Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười 31, 2024
Mục Lục Bài Viết
Ung thư vú (breast cancer) là một căn bệnh ác tính phát triển từ các tế bào trong vú. Khi các tế bào này phát triển không kiểm soát được, chúng hình thành các khối u có thể xâm lấn các mô xung quanh và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các khối u ung thư vú có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, chẳng hạn như gan, phổi, xương, gây đau đớn cho bệnh nhân và tăng nguy cơ tử vong. Đây là loại ung thư thường gặp ở nữ giới.
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới, chiếm 24.5% tổng số ca ung thư mới được ghi nhận trên toàn cầu trong năm 2020 (theo Trung tâm ghi nhận ung thư toàn cầu Globocan).
Ung thư ống tuyến vú (ductal carcinoma) là loại ung thư vú phổ biến nhất, bắt nguồn từ tế bào của ống tuyến. Ngoài ra, ung thư tiểu thùy (lobular carcinoma) bắt nguồn từ tế bào của tiểu thùy và thùy tuyến vú. Ung thư vú dạng viêm, ít gặp hơn, thường có biểu hiện sưng, nóng và đỏ.
Rất nhiều phụ nữ băn khoăn “Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vú không?”. Để giải đáp băn khoăn này, các bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Bệnh viện K cho biết: “Những thông tin nói rằng chỉ cần xét nghiệm máu, có thể phát hiện được ung thư vú là KHÔNG ĐÚNG”.
Chẩn đoán ung thư vú cần trải qua nhiều bước, bao gồm thăm khám lâm sàng, xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm vú và sinh thiết nếu cần. Xét nghiệm máu chỉ là một phần trong quá trình chẩn đoán, không thể dựa vào kết quả xét nghiệm máu để khẳng định người bệnh có bị ung thư vú hay không. Để được chẩn đoán chính xác, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn chi tiết.
Xét nghiệm máu để đánh giá nguy cơ ung thư vú thường tập trung vào chỉ số CA 15.3, nồng độ CA 15.3 trong máu có thể phản ánh nguy cơ mắc ung thư vú ở nữ giới.
Nồng độ CA 15.3 dưới 30 U/ml là mức bình thường. Nếu nồng độ CA 15.3 cao hơn 30 U/ml, có thể báo hiệu nguy cơ ung thư vú. Nồng độ CA 15.3 tăng cao rõ rệt có thể cảnh báo ung thư vú đã di căn.
Ngoài CA 15.3, còn có nhiều xét nghiệm khác hỗ trợ sàng lọc và tầm soát ung thư vú như Her2 NEW, CEA, CA19-9,… Bạn nên hỏi bác sĩ về loại xét nghiệm được thực hiện trong gói sàng lọc ung thư vú của mình. Hãy đặt câu hỏi ngay nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác để được giải đáp rõ ràng và chi tiết.
Kết quả xét nghiệm máu sàng lọc ung thư vú KHÔNG phải lúc nào cũng chính xác 100%. Chỉ dựa vào xét nghiệm máu không thể khẳng định chắc chắn bạn có mắc ung thư vú hay không.
Kết quả nồng độ CA 15.3 cao hơn 30 U/ml không nhất thiết đồng nghĩa với việc mắc ung thư vú. Có nhiều nguyên nhân khác có thể làm tăng nồng độ CA 15.3, bao gồm cả bệnh lành tính và bệnh ác tính khác ngoài ung thư vú.
Nồng độ CA 15.3 tăng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý thông thường như: viêm gan mạn, xơ gan, bệnh vú lành tính, viêm nội mạc tử cung, lupus ban đỏ hệ thống,…
Ngoài ung thư vú, nồng độ CA 15.3 cũng có thể được sử dụng để đánh giá nguy cơ mắc các loại ung thư khác như:
Để tăng hiệu quả sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú, các chuyên gia y tế thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Điều này giúp tăng độ chính xác và giảm thiểu các trường hợp chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót.
Khám vú là bước đầu tiên trong quy trình tầm soát ung thư vú. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của bạn, bao gồm bệnh lý gia đình và các triệu chứng bất thường gần đây. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám vú trực tiếp để đánh giá tình trạng và quyết định các bước khám tiếp theo phù hợp.
Chụp X-quang vú 2 bên là một phần quan trọng trong quá trình tầm soát ung thư vú, đặc biệt là khi xét nghiệm máu không đủ để đưa ra kết luận chính xác. Phương pháp này giúp phát hiện các khối u nghi ngờ. Nếu phát hiện bất thường trên phim, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết vú để xác định chính xác bạn có mắc ung thư vú hay không.
Lưu ý khi chụp X-quang vú:
Siêu âm vú là một phương pháp bổ sung cho chụp X-quang vú, giúp tăng độ chính xác trong quá trình tầm soát. Hình ảnh siêu âm có thể giúp phân biệt các nang vú lành tính và ung thư, đồng thời khảo sát hệ thống hạch xung quanh vú. Sự xuất hiện của các hạch bất thường có thể là dấu hiệu của ung thư.
Chụp cộng hưởng từ MRI (MRI) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng khi các xét nghiệm khác như X-quang vú và siêu âm vú không thể xác định rõ vấn đề ở tuyến vú.
Xét nghiệm dịch từ tuyến vú là một thủ tục y tế nhằm phân tích mẫu dịch tiết ra từ núm vú. Mục đích chính của xét nghiệm này là tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng tiết dịch bất thường ở vú, từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Sinh thiết vú là phương pháp lấy một phần khối u để kiểm tra dưới kính hiển vi (mô học và giải phẫu bệnh). Kết quả sinh thiết sẽ giúp xác định hình thái và cấu trúc của mô vú, từ đó chẩn đoán chính xác bạn có mắc ung thư vú hay không.
Ung thư vú thường có giai đoạn ủ bệnh âm thầm, kéo dài khoảng 8 đến 10 năm. Vì vậy, việc tầm soát ung thư vú định kỳ, đặc biệt là đối với phụ nữ trên 40 tuổi, là vô cùng quan trọng để phát hiện bệnh sớm và tăng khả năng điều trị thành công.
Bên cạnh việc tầm soát định kỳ, phụ nữ cũng nên duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để phòng ngừa ung thư vú. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa ung thư vú, cụ thể như sau:
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.