Xét Nghiệm BNP Là Gì? Khi Nào Cần Chỉ Định Thực Hiện?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tim mạch > Xét Nghiệm BNP Là Gì? Khi Nào Cần Chỉ Định Thực Hiện?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 4, 2022

Xét nghiệm BNP là phương pháp thường được bác sĩ chỉ định để tầm soát, đánh giá hoạt động của tim mạch và những bệnh lý có liên quan. Vậy xét nghiệm BNP là gì? Xét nghiệm BNP thực hiện như thế nào? Ý nghĩa lâm sàng của kết quả xét nghiệm BNP ra sao? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này bạn nhé!

BNP là gì?

BNP (Brain Natriuretic Peptide hay B-tyde Natriuretic Peptide) được phát hiện lần đầu vào năm 1988. Bên cạnh CNP và ANP, BNP là một trong những dạng Natriuretic Peptide được sử dụng phổ biến hơn cả. Các Peptide đều được gọi chung là Peptide nội tiết tim mạch hay Peptide lợi niệu. Chúng có nguồn gốc phóng thích khác nhau. BNP được sản xuất bởi tâm thất trái của tim. Trong khi ANP được phóng thích từ nhĩ là chủ yếu. Nồng độ BNP gắn liền với khối lượng máu cũng như áp lực mà tim cần co bóp để đưa máu đi khắp cơ thể.

Ba dạng Peptide kể trên có sự điều hòa và phân bố tại tổ chức giống nhau dù dạng tiền chất của chúng khác nhau. BNP hiện diện ở tâm thất trái của tim và não với dạng tiền chất gồm 108 Axit Amin phân chia. Trong đó có chứa một cấu trúc hình nhẫn tạo thành bởi 17 Axit Amin. BNP tồn tại với lượng khá nhỏ trong huyết tương. Nhưng nồng độ BNP sẽ tăng cao bất thường khi người bệnh bị suy tim sung huyết hoặc phì đại tâm thất. 

PrePro-BNP sở hữu 134 Axit Amin. Nếu ở dạng Pro-BNP sẽ bị loại bỏ Axit Amin. Pro-BNP gồm 2 phần là BNP và NT-ProBNP. Nó phân tách thành NT-ProBNP không hoạt động và BNP hoạt động. Vậy xét nghiệm BNP là gì?

xet-nghiem-bnp-1
BNP được sản xuất bởi tâm thất trái của tim

Xét nghiệm BNP là gì?

Xét nghiệm BNP (B-type Natriuretic Peptide) là hình thức xét nghiệm định lượng Hormone BNP có trong máu của bệnh nhân. Mà tim là cơ quan sản xuất BNP. Do đó, chỉ số định lượng loại Hormone này sẽ giúp bác sĩ biết được tình trạng hoạt động của tim.

Hormone BNP chỉ được tiết ra một lượng nhỏ khi tim hoạt động bình thường và có thể tìm thấy chúng trong máu. Ngược lại, lượng BNP sẽ được tiết ra nhiều hơn nếu tim phải hoạt động quá sức trong một khoảng thời gian dài. Thế nên thông qua lượng Hormone BNP trong máu, bác sĩ sẽ biết được tình trạng sức khỏe tim mạch và một số bệnh lý liên quan, điển hình như suy tim. Xét nghiệm BNP cũng được thực hiện để đánh giá kết quả điều trị suy tim. 

Khi nào cần chỉ định xét nghiệm BNP?

Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm BNP trong những trường hợp dưới đây:

 Chẩn đoán phân biệt hoặc chẩn đoán suy tim để:

  • Chẩn đoán phân biệt suy tim với những bệnh lý khác.
  • Chẩn đoán suy tim ở người có nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp,…
  • Chẩn đoán suy tim ở trường hợp khó siêu âm, xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
  • Xác định hoặc loại trừ bệnh suy tim ở người bị khó thở cấp. 

 Tiên lượng suy tim: Với bệnh nhân có biểu hiện khó thở hoặc đã được chẩn đoán.

 Theo dõi diễn biến cũng như hiệu quả chữa trị bệnh suy tim:

  • Theo dõi bệnh nhân suy tim mạn tính lâu dài.
  • Đánh giá khả năng tái phát, xác định hiệu quả chữa trị và độc tính của thuốc điều trị.

 Sàng lọc suy tim với:

  • Sàng lọc cộng đồng, nhất là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp.
  • Sàng lọc nguy cơ suy tim ở người bệnh trong giai đoạn trước và sau khi tiến hành phẫu thuật.
  • Sàng lọc và phát hiện sớm nguy cơ bị suy tim ở nhóm đối tượng đặc biệt, ví dụ như bệnh nhân đái tháo đường, mạch vành, suy thận, cao huyết áp, béo phì,…
xet-nghiem-bnp-2
Xét nghiệm BNP thường được chỉ định để tầm soát những bệnh lý về tim mạch

Thực hiện xét nghiệm BNP như thế nào?

Xét nghiệm BNP có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và bạn cũng không cần chuẩn bị gì nhiều. Tuy nhiên bạn cần cho bác sĩ biết về những loại thực phẩm chức năng, thuốc mà bản thân đang sử dụng. Qua đó bác sĩ có thể cân nhắc, đánh giá đúng nhất về kết quả. 

Điều dưỡng sẽ dùng kim tiêm tiến hành lấy máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của bạn. Sau đó, mẫu máu sẽ được đo nồng độ NT-Pro-BNP hoặc BNP bằng máy trong phòng xét nghiệm. Thông thường, kết quả xét nghiệm BNP sẽ có rất nhanh.

Nguyên tắc xét nghiệm BNP

Xét nghiệm BNP sẽ thực hiện dựa trên phương pháp miễn dịch định lượng hóa phát quang. Kháng nguyên của mẫu sẽ kết hợp với kháng thể đặc hiệu BNP để xác định BNP, còn gọi là kỹ thuật Sandwich. Bình thường, nồng độ BNP < 125 pg/ml, tuy nhiên con số chính xác sẽ còn phụ thuộc vào độ tuổi.

  • Nhỏ hơn 55 tuổi: Nồng độ BNP < 120 pg/nl.
  • Từ 45 – 54 tuổi: Nồng độ ở mức 49,3 pg/ml.
  • Từ 50 – 75 tuổi: Nồng độ BNP < 160 pg/ml.
  • Từ 75 tuổi trở lên: Nồng độ BNP < 250 pg/ml.
xet-nghiem-bnp-3
Xét nghiệm BNP sẽ thực hiện dựa trên phương pháp miễn dịch định lượng hóa phát quang

Ý nghĩa lâm sàng của kết quả xét nghiệm BNP

Kết quả của xét nghiệm BNP sẽ có những ý nghĩa chẩn đoán khác nhau dựa trên tiền sử, tình trạng bệnh và các hình thức phân tích khác.

Thiếu máu cơ tim làm tế bào cơ tim căng giãn, dẫn đến những rối loạn về chức năng tâm thu, tâm trương thất trái. Nó đều là các tác nhân quan trọng gây ra tình trạng phóng thích BNP trong huyết thanh. 

Sau khi bị nhồi máu cơ tim, nồng độ BNP sẽ tăng cao tùy vào kích thước của ổ nhồi máu, cụ thể là:

  • Ổ nhồi máu nhỏ, nồng độ BNP chỉ có 1 pha cực đại ở 20 giờ sau khi triệu chứng xuất hiện.
  • Ổ nhồi máu lớn, nồng độ BNP đạt cực đại vào ngày thứ 5 sau khi triệu chứng xuất hiện.
  • Nếu nồng độ BNP ở mức cao kéo dài từ 1 – 2 tháng sau khi bị nhồi máu cơ tim thì đây có thể là do chứng suy tim.

Nồng độ BNP cũng hỗ trợ bác sĩ đánh giá tình trạng suy giảm chức năng tim và tiên lượng khả năng đột tử ở người bệnh suy tim. Vì BNP được bài tiết chủ yếu từ tâm thất, chịu trách nhiệm trong việc tăng sức căng thành cơ tim và áp suất buồng thất. Cụ thể:

  • BNP có giá trị tiên lượng cao ở người bị suy tim không triệu chứng, giúp đánh giá được các giai đoạn của bệnh.
  • Giá trị BNP bình thường cho ra khả năng dự báo không bị suy tim.
  • Nồng độ BNP cao gấp 4 lần so với bình thường cho thấy có khả năng cao bị bệnh tim mạch.
  • Nồng độ BNP có thể gia tăng ở các bệnh lý khác nhau như cơ tim, van tim, đột quỵ do nhồi máu não, sốc nhiễm trùng nặng, rối loạn nhịp nhĩ, thiếu máu,… 
xet-nghiem-bnp-5
Kết quả của xét nghiệm BNP sẽ có những ý nghĩa chẩn đoán khác nhau

Xét nghiệm BNP ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm BNP. Tuy nhiên để nhận được kết quả chính xác, nhanh chóng, bạn nên thực hiện ở cơ sở y tế uy tín, đảm bảo những tiêu chí dưới đây:

  • Cung cấp dịch vụ xét nghiệm BNP chất lượng, khoa học, an toàn, mang đến kết quả chính xác và nhanh chóng.
  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tình, chu đáo.
  • Trang thiết bị, máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến. Chi phí xét nghiệm phải chăng, minh bạch, không phát sinh.

Làm thế nào để hạ thấp mức BNP?

Dưới đây là một số giải pháp lành mạnh có thể giúp làm hạ thấp mức BNP:

  • Ngủ đủ giấc.
  • Tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 15 – 30 phút/ngày.
  • Tập thiền hoặc yoga để làm giảm căng thẳng.
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý.
  • Hạn chế hoặc không dùng thức uống có cồn.
  • Bỏ hút thuốc lá.

Bác sĩ có thể đề xuất một số phương pháp hỗ trợ dựa vào nguyên nhân khiến nồng độ BNP gia tăng:

  • Uống thuốc lợi tiểu.
  • Chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc chữa trị suy tim như ức chế men chuyển Angiotensin,…
  • Điều trị một số bệnh như tiểu đường và huyết áp cao.
  • Giảm dùng thuốc chống viêm không Steroid.
  • Dùng máy hỗ trợ ngưng thở trong lúc ngủ.
  • Phẫu thuật thay thế van tim, bắc cầu động mạch vành hoặc đặt máy tạo nhịp tim (nếu cần).

Bạn nên thường xuyên thăm khám để theo dõi mức độ BNP. Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nhằm duy trì sức khỏe tim mạch ở trạng thái tốt nhất. 

xet-nghiem-bnp-6
Ngủ đủ giấc là giải pháp lành mạnh có thể giúp làm hạ thấp mức BNP

Kết quả như thế nào là bình thường?

Kết quả xét nghiệm BNP bình thường sẽ dưới 100 pg/ml. Nếu chỉ số BNP > 400 pg/ml và nằm trong khoảng 100 – 400 pg/ml thì phải cần được bác sĩ đánh giá. Tuy nhiên, kết quả này sẽ còn phụ thuộc vào tiền sử sức khỏe, chỉ số khối cơ thể, giới tính và những yếu tố khác. Nếu bạn lớn tuổi, kết quả sẽ cao hơn. Người béo phì sẽ có chỉ số thấp hơn. Chỉ số BNP của phái nữ cũng cao hơn ở nam giới.

Nếu chỉ số thấp tức là bạn không bị suy tim. Bác sĩ sẽ xem xét một số yếu tố khác để tìm ra lý do tại sao bạn có những triệu chứng như trên. Khi chỉ số cao, bạn có khả năng bị suy tim. Suy tim càng nặng thì chỉ số càng cao. Chỉ số sẽ giảm và giữ ở mức ổn định khi sức khỏe tim mạch chuyển biến tốt. Trường hợp chỉ số BNP cao nhưng bác sĩ lại loại trừ nguyên nhân suy tim thì có khả năng là do một số bệnh lý khác như:

  • Rung tâm nhĩ.
  • Bệnh động mạch vành.
  • COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính).
  • Viêm phổi.
  • Bệnh phổi năng.
  • Đang tiến hành lọc máu hoặc suy thận.

Độ chính xác của xét nghiệm này là bao nhiêu?

Trong việc chẩn đoán xác định hoặc loại trừ nguyên nhân suy tim ở người có nguy cơ cao, tỷ lệ thành công của hình thức xét nghiệm BNP lên đến 98%. Bên cạnh phương pháp xét nghiệm này, bác sĩ có thể đề xuất thực hiện thêm một vài kỹ thuật chẩn đoán khác như:

  • Chụp MRI tim.
  • Đo điện tâm đồ (EKG).
  • Siêu âm tim.
  • Chụp X-quang ngực.
  • Tổng phân tích tế bào máu (CBC).
  • Khám sức khỏe tổng quát.
xet-nghiem-bnp-8
Tỷ lệ thành công của hình thức xét nghiệm BNP lên đến 98%

Tóm lại, xét nghiệm BNP mang đến công dụng vô cùng hữu ích, giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe tim mạch, chẩn đoán một số bệnh lý có liên quan, từ đó đưa ra giải pháp chữa trị hiệu quả. Để nhận được kết quả xét nghiệm chính xác, bạn hãy thực hiện ở cơ sở y tế uy tín nhé. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ