Xét Nghiệm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B – Những Điều Cần Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Xét Nghiệm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B – Những Điều Cần Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 31, 2022

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với phụ nữ có thai. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến khích các thai phụ nên tiến hành xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B càng sớm càng tốt. Để hiểu hơn về liên cầu khuẩn nhóm B và lý do cần tiến hành xét nghiệm này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Liên cầu khuẩn nhóm B là gì?

Trước khi đi tìm hiểu xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B, chúng ta cùng sơ lược về liên cầu khuẩn nhóm B nhé!

Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn “ký sinh” ở âm đạo cũng như đường ruột của nữ giới. Theo nhiều nghiên cứu thì có từ 10 đến 30% nữ giới bị nhiễm liên cầu khuẩn khi mang thai.

Thực tế thì một số trường hợp, liên cầu khuẩn nhóm B có thể không gây hại đến sức khỏe nữ giới, nhưng nó có thể gây di chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh nếu bị lây nhiễm.

Đặc biệt, một số trường hợp nghiêm trọng còn khiến sản phụ bị sinh non, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu.

xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B
Liên cầu khuẩn nhóm B thường tồn tại ở âm đạo và trực tràng.

Liên cầu khuẩn nhóm B có bị lây nhiễm không?

Theo các chuyên gia y tế thì liên cầu khuẩn nhóm B có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con, đặc biệt là trong lúc chuyển dạ và tỉ lệ này lên tới 50%. Đặc biệt, những trẻ bị lây nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B từ mẹ có thể gặp phải nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng máu, thậm chí có thể dẫn đến tử vong trong vòng 24h nếu không phát hiện sớm.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tiến hành xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B sớm thì những biến chứng này hoàn toàn có thể ngăn chặn được.

Triệu chứng khi bị nhiễm GBS

Thông thường, khi bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, mẹ bầu thường có những biểu hiện sau;

  • Có dấu hiệu chuyển dạ sớm (trước tuần thai thứ 37)
  • Sốt cao trên 37,8 độ trong thời gian chuyển dạ.
  • Vỡ ối sớm mà không có dấu hiệu chuyển dạ.

Ngoài những dấu hiệu trên, các mẹ bầu cũng nên tiến hành xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B nếu là đối tượng có tiền sử nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hoặc phát hiện liên cầu khuẩn trong nước tiểu khi xét nghiệm trước đó.

xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B -1
Phụ nữ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B rất dễ bị sinh non.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm GBS ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường bị lây nhiễm liên cầu khuẩn từ mẹ trong quá trình chào đời. Tuy nhiên, những trường hợp dưới đây sẽ làm răng nguy cơ nhiễm GBS ở trẻ sơ sinh, nên các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý:

  • Trẻ sơ sinh bị sinh non hoặc vỡ ối trước tuần thai thứ 37.
  • Mẹ bầu bị sốt hoặc bị nhiễm trùng khi vượt cạn.
  • Mẹ bầu có kết quả xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B dương tính trước đó.
  • Thời gian vỡ ối nhiều hơn 24h khi chuẩn bị sinh con.
  • Mẹ bầu có tiền sử sinh con bị nhiễm GBS trước đó.
xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B -2
Trẻ sinh non có khả năng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B cao.

Ảnh hưởng của GBS đối với trẻ sơ sinh

Liên cầu khuẩn nhóm B nếu không sớm phát hiện và tìm biện pháp xử lý hiệu quả, sẽ dễ khiến trẻ sơ sinh gặp phải nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, cụ thể nhu sau:

1. Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm giai đoạn sớm

Tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B giai đoạn sớm thường diễn ra trong khoảng 1 tuần đầu tiên trẻ sơ sinh chào đời và nhiều nhất trong khoảng 1 – 2 ngày sau khi sinh. 

Lúc này, trẻ chủ yếu bị lây nhiễm GBS từ mẹ trong khi chào đời. Tình trạng nhiễm GBS sớm chiếm khoảng 2/3 số lượng trẻ sơ sinh và nó có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng màu, viêm da mủ,…

Theo các chuyên gia y tế thì có khoảng 10% trẻ sơ sinh bị tử vong vì gặp phải biến chứng của nhiễm liên cầu khuẩn giai đoạn sớm, số còn lại thì dễ gặp di chứng nặng nề. Do đó, các mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan.

2. Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm giai đoạn muộn

Đây là tình trạng xảy ra ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 7 ngày đến 3 tháng sau khi chào đời và nhiều nhất là khoảng 30 ngày đầu tiên.

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm giai đoạn muộn khiến trẻ bị viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng máu thậm chí là viêm xương tủy và viêm khớp. Tình trạng này cũng sẽ hiếm gặp hơn so với nhiễm liên cầu khuẩn nhóm giai đoạn sớm.

Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh nhiễm GBS giai đoạn muộn cũng thấp, chỉ khoảng 5% nhưng di chứng nó gây ra lại vô cùng nặng nề. Đặc biệt, nó còn để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất và cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cách nào để ngăn chặn tình trạng nhiễm GBS giai đoạn muộn.

xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B -3
Trẻ sơ sinh có khả năng tử vong khi nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.

Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm Streptococcus B

Các chuyên gia y tế cho rằng, tất cả phụ nữ mang thai đều nên tiến hành xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. Bởi việc xét nghiệm này có ý nghĩa quan trọng, giúp phòng ngừa biến chứng ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt, những đối tượng dưới đây càng phải tiến hành xét nghiệm GBS càng sớm càng tốt.

  • Phụ nữ có tiền sử sinh non, vỡ ối trước 37 tuần.
  • Phụ nữ có tiền sử nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.
  • Nữ giới chuẩn bị vượt cạn.
  • Phụ nữ có kết quả xét nghiệm dương tính với GBS trước đó.

Khi nào cần xét nghiệm GBS cho bà bầu?

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B thường được chỉ định tiến hành cho mẹ bầu vào tuần thai thứ 35 – 37 của thai kỳ.

Ngoài ra, một số trường hợp cũng có thể tiến hành trong thời gian chuyển dạ để loại bỏ nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.

Nếu mẹ bầu bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B sẽ được bác sĩ tư vấn dùng kháng sinh để dự phòng trong thời gian sinh con.

xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B -4
Mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B khi mang thai từ tuần 35 – 37.

Quy trình xét nghiệm strep B như thế nào?

Xét nghiệm kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B được tiến hành khá đơn giản theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Dùng tăm bông, lấy dịch âm đạo và dịch trực tràng để lên một miếng gạc âm đạo và một miếng gạc trực tràng riêng biệt.
  • Bước 2: Tiến hành xét nghiệm liên cầu khuẩn trong phòng thí nghiệm.
  • Bước 3: Trả kết quả, tư vấn điều trị cho sản phụ.

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm GBS

Để phòng ngừa tình trạng lây nhiễm GBS cho trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp hữu ích sau:

  • Sử dụng kháng sinh để điều trị và hỗ trợ phòng ngừa cho thai phụ.
  • Cho thai phụ sử dụng kháng sinh dự phòng khi vượt cạn. Thường thì bác sĩ sẽ cho mẹ bầu dùng Penicillin.

Khi sử dụng Penicillin, một số thai phụ sẽ cảm thấy buồn nôn nhưng đây chỉ là phản ứng phụ thường gặp nên khong cần quá lo lắng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, mẹ bầu hãy xin tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ trước khi tiếp nhận chỉ định dùng kháng sinh khi chuyển dạ.

xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B -5
Bác sĩ sẽ cho mẹ bầu dùng kháng sinh để ngăn chặn liên cầu khuẩn nhóm B lây nhiễm.

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B giá bao nhiêu?

Hiện nay, chi phí xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B thường không quá cao, tuy nhiên, nó sẽ phụ thuộc vào từng cơ sở y tế khác nhau. Và mức giá cụ thể sẽ dao động trong khoảng 100.000 – 400.000 VNĐ.

Để biết chi phí chính xác, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám cũng như nhận tư vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa, hoặc bạn cũng có thể liên hệ đến hotline 1800 2222 để được báo giá chi tiết.

Kết quả kiểm tra dương tính đối với Liên cầu nhóm B thì làm thế nào?

Thực tế thì khi có kết quả kiểm tra dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B, các mẹ bầu không cần quá lo lắng hay hoang mang, bởi tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục hiệu quả bằng kháng sinh.

Đặc biệt, tỉ lệ trẻ lây nhiễm liên cầu khuẩn từ mẹ bầu cũng không cao, thường ở mức 1/200 với nhóm không dùng kháng sinh hỗ trợ chuyển dạ và 1/4000 với nhóm có sử dụng kháng sinh.

Tốt nhất, lúc này, mẹ bầu nên nghe lời khuyên từ bác sĩ, tiếp nhận kiểm tra và tuân thủ nghiêm những chỉ định từ bác sĩ để có một thai kỳ an toàn và giúp con yêu chào đời khỏe mạnh.

xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B -6
Mẹ bầu đừng lo lắng khi có kết quả dương tính với xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.

Nếu sinh mổ lấy thai thì có cần phải điều trị Liên cầu khuẩn nhóm B không?

Thông thường, liên cầu khuẩn nhóm B tồn tại nhiều ở âm đạo và trực tràng của mẹ bầu. Do đó, nếu trường hợp thai phụ sinh mổ thì sẽ không cần phải điều trị liên cầu khuẩn nhóm B.

Ngoài ra, trong trường hợp thai phụ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B mà lại dị ứng với kháng sinh Penicillin thì có thể được khuyến khích mổ lấy thai để hạn chế nguy cơ lây nhiễm GBS.

Hy vọng những chia sẻ về xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B trong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 hoặc của Đa khoa Phương Nam để được hỗ trợ giải đáp tận tình hơn nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ