tác dụng ức chế virus HBV đang ồ ạt phát triển, phù hợp với thể bệnh cấp và mạn tính.
Người lành mang bệnh cần cố gắng duy trì một nền tảng sức khỏe ổn định để ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm, không cho virus có cơ hội nhân lên. Bạn cần tuyệt đối kiêng dùng rượu, bia, chất kích thích. Nếu lịch sử bệnh án có liên quan đến viêm gan B, bạn cần tái khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hãy thực hiện các xét nghiệm men gan, HBV-DNA, HBsAg theo chỉ định của bác sĩ.