Xét Nghiệm Sinh Thiết Là Gì? Quá Trình Thực Hiện Ra Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Chẩn đoán > Bệnh lý học > Xét Nghiệm Sinh Thiết Là Gì? Quá Trình Thực Hiện Ra Sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 19, 2022

Xét nghiệm sinh thiết là phương pháp được áp dụng phổ biến trong việc chẩn đoán ung thư, mức độ tổn thương, mang đến kết quả chính xác cao. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ chữa trị, ngăn ngừa rủi ro đe dọa đến tính mạng. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn về hình thức xét nghiệm quan trọng này bạn nhé!

Xét nghiệm sinh thiết là gì?

Xét nghiệm sinh thiết được thực hiện bằng cách lấy bệnh phẩm của mô từ bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như nội tạng, da hay cấu trúc khác. Tiếp đó, bệnh phẩm sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để chẩn đoán bệnh lý chính xác hơn. Thủ thuật này được thực hiện nhằm hướng đến việc kiểm tra sự bất thường về chức năng của một bộ phận hay hiện tượng thay đổi cấu trúc tế bào bất thường như bướu, viêm, khối u,… 

Sinh thiết giúp bác sĩ chẩn đoán bằng cách kiểm tra mảnh mô được cung cấp khi không thể tiếp cận từ bên ngoài. Loại xét nghiệm này thường liên quan đến ung thư. Ngoài ra, nó cũng được dùng để chẩn đoán những tình trạng khác cũng như mức độ tiến triển của bệnh.

Ưu điểm của xét nghiệm sinh thiết so với chẩn đoán hình ảnh đó là giúp phân biệt tế bào ung thư và tế bào thường. Từ đó hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán xác định ung thư và giai đoạn bệnh. Ngoài ra, thủ thuật sinh thiết có tỷ lệ rủi ro thấp và hạn chế gây đau đớn cho bệnh nhân.

xet-nghiem-sinh-thiet-1
Xét nghiệm sinh thiết được thực hiện bằng cách lấy bệnh phẩm của mô từ bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như nội tạng, da hay cấu trúc khác

Tác dụng của xét nghiệm sinh thiết

Xét nghiệm sinh thiết có một số tác dụng như sau:

  • Sinh thiết ung thư: Nếu bệnh nhân bị sưng ở đâu đó hoặc xuất hiện một khối u mà chưa biết nguyên nhân rõ ràng, thì xét nghiệm chính là cách duy nhất để xác định xem liệu đó có phải ung thư hay không. 
  • Sinh thiết dạ dày: Thủ thuật này hỗ trợ bác sĩ xác định một số tình trạng như loét dạ dày do NSAIDs (thuốc chống viêm không Steroid),… Sinh thiết ruột non có thể được dùng để đánh giá người bị thiếu máu, kém hấp thu hoặc mắc bệnh Celiac.
  • Sinh thiết gan: Điều này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán ung thư hoặc khối u, xơ gan do lạm dụng rượu hay viêm lâu dài. Sinh thiết cũng được áp dụng để đánh giá người bệnh đã đáp ứng với phác đồ chữa trị như thế nào? 
  • Xét nghiệm nhiễm trùng: Sinh thiết kim giúp bác sĩ xác định liệu người bệnh có bị nhiễm trùng hay không. Nếu có thì do loại sinh vật nào gây ra.
  • Xét nghiệm viêm: Bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây viêm bằng cách kiểm tra các tế bào. 

Sinh thiết đôi khi còn được thực hiện trên các cơ quan cấy ghép. Mục đích là để xác định xem cơ thể của bệnh nhân có đang thích ứng với nội tạng đã được cấy ghép hay không. 

Sinh thiết là kỹ thuật khá phức tạp. Thế nên bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết sau khi đã thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán đơn giản hơn (xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang) mà vẫn chưa khẳng định chắc chắn được bệnh. 

Theo các chuyên gia, xem tế bào hoặc mô dưới kính hiển vi lúc này cũng cho ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Điều này rất hữu ích để bác sĩ xác định bản chất của khối u là ác tính hay lành tính. Nếu xác định là u ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện sinh thiết các mô lân cận để xem liệu khối u đã di căn hay chưa. Từ đó đưa ra phác đồ chữa trị thích hợp. 

xet-nghiem-sinh-thiet-2
Xét nghiệm sinh thiết mang đến nhiều công dụng hữu ích

Các loại xét nghiệm sinh thiết

Dưới đây là một số loại xét nghiệm sinh thiết thường được áp dụng:

 Sinh thiết tủy xương

  • Chỉ định: Nghi ngờ bệnh ác tính về máu, kiểm tra các tế bào ung thư từ bộ phận khác liệu có di căn đến xương không. 
  • Bên trong một số loại xương lớn như xương đùi hoặc hông. Những tế bào máu được sản xuất thông qua vật liệu xốp gọi là tủy xương. Xét nghiệm sinh thiết tủy xương có khả năng chẩn đoán tình trạng ung thư và các bệnh lành tính khác như nhiễm trùng, thiếu máu, bạch cầu.

 Sinh thiết nội soi

  • Chỉ định: Sinh thiết nội soi được dùng để tiếp cận các mô trong cơ thể nhằm thu thập mẫu từ những bộ phận như phổi, đại tràng, bàng quang,… Sinh thiết nội soi có thể được tiến hành qua vết mổ nhỏ hoặc các bộ phận như niệu đạo, trực tràng, mũi, miệng,… 
  • Quy trình thực hiện: Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi mỏng linh hoạt có đèn và camera nhỏ. Trong quá trình thu thập mẫu, bác sĩ sẽ quan sát thông qua màn hình video. Quy trình thực hiện thường mất khoảng 5 – 20 phút.

 Sinh thiết kim

Loại xét nghiệm sinh thiết này được dùng để thu thập mẫu da hoặc bất kỳ mô nào có thể tiếp cận dễ dàng dưới da. Sinh thiếu kim gồm có:

  • Sinh thiết kim lõi: Dùng kim cỡ trung bình, lớn để tiếp cận lõi mô trung tâm, điển hình như lấy mô từ lõi trung tâm khối u ở vú. 
  • Sinh thiết kim nhỏ: Dùng một kim nhỏ được gắn vào ống tiêm, cho phép rút tế bào và chất lỏng trong trường hợp khối u, bướu sờ thấy được.
  • Sinh thiết tựa trục: Thủ thuật này được thực hiện tại các khu vực không sờ thấy nhưng có thể quan sát qua hình chụp CT hoặc X-quang để bác sĩ tiếp cận những khu vực cụ thể như gan, phổi hoặc cơ quan khác.
  • Sinh thiết hỗ trợ chân không: Đây là loại xét nghiệm sinh thiết có hỗ trợ thiết bị hút chân không. Ưu điểm là không để lại sẹo to, thường được áp dụng trong xét nghiệm ung thư vú.

 Sinh thiết da

  • Chỉ định: Nếu bạn bị tổn thương, phát ban trên da chưa rõ nguyên nhân hoặc không đáp ứng phác đồ chữa trị của bác sĩ. 
  • Quy trình thực hiện: Có thể được thực hiện bằng phương pháp dùng thuốc gây tê cục bộ. Sau đó loại bỏ một phần nhỏ bằng sinh thiết bấm hoặc dao. 

 Sinh thiết phẫu thuật

Khi người bệnh xuất hiện những vùng bất thường cần sinh thiết nhưng các phương pháp kể trên không đáp ứng tính hiệu quả và an toàn thì bác sĩ sẽ chỉ định cho làm sinh thiết phẫu thuật. Khi tiến hành phẫu thuật, mẫu sinh thiết sẽ được lấy trực tiếp và phân tích ngay. 

xet-nghiem-sinh-thiet-3
Có nhiều loại xét nghiệm sinh thiết khác nhau

Quá trình thực hiện sinh thiết

Quá trình thực hiện xét nghiệm sinh thiết diễn ra như sau:

 Trước khi thực hiện sinh thiết

Trong một vài thủ thuật sinh thiết cụ thể, bạn sẽ phải thực hiện những yêu cầu của bác sĩ. Ví dụ như nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu hay đánh giá khả năng dị ứng với các chất cần dùng trong thủ thuật. Bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ biết về những loại thuốc đang sử dụng và tình trạng sức khỏe của bản thân. 

 Trong khi thực hiện sinh thiết

Tùy vào yêu cầu chẩn đoán và tình trạng, bệnh nhân sẽ được tiến hành sinh thiết khác nhau. Do đó, thời gian thực hiện sinh thiết cũng không có ấn định cụ thể. Bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ với hầu hết các thủ thuật sinh thiết để làm giảm cảm giác đau đớn, khó chịu,… 

 Sau khi thực hiện sinh thiết

Mẫu sinh thiết sau khi được lấy thì sẽ gửi đi xét nghiệm, tiến hành phân tích theo những phương pháp cụ thể. Sau sinh thiết, do hết thuốc tê nên bạn có thể cảm thấy đau và cần dùng một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Đa phần người bệnh sau khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết đều có thể trở về nhà. Tuy nhiên trong trường hợp gây mê toàn thân, bệnh nhân cần được theo dõi thêm tại bệnh viện. 

Sinh thiết có an toàn không?

Sinh thiết được coi là thủ tục có rủi ro rất thấp, an toàn, cụ thể như sau:

  • Nhiễm trùng: Khả năng bị nhiễm trùng là khá nhỏ. Nguy cơ nhiễm trùng phải chữa trị bằng thuốc kháng sinh là rất thấp.
  • Bị chảy máu nhưng không nghiêm trọng.
  • Không lấy đủ mẫu, xét nghiệm sai vị trí có thể làm kết quả bị sai lệch và phải tiến hành thực hiện lại. 
xet-nghiem-sinh-thiet-4
Sinh thiết được coi là thủ tục có rủi ro rất thấp, an toàn

Bảng giá xét nghiệm sinh thiết

Dưới đây là bảng giá một số loại xét nghiệm sinh thiết cơ bản, bạn hãy tham khảo nhé. Lưu ý, mức giá này ở mỗi cơ sở y tế sẽ có sự khác nhau:

Loại xét nghiệm sinh thiết Mức giá
Sinh thiết cơ tim Khoảng 1.800.000 đồng
Sinh thiết niêm mạc hoặc da Khoảng 130.000 đồng
Sinh thiết thận dưới hoặc gan bằng sự hướng dẫn của siêu âm Khoảng 980.000 đồng
Sinh thiết vú hoặc tổn thương khác dưới hướng dẫn của siêu âm Khoảng 820.000 đồng
Sinh thiết gan hoặc phổi dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính Khoảng 1.900.000 đồng
Sinh thiết vú, thận hay vị trí khác dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính Khoảng 1.700.000 đồng
Sinh thiết u hoặc hạch Khoảng 260.000 đồng
Sinh thiết màng hoạt dịch dưới hướng dẫn của siêu âm Khoảng 1.100.000 đồng
Sinh thiết màng phổi Khoảng 430.000 đồng
Sinh thiết móng Khoảng 290.000 đồng
Sinh thiết tiền liệt tuyến qua siêu âm trực tràng Khoảng 590.000 đồng
Sinh thiết tủy xương Khoảng 240.000 đồng
Sinh thiết tủy xương có kinh sinh thiết Khoảng 1.400.000 đồng
Sinh thiết tủy xương (dùng máy khoan cầm tay) Khoảng 2.700.000 đồng
Sinh thiết vú Khoảng 150.000 đồng
Sinh thiết tuyến vú dưới hướng dẫn của X-quang có hệ thống định vị Stereostatic Khoảng 1.600.000 đồng

Xét nghiệm sinh thiết bao lâu có kết quả?

Điều này sẽ còn phụ thuộc vào loại sinh thiết. Bạn có thể nhận được kết quả trong vòng 2 – 3 ngày ở trường hợp đơn giản. Cũng có khả năng mất từ 7 – 10 ngày trong một số trường hợp phức tạp.

xet-nghiem-sinh-thiet-5
Xét nghiệm sinh thiết bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm sinh thiết ở đâu?

Bạn nên thực hiện xét nghiệm sinh thiết tại cơ sở y tế lớn, uy tín, đảm bảo một số yếu tố dưới đây:

  • Được Sở Y Tế cấp phép cung cấp dịch vụ xét nghiệm sinh thiết. Quy trình thực hiện chuyên nghiệp, khoa học, an toàn, hiệu quả, mang đến kết quả chính xác và nhanh chóng.
  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Trang trí bị, máy móc hiện đại phục vụ tốt cho quá trình xét nghiệm.
  • Hỗ trợ tư vấn, định hướng phác đồ điều trị phù hợp sau khi sinh thiết. Chi phí phải chăng, công khai, minh bạch, không phát sinh thêm. 

Tóm lại, xét nghiệm sinh thiết mang đến công dụng hữu ích, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh ung thư có độ chính xác cao. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện ở cơ sở y tế uy tín để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ