Xét Nghiệm Anti TPO Là Gì? Các Bước Tiến Hành Ra Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Xét Nghiệm Anti TPO Là Gì? Các Bước Tiến Hành Ra Sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 5 4, 2022

Xét nghiệm Anti TPO có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Tuy nhiên loại xét nghiệm này vẫn có xa lạ với nhiều người. Bạn hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu rõ hơn về xét nghiệm Anti TPO trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về tuyến giáp

Xét nghiệm Anti TPO hỗ trợ chẩn đoán một số vấn đề ở tuyến giáp. Do đó, chúng ta hãy tìm hiểu thêm về tuyến giáp nhé. 

  • Vị trí: Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm phẳng so với khí quản và bao quanh sụn giáp. 
  • Hình dạng: Tương tự như con bướm.
  • Cấu tạo: Tuyến giáp được cấu tạo từ những tế bào nang tuyến. Các tế bào này giữ vai trò chính yếu trong việc giữ Iod và sản xuất Hormone cùng những yếu tố sinh trưởng.
  • Chức năng: Tuyến giáp có chức năng sản xuất Hormone. Gồm có hai loại Hormone chính là: T3 (Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine). Chúng sẽ tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hóa của cơ thể. Do đó, những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như cường giáp, suy giáp, bướu Basedow, bướu cổ,… đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
xet-nghiem-anti-tpo-1
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm phẳng so với khí quản và bao quanh sụn giáp

Xét nghiệm Anti TPO là gì?

Xét nghiệm Anti TPO có thể được gọi bằng những cái tên như: Anti – TPO (Thyroid Antibodies), TPO – ab (Thyroid Peroxidase Antibodies), TSI (Thyroid Stimulating Immunoglobulin),… 

Anti TPO là loại xét nghiệm chỉ số kháng thể Thyroid trong cơ thể. Kháng thể này là tự kháng thể tuyến giáp, phát sinh khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn những thành phần của tuyến giáp (Protein tuyến giáp, tế bào tuyến giáp) với Protein lạ. Từ đó dẫn đến hiện tượng “tự chiến đấu” giữa kháng thể tuyến giáp với những thành phần tuyến giáp. Tình trạng này gọi là “tự miễn tuyến giáp”, gây ra hậu quả là tuyến giáp bị tổn thương, viêm mãn tính, rối loạn cơ năng. Nghiêm trọng hơn sẽ gây suy giáp, ung thư tuyến giáp.

Để theo dõi, chẩn đoán những rối loạn tuyến giáp tự miễn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm dưới đây:

  • Xét nghiệm TPO – ab (Thyroperoxidase Antibodies): Đây là xét nghiệm sự có mặt của kháng thể Thyroperoxidase. Nếu xuất hiện loại kháng thể này thì đó chính là dấu hiệu của hiện tượng “tự miễn tuyến giáp”, gặp trong bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, Graves.
  • Xét nghiệm TgAb: Đây là xét nghiệm Thyroglobulin. Được xem là hiện tượng tuyến giáp tự miễn. Kháng thể này là một hình thức tích lũy của Hormone tuyến giáp.
  • Xét nghiệm TRAb: Đây là xét nghiệm nồng độ kháng thể thụ thể Hormome kích thích tuyến giáp. Loại xét nghiệm này có khả năng phát hiện ra hai loại tự kháng thể là: Globulin miễn dịch ức chế tuyến giáp (TBII – Thyroid Binding Inhibitory Immunoglobulin) ức chế sản xuất ra Hormone tuyến giáp gây nhược năng tuyến giáp; Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp (TSI – Thyroid Stimulating Immunoglobulin) thúc đẩy sản xuất Hormone tuyến giáp dẫn đến hiện tượng ưu năng giáp. 
xet-nghiem-anti-tpo-2
Anti TPO là loại xét nghiệm chỉ số kháng thể Thyroid trong cơ thể

Nguyên lý, các bước tiến hành xét nghiệm Anti TPO

Xét nghiệm Anti TPO áp dụng nguyên lý miễn dịch. Các bước thực hiện như sau:

 Bước 1: Lấy mẫu xét nghiệm

  • Đầu tiên, tiến hành lấy 3 ml máu tĩnh mạch. Sau đó cho vào ống chống đông Heparin hoặc ống không chứa chất chống đông.
  • Ly tâm để tách huyết tương, huyết thanh.
  • Giữ mẫu xét nghiệm ổn định 1 tháng ở – 20 độ C hoặc 3 ngày trong 2 – 8 độ C.
  • Trước khi xét nghiệm, tiến hành rã đông mẫu 1 lần duy nhất. Đồng thời rã đông về nhiệt độ phòng.
  • Sau khi rã đông, tiến hành phân tích trong vòng 2 giờ. 

 Bước 2: Phân tích mẫu xét nghiệm

  • Tiến hành phân tích mẫu dựa vào máy xét nghiệm Anti TPO đã được cài đặt sẵn.
  • Đưa mẫu xét nghiệm vào máy và ra lệnh phân tích.
  • Đợi máy phân tích theo Protocol.
  • In kết quả, xem xét và tiến hành đánh giá.

 Bước 3: Trả kết quả

Dựa vào kết quả xét nghiệm đã có, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận. Đồng thời đề xuất hướng giải quyết và cách điều trị thích hợp.

 Các trị số kết quả xét nghiệm Anti TPO

  • TPO máu tăng cao sẽ gặp trong bệnh Basedow và viêm tuyến giáp.

 Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm TPO

  • Huyết thanh chứa Bilirubin vượt mức cho phép (> 66 mg/dL).
  • Vỡ hồng cầu (Hemoglobin > 1,5 g/dL). Hiện tượng này có thể xuất hiện do kỹ thuật lấy mẫu chưa chuẩn hoặc người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng máu gây dung huyết. 
  • Huyết thanh nhiễm mỡ (Triglyceride > 2100 mg/dL).
  • RF > 1500 IU/ml.
xet-nghiem-anti-tpo-3
Xét nghiệm Anti TPO sẽ được thực hiện thông qua một số bước nhất định

Ý nghĩa của xét nghiệm Anti TPO

Xét nghiệm Anti TPO thường được áp dụng để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán lâm sàng nhằm xác định những bệnh lý viêm giáp tự miễn. Đồng thời có thể chẩn đoán phân biệt bệnh tuyến giáp do nguyên nhân tự miễn hoặc từ yếu tố khác. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị thích hợp với những bệnh nhân nhược giáp dưới lâm sàng. 

Khi bác sĩ lâm sàng nghi ngờ bệnh nhân bị rối loạn tự miễn, trong đó nồng độ kháng thể Anti TPO gia tăng theo thời gian sẽ chỉ định xét nghiệm lại 1 – 2 lần. Mức độ tăng theo thời gian sẽ có ý nghĩa lâm sàng so với nồng độ ổn định. Vì nó phản ánh sự gia tăng của hoạt động tự miễn. 

Xét nghiệm Anti TPO cũng được khuyến khích thực hiện trên thai phụ có tiền sử gia đình hay bản thân mắc bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp. Sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nếu nồng độ Anti TPO trong máu mẹ bầu tăng cao.

xet-nghiem-anti-tpo-4
Xét nghiệm Anti TPO có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp

Khi nào thì nên xét nghiệm kháng thể tự miễn tuyến giáp Anti TPO?

Bạn hãy xét nghiệm kháng thể tự miễn tuyến giáp trong những trường hợp dưới đây:

  • Khi cơ thể gặp triệu chứng bất thường nghi ngờ do sự giảm hoặc tăng Hormone tuyến giáp. Dấu hiệu cho thấy Hormone tuyến giáp giảm  gồm có rụng tóc, da khô, tăng cân, bướu cổ, mệt mỏi,… Nếu Hormone tuyến giáp gia tăng, bệnh nhân sẽ bị giảm cân đột ngột, mệt mỏi, khó ngủ, lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh, mắt lồi,…
  • Bạn cũng nên xét nghiệm Anti TPO khi gặp khó khăn về khả năng sinh sản và bác sĩ nghi ngờ có liên quan đến tình trạng tự miễn tuyến giáp.
  • Khi thai phụ biết bản thân mắc bệnh liên quan đến chứng tự miễn tuyến giáp thì cũng nên đi xét nghiệm. Qua đó bạn sẽ biết được liệu bệnh có khả năng di truyền cho con hay không. 

Bạn thấy đấy, xét nghiệm Anti TPO mang đến nhiều công dụng hữu ích. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân mắc phải các bệnh liên quan đến tuyến giáp thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín xét nghiệm nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ