Vì sao nênxét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh? Lấy máu gót chân phát hiện được những bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì? Đa khoa Phương Nam Đà Lạt sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này một cách chi tiết.
Xét nghiệm máu gót chân là kỹ thuật xét nghiệm sử dụng máu ở gót chân. Phương pháp này thường được áp dụng cho trẻ sơ sinh. Lúc này, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ sử dụng kim chích ở gót chân trẻ và lấy 1 – 2 giọt máu, thấm vào loại giấy chuyên dụng, để khô và dùng mẫu này để thực hiện xét nghiệm.
Thực tế thì xét nghiệm máu có thể sử dụng máu ở hầu hết các vùng trên cơ thể. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh lại rất nhạy cảm, dễ tổn thương. Nên việc lấy máu nên thực hiện ở vùng ít nhạy cảm và không gây đau cho trẻ, đó là vùng gót chân.
Việc xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinhđể sàng lọc nhằm mục đích phát hiện các bệnh lý sơ sinh ở giai đoạn sớm. Từ đó, có biện pháp khắc phục kịp thời, nâng cao khả năng phục hồi, tránh những vấn đề ngoài ý muốn xảy ra với trẻ.
Do đó, các bậc phụ huynh nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc sơ sinh càng sớm càng tốt.
Lấy máu gót chân phát hiện được những bệnh gì?
Xét nghiệm lấy máu gót chân sẽ giúp bác sĩ phát hiện được rất nhiều bệnh lý ở trẻ sơ sinh như:
Rối loạn chuyển hóa đường
Đây là rối loạn di truyền, gây thiếu hụt enzyme Lactase. Trẻ bị rối loạn chuyển hóa đường sẽ không hấp thụ được đường, gây tổn hại đến gan, thận, mặt, não…
Thiếu men G6PD
Xét nghiệm máu cho trẻ sơ sinh còn giúp phát hiện tình trạng thiếu men G6pD, là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh vàng da, thiếu máu ở trẻ.
Các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiến hành xét nghiệm từ khi mới sinh để có thể tầm soát và sàng lọc những bệnh lý hay dấu hiệu bất thường ở trẻ. Từ đó, có biện pháp xử lý và điều trị hiệu quả hơn.
Tăng sinh tuyến bẩm sinh
Đây là bệnh rối loạn bài tiết nội tiết. Bệnh lý này có khả năng gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đặc biệt, nếu bé gái mắc bệnh tăng sinh tuyến bẩm sinh thì rất khó để xác định được giới tính.
Suy giáp bẩm sinh
Đây là bệnh lý tuyến giáp, thường thì khi hormone tuyến giáp bị thiếu, não và cơ thể của trẻ sẽ không thể phát triển bình thường. Do lúc này tuyến giáp của trẻ gặp vấn đề, không thể tự sản xuất hormone hoặc hormone được sản sinh ra ít hơn so với thông thường.
Khi trẻ bi suy giáp bẩm sinh, trẻ sẽ không thể phát triển chiều cao, dễ bị suy giảm trí nhớ và kém thông minh.
Xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh – Những điều cần biết
1. Xét nghiệm máu gót chân có nguy hiểm không?
Xét nghiệm máu gót chân được đánh giá là xét nghiệm an toàn, không hề gây nguy hiểm cho trẻ. Đây là phương pháp kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe an toàn và không hề gây ra biến chứng nào.
Chi phí cũng không cao.
Thực tế thì rất khó để xác định chính xác chi phí xét nghiệm máu cho trẻ là bao nhiêu? Bởi vì chi phí này còn tùy thuộc vào số lượng xét nghiệm cần thực hiện, loại xét nghiệm hay cơ sở xét nghiệm. Bởi mỗi nơi sẽ có những mức giá khác nhau.
Tuy nhiên, các bạn cũng không cần phải quá lo lắng, vì theo khảo sát thì chi phí xét nghiệm máu chỉ dao động từ 100.000 – 500.000 VNĐ.
Nên cha mẹ có thể yên tâm và không cần lo lắng khi xét nghiệm máu gót chân cho trẻ sơ sinh.
2. Thời điểm thích hợp để xét nghiệm máu cho trẻ sơ sinh
Thực tế, thời điểm thích hợp nhất để xét nghiệm máu trẻ sơ sinh là khi trẻ mới sinh từ 24 – 72 giờ hoặc là 7 ngày sau khi sinh.
Còn trường hợp trẻ sinh non thiếu cân thì thời điểm thích hợp để xét nghiệm máu là 20 ngày sau sinh.
Những trẻ truyền máu sau sinh thì sẽ được xét nghiệm máu gót chân sau 3 tháng.
3. Quy trình thực hiện xét nghiệm máu cho trẻ sơ sinh
Hiện nay, quy trình xét nghiệm máu cho trẻ sơ sinh được thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Tiến hành lấy mẫu máu gót chân cho trẻ.
Bác sĩ dùng kim nhỏ, chích nhẹ vào gót chân của trẻ, sau đó thấm máu vào mẫu giấy chuyên dụng.
Bước 2: Tiến hành xét nghiệm
Bác sĩ sẽ để mẫu máu gót chân khô tự nhiên, sau đó tiến hành xét nghiệm.
Bước 3: Trả kết quả và tư vấn cho phụ huynh
Thường thì kết quả xét nghiệm sẽ có sau khoảng 24 – 72h. Nếu có vấn đề thì bác sĩ sẽ tham vấn cho cha mẹ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu gót chân cho trẻ sơ sinh
Để quá trình xét nghiệm máu gót chân cho trẻ sơ sinh diễn ra thuận lợi, cha mẹ cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Phải cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 8 lần trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
Phải ủ ấm chân cho trẻ cẩn thận khi muốn lấy mẫu máu gót chân.
Khi lấy máu, phải để chân trẻ thấp hơn so với cơ thể trẻ.
Nếu trẻ gặp bất cứ vấn đề nào cần báo với bác sĩ ngay thời điểm lấy máu.
Trường hợp phát hiện các bệnh lý bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng khắc phục hiệu quả.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến Hotline 1800 2222 để được giải đáp tận tình hơn.