Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 2, 2022
Mục Lục Bài Viết
Chất điện giải là những khoáng chất và chất dịch mang điện tích tồn tại trong nước tiểu, máu và mô cơ thể ở dạng muối không tan. Hai bên màng tế bào luôn có sự cân bằng điện tích khi cơ thể khỏe mạnh, giúp hoạt động cơ, trao đổi hóa học và nhiều quá trình sống khác diễn ra bình thường.
Sự cân bằng điện tích sẽ bị phá vỡ, nồng độ ion giảm hoặc tăng khi đổ mồ hôi, co cơ, vận động nặng, mắc bệnh thận, tim,… ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe. Hiện tượng này được gọi là rối loạn điện giải. Rối loạn điện giải khiến cơ thể bị yếu cơ, mệt mỏi, nghiêm trọng hơn sẽ khiến nhịp tim bất thường, gây nôn mửa, co giật. Nếu không kịp thời can thiệp có thể dẫn đến tử vong. Gan và thận cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu lượng Ca 2+ và Na+ trong cơ thể quá cao. Vậy xét nghiệm điện giải đồ là gì?
Xét nghiệm điện giải đồ là hình thức định lượng nồng độ các ion điện giải có bên trong cơ thể đang ở mức bình thường hay bất thường. Đồng thời đánh giá ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe của cơ quan nội tạng một cách riêng biệt hoặc toàn bộ cơ thể. Trong chẩn đoán và chữa trị bệnh rối loạn điện giải, xét nghiệm điện giải đồ đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, phương pháp xét nghiệm này cũng có ý nghĩa nhất định trong việc chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý liên quan khác.
Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm điện giải đồ khi xuất hiện dấu hiệu của tình trạng rối loạn điện giải. Những triệu chứng lâm sàng của bệnh lý này là tuần hoàn máu kém, hoa mắt chóng mặt, tim đập bất thường, mất nước,… Với người có biểu hiện rối loạn nhịp tim, phù nề, buồn nôn, yếu, lú lẫn,… của bệnh lý đã biết, xét nghiệm điện giải đồ được chỉ định kết hợp nhằm mục đích chẩn đoán bệnh mạn hay cấp tính hoặc đánh giá ảnh hưởng từ thuốc điều trị.
Xét nghiệm điện giải đồ đưa ra chỉ số định lượng cụ thể, qua đó hỗ trợ bác sĩ xác định tình trạng bệnh lý và đề xuất phác đồ chữa trị phù hợp. Ngoài ra, xét nghiệm điện giải đồ cũng có thể được chỉ định trong việc theo dõi, chữa trị các bệnh lý như thận, gan, tăng huyết áp, suy tim.
Xét nghiệm điện giải đồ được thực hiện với mẫu máu của bệnh nhân. Bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm. Bạn có thể phải dừng sử dụng một số thuốc điều trị hoặc thực phẩm trước khi làm xét nghiệm nếu chúng ảnh hưởng đến nồng độ chất điện giải có trong cơ thể. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về những vấn đề mình đang gặp khi xét nghiệm để được hỗ trợ nhé.
Dưới đây là ý nghĩa của các chỉ số điện giải đồ:
Natri máu bình thường ở mức 135 – 145 mmol/l. Tại dịch ngoại bào, Natri là cation chủ yếu cùng với Bicarbonat, Clo,… giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa cân bằng lượng nước cũng như duy trì áp suất thẩm thấu cho dịch ngoại bào. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển hóa Natri, gồm có:
Tăng Natri máu
Gồm những nguyên nhân thường gặp như:
Hậu quả: Có thể gây mất nước trong tế bào, tăng huyết áp, giữ nước, phù.
Triệu chứng lâm sàng: Thiểu niệu, tim đập nhanh, da niêm mạc khô, sút cân, khát, có thể gặp tình trạng mê sảng, sốt, thở sâu, hôn mê.
Giảm Natri máu
Các nguyên nhân thường gặp gồm có:
Hậu quả: Natri máu giảm gây nhược trương dịch gian bào, lúc này nước sẽ vào tế bào. Khối lượng máu sẽ giảm, tụt huyết áp, có thể gây trụy tim, phù não, suy thận,…
Triệu chứng lâm sàng: Nhịp tim nhanh, khô niêm mạc, hoa mắt, ngất, phù, buồn nôn, chán ăn, sợ nước, hôn mê, co giật, có thể bị sốc, thiểu niệu, giảm huyết áp tư thế đứng,…
Kali trong máu bình thường ở mức từ 3,5 – 5,0 c. Kali được xem là cation chính có trong tế bào, cùng với những ion khác của nội bào tạo ra áp suất thẩm thấu cho nội bào. Kali giữ vai trò quan trọng trong hoạt động Enzym, dẫn truyền thần kinh, co cơ và chức năng màng tế bào,…
Nhịp tim, dẫn truyền, tính hưng phấn của cơ tim chịu ảnh hưởng rõ rệt từ sự thay đổi của những ion Ca, Mg và K trong dịch ngoại bào. Nồng độ Kali ngoại bào giảm hay tăng đều làm sụt giảm tính hưng phấn cũng như tốc độ dẫn truyền của cơ tim.
Nồng độ Kali bất thường tác động đến điện thế của màng cơ tim, nó được phản ánh qua điện tâm đồ. Nồng độ K thấp hay cao cũng đều làm tổn thương sự co các cơ trơn và cơ vân, đồng thời gây ra tình trạng liệt mềm.
Tăng Kali máu
Các nguyên nhân thường gặp gồm có:
Các triệu chứng lâm sàng gồm có tiêu chảy, chướng bụng, liệt mềm, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng tim (ngừng tim, nhịp tim chậm,…) và những dấu hiệu tổn thương cơ quan khác như thận,…
Giảm Kali máu
Các nguyên nhân thường gặp gồm có:
Các triệu chứng lâm sàng như tiểu tiện đêm, giảm nhu động ruột, liệt mềm, giảm phản xạ, yếu cơ, mệt mỏi,…
Clo máu bình thường ở mức từ 90 – 119 mmol/l. Clo là anion chính của dịch ngoại bào cùng với những ion khác hỗ trợ tạo ra áp suất thẩm thấu của cơ thể. Clo tham gia vào quá trình duy trì trung hòa điện tích bằng cách đối trọng với cation như Natri. Vì thế, những thay đổi của nồng độ Clo thường đi kèm với các thay đổi tương ứng của nồng độ Natri.
Tăng Clo máu
Những nguyên nhân thường gặp gồm có:
Giảm Clo máu
Những nguyên nhân thường gặp gồm có: