Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 21, 2022
Mục Lục Bài Viết
C – Reactive Protein (CRP) hay Protein phản ứng C là một Glycoprotein được sản xuất chủ yếu bởi gan. Bình thường trong máu sẽ không có Protein này hoặc xuất hiện với nồng độ rất thấp. Tình trạng phá hủy mô trong cơ thể, viêm cấp tính sẽ kích thích sản xuất Protein phản ứng C, đồng thời làm gia tăng nhanh nồng độ Protein trong huyết thanh. Xét nghiệm CRP được thực hiện để định lượng phản ứng Protein phản ứng C trong máu.
Chỉ số CRP điển hình sẽ gia tăng trong vòng 6 tiếng kể từ lúc có tình trạng viêm. Điều này cho phép bác sĩ xác định được tình trạng viêm sớm hơn so với việc dùng xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu (máu lắng) thường tăng sau khi hiện tượng viêm xảy ra khoảng một tuần. Giá trị của CRP cũng không chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi Hematocrit và Globulin nên có giá trị chẩn đoán khi nồng độ Hematocrit hoặc Globulin thay đổi.
Xét nghiệm CRP thường được bác sĩ chỉ định để kiểm tra tình trạng viêm như:
Đánh giá tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật: Thời điểm nồng độ CRP trong máu gia tăng nhanh nhất là sau phẫu thuật từ 6 – 12 tiếng. Tối đa là khoảng 48 tiếng. Vào ngày thứ 3 hậu phẫu, nồng độ này sẽ giảm đi. Trường hợp nồng độ CRP vẫn gia tăng sau 3 ngày thì đây có thể dấu hiệu cho thấy bạn đang đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng hậu phẫu.
Xác định nhiễm trùng và bệnh lý gây viêm: Điển hình là các bệnh như nhiễm trùng xương, Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, ung thư hạch bạch huyết, xuất huyết ruột,…
Đánh giá khả năng đáp ứng điều trị của các bệnh lý nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn: Với người bệnh chữa trị ung thư hay nhiễm trùng, xét nghiệm CRP đặc biệt quan trọng để hỗ trợ đánh giá hiệu quả điều trị. Nồng độ CRP sẽ giảm xuống bình thường, gia tăng nhanh theo đúng chu kỳ nếu người bệnh đáp ứng điều trị tốt.
Chỉ số CRP bình thường ở mức cho phép là dưới 0,5 mg/100 ml (5 mg/l) huyết thanh với những người không bị viêm nhiễm. Nồng độ CRP trong máu tăng cao là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang đối mặt với tình trạng viêm nhiễm cấp. Nồng độ CRP giảm xuống cho thấy hiện tượng viêm đã được cải thiện, sức khỏe người bệnh ổn định hơn.
Khi cơ thể bị tổn thương hoặc viêm nhiễm, nồng độ CRP có khả năng tăng lên rất nhiều lần. Tình trạng bệnh lý khác nhau sẽ định lượng loại Protein phản ứng C khác nhau:
Hs CRP còn là yếu tố làm tăng mảng xơ vữa, gây ra tình trạng rách mảng vữa xơ mạch, tạo điều kiện cho huyết khối xuất hiện. Từ đó làm gia tăng nguy cơ bị nghẽn/tắc động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, đột quỵ và đái tháo đường tuýp II.
Tỷ lệ CRP giảm thường xuất hiện song song với tình trạng giảm LDL – Cholesterol (Cholesterol xấu) trong huyết thanh. Nhóm người có LDL – Cholesterol trong máu giảm xuống dưới 70 mg/100 ml ít bị tái phát bệnh tim. Nguy cơ tái phát cơn nhồi máu cơ tim sẽ giảm nếu CRP giảm xuống dưới 2 mg/l. Do đó, xét nghiệm CRP được áp dụng để đánh giá nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim mạch khi kết hợp đồng thời với những xét nghiệm đánh giá nguy cơ mạch vành khác như Cholesterol toàn phần và LDL – Cholesterol.
Ngoài ra, CRP còn gia tăng trong những bệnh lý tự miễn hoặc nhiễm trùng khác. CRP thường tăng lúc phản ứng viêm nhiễm có tốc độ lắng máu tăng và biến mất khi hoàn toàn khỏi bệnh.
Người có tiền sử gia đình gặp vấn đề sức khỏe về tim mạch, CRP sẽ hỗ trợ phát hiện ra bệnh từ sớm trước khi xuất hiện các yếu tố nguy cơ. Từ đó giúp bác sĩ đánh giá diễn biến của bệnh và đưa ra quyết định có cần can thiệp phẫu thuật hay không. CRP được định lượng tính theo đơn vị mg/l máu và kết quả cho thấy:
Nếu chỉ số CRP tăng trên 10 mg/l thì đây chính là hệ quả của tình trạng nhiễm trùng hay bệnh lý khác. Lúc này chỉ số CRP không mang đến giá trị trong việc đánh giá nguy cơ tim mạch, mà chỉ ngăn ngừa bệnh và bổ sung chẩn đoán. Ở những trường hợp này cần thử nghiệm lại sau 2 tuần hoặc tình trạng nhiễm trùng đã khỏi để đánh giá thêm lần nữa nguy cơ về tim mạch. Khi kết quả xét nghiệm CRP cho thấy chỉ số tăng cao, bác sĩ sẽ nghĩ ngay đến những phản ứng viêm cấp như:
Có hai xét nghiệm giúp định lượng CRP là kiểm tra hs-CRP và CRP tiêu chuẩn. Hai xét nghiệm này có mục đích và phạm vi đo lường CRP trong máu khác nhau:
Người không bị viêm nhiễm sẽ có chỉ số CRP ở mức 0 – 1 mg/dl hay < 10 mg/dl. CRP sẽ gia tăng nếu bệnh nhân bị viêm nhiễm. Nếu chỉ số CRP đang cao và có xu hướng giảm xuống tức là tình trạng viêm nhiễm đã giảm, sức khỏe người bệnh chuyển biến tốt.
CRP trong máu có thể tăng gấp nhiều lần (tối đa 1000 lần) khi bị tổn thương, viêm nhiễm. Ngoài ra, yếu tố làm nghẽn tắc động mạch vành, tăng mảng xơ vữa, tạo điều kiện xuất hiện huyết khối cũng là nguyên nhân khiến CRP gia tăng.
Hiện nay, chi phí xét nghiệm CRP dao động ở mức từ 50.000 – 100.000 đồng. Tùy vào cách thức thực hiện, tình trạng của bệnh nhân, trình độ chuyên môn của bác sĩ, kỹ thuật viên,… mức giá xét nghiệm CRP ở mỗi cơ sở y tế sẽ có sự khác nhau. Bạn nên liên hệ trực tiếp để biết được mức giá chính xác nhé.