Xét Nghiệm U Tuyến Thượng Thận Như Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Thận học > Xét Nghiệm U Tuyến Thượng Thận Như Thế Nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 12, 2022

U tuyến thượng thận là bệnh khá nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng thông qua việc làm rối loạn quá trình sản xuất một số Hormone. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm u tuyến thượng thận. Nhờ đó bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị thích hợp. Bạn hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!

U tuyến thượng thận là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm u tuyến thượng thận, chúng ta cần biết bệnh lý này là gì? Thượng thận là một tuyến nội tiết có vai trò sản xuất ra những loại Hormone quan trọng cho quá trình điều hòa huyết áp, cân bằng nước – điện giải, chống stress,… Tuyến thượng thận nằm ở ngay phía trên 2 thận. 

U tuyến thượng thận là một dạng bệnh lý hiếm gặp. Khối u trong tuyến thượng thận phát triển sẽ giải phóng các Hormone gây ra tình trạng cao huyết áp liên tục và nhiều lần. Điều này có thể làm các cơ quan khác bị tổn thương, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu không tiến hành chữa trị kịp thời.

Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị bệnh u tuyến thượng thận. Thế nhưng hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều dao động từ 20 – 50 tuổi. Để chẩn đoán bệnh lý một cách chính xác và đưa ra phương pháp can thiệp hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm u tuyến thượng thận.

xet-nghiem-u-tuyen-thuong-than-1
U tuyến thượng thận là một dạng bệnh lý hiếm gặp

Nguyên nhân gây bệnh u tuyến thượng thận

U tuyến thượng thận thường là bệnh lành tính. Nguyên nhân gây ra vẫn chưa được xác định rõ. Yếu tố di truyền thường liên quan đến bệnh, khiến một trong hai (hoặc cả hai) tuyến thượng thận bị ảnh hưởng. 

Triệu chứng của bệnh u tuyến thượng thận

Bệnh u tuyến thượng thận thường có một số triệu chứng dưới đây:

  • Xuất hiện cơn tăng huyết áp kịch phát kéo dài khoảng vài phút đến vài giờ. Những cơn tăng huyết áp kịch phát này thường xảy ra với người có tiền sử cao huyết áp thường xuyên. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi sau mỗi cơn tăng huyết áp do bị mất nước. Từ đó dẫn đến tình trạng trụy mạch, rối loạn điện giải nguy hiểm.
  • Nhịp tim đập nhanh > 100 lần/phút, thậm chí có thể lên đến 140 – 180 lần/phút.
  • Vã mồ hôi, da xanh, cơ thể ớn lạnh.
  • Khó thở, buồn nôn, đau đầu.

Một vài triệu chứng ít gặp khác gồm có:

  • Bồn chồn.
  • Lo lắng.
  • Sút cân, táo bón.

Sau một sang chấn về stress, tâm lý,… các triệu chứng có thể được kích hoạt. Những yếu tố này khiến diễn biến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Khi xuất hiện triệu chứng điển hình, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám và xét nghiệm u tuyến thượng thận nhé.

xet-nghiem-u-tuyen-thuong-than-2
Nhịp tim đập nhanh > 100 lần/phút, thậm chí có thể lên đến 140 – 180 lần/phút khi bị u tuyến thượng thận

Biến chứng có thể xảy ra của bệnh u tuyến thượng thận

Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh u tuyến thượng thận có thể làm nhiều cơ quan khác bị tổn thương, nhất là các mô của não, thận, tim mạch. Tình trạng huyết áp cao kết hợp với bệnh u tuyến thượng thận có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ví dụ như: 

  • Tổn thương các dây thần kinh mắt.
  • Suy hô hấp cấp tính.
  • Đột quỵ.
  • Bệnh tim.
  • Suy thận.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh u tuyến thượng thận

Bệnh u tuyến thượng thận thường xảy ra ở người từ 20 – 50 tuổi. Đối tượng mắc các rối loạn di truyền có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Rối loạn di truyền có thể là yếu tố gây ra một số bệnh như u sợi thần kinh, u tân sinh đa tuyến nội tiết,… 

xet-nghiem-u-tuyen-thuong-than-3
Bệnh u tuyến thượng thận thường xảy ra ở người từ 20 – 50 tuổi

U tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

Bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh thực hiện xét nghiệm u tuyến thượng thận sớm để kịp thời chữa trị, vì nếu kéo dài có thể gây nguy hiểm:

  • U tuyến thượng thận sẽ làm hoạt động của những cơ quan khác bị ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
  • Các cơn tăng huyết áp kịch phát và thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Từ đó gây ra một số bệnh lý như tổn thương đáy mắt, suy thận, xuất huyết, trụy mạch, rối loạn nước – điện giải,…
  • Ảnh hưởng đến Hormone tình dục. Từ đó gây ra tình trạng giảm ham muốn tình dục. Quá trình sản xuất và chất lượng tinh trùng bị suy giảm dẫn đến biến chứng vô sinh.
  • Xuất hiện một số triệu chứng giống với bệnh trầm cảm như: Gầy sút cân, chán ăn, mệt mỏi, chuột rút, căng cơ,…

Khi nào cần xét nghiệm u tuyến thượng thận?

Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và tiến hành làm xét nghiệm u tuyến thượng thận khi gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đã được Đa khoa Phương Nam đề cập ở những phần trên. Nhất là khi bạn rơi vào một số trường hợp dưới đây:

  • Huyết áp cao khó kiểm soát.
  • Trong gia đình có thành viên bị u tuyến thượng thận.
  • Gia đình có thành viên mắc một số hội chứng rối loạn di truyền liên quan như bệnh Von Hippel-Lindau, u sợi thần kinh loại I (NF1), u cận hạch di truyền, u tuyến nội tiết loại II (MEN II).
xet-nghiem-u-tuyen-thuong-than-6
Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và tiến hành làm xét nghiệm u tuyến thượng thận khi gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh

Xét nghiệm u tuyến thượng thận như thế nào?

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện xét nghiệm u tuyến thượng thận khi nghi ngờ có khả năng mắc bệnh, cụ thể:

 Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

  • Xét nghiệm máu: Bạn hãy thông báo cho bác sĩ biết về những loại thuốc bản thân đang sử dụng. Bên cạnh đó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc nhịn ăn. 
  • Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thu lại tất cả các mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ.

Những xét nghiệm này được tiến hành để đo mức Noradrenaline và Adrenaline hoặc một số chất khác bên trong cơ thể bệnh nhân.

 Chẩn đoán hình ảnh

Nếu kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy bạn có khả năng cao bị u tuyến thượng thận thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm những công nghệ chẩn đoán hình ảnh khác. Thông qua các phương pháp này, vị trí của khối u sẽ được xác định, điển hình là:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).
  • Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET).
  • Chụp CT Scanner.
  • Chụp M-iodobenzylguanidine (MIBG).

 Xét nghiệm di truyền

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm di truyền trong trường hợp muốn xác định xem u tuyến thượng thận có liên quan đến những rối loạn di truyền không. Điều này giữ vai trò quan trọng vì:

  • Rối loạn di truyền có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, phương pháp xét nghiệm sẽ giúp chúng ta sàng lọc nhiều vấn đề y tế khác nhau.
  • Một số rối loạn có khả năng tái phát hoặc gây ra bệnh ung thư ác tính.
  • Kết quả xét nghiệm di truyền giúp bác sĩ đánh giá và đưa ra lời khuyên hợp lý xem có cần thiết làm xét nghiệm u tuyến thượng thận cho những thành viên khác trong gia đình không. 

 Tình cờ phát hiện

Nhiều trường hợp tình cờ phát hiện khối u trong tuyến thượng thận khi thăm khám, chẩn đoán những tình trạng sức khỏe khác. Khi đó để xác định bản chất của khối u, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung.

xet-nghiem-u-tuyen-thuong-than-4
Bạn có thể được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh u tuyến thượng thận

Điều trị u tuyến thượng thận

Bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị khác nhau tùy vào tình trạng của bệnh nhân. Với đối tượng bị u tuyến thượng thận kích thước nhỏ dưới 5 cm và không xuất hiện triệu chứng thì có thể chưa cần can thiệp. Lúc này để theo dõi và đánh giá kích thước của khối u, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm nội tiết định kỳ. 

Trong trường hợp u tuyến thượng thận lớn hơn 5 cm hay có chức năng nội tiết (sản xuất Hormone thượng thận quá mức) thì sẽ phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Hiện có hai phương pháp phẫu thuật chính bao gồm:

  • Mổ hở: Khi khối u dính nhiều vào tạng xung quanh hay có kích thước quá lớn hoặc trong trường hợp người bệnh chống chỉ định mổ nội soi. 
  • Mổ nội soi: Thường được lựa chọn khi khối u có kích thước nhỏ dưới 5 cm và lành tính. 

Trường hợp u tuyến thượng thận đã phát triển thành ung thư hoặc ung thư di căn, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp điều trị khác như hóa trị, xạ trị,…

Tóm lại, xét nghiệm u tuyến thượng thận đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và chữa trị bệnh lý này. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ liên quan đến bệnh u tuyến thượng thận thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám và chữa trị nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ