Quy Trình Xét Nghiệm Albumin Ra Sao? Khi Nào Cần Thực Hiện?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Quy Trình Xét Nghiệm Albumin Ra Sao? Khi Nào Cần Thực Hiện?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 27, 2022

Xét nghiệm Albumin được áp dụng phổ biến để chẩn đoán một số bệnh lý về gan, thận, tủy xương, suy kiệt sức khỏe,… Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có nhiều thông tin về hình thức xét nghiệm này. Vậy xét nghiệm định lượng Albumin là gì? Khi nào cần thực hiện? Quy trình xét nghiệm Albumin như thế nào? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Albumin máu là gì? Vai trò của Albumin trong cơ thể ra sao?

Trước khi tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm Albumin, chúng ta hãy cùng xem Albumin là gì? Vai trò của Albumin trong cơ thể như thế nào? Albumin là thành phần quan trọng của huyết thanh, chiếm từ 58 – 74% hàm lượng Protein toàn phần. 60% Albumin nằm ở dịch ngoại bào và 40% tại huyết tương

xet-nghiem-albumin-1
Albumin là thành phần quan trọng của huyết thanh, chiếm từ 58 – 74% hàm lượng Protein toàn phần

Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể sản xuất Albumin. Ước tính mỗi ngày gan tạo ra khoảng 10,5 gam Albumin. Do đó, chỉ số Albumin sẽ thể hiện được tình trạng chức năng của gan. Gan bị suy yếu ở người mắc bệnh viêm nhiễm, thận, suy dinh dưỡng,… 

Khi cơ thể mất nước, Albumin máu sẽ tăng cao. Tuy nhiên, vì Albumin phân hủy trong khoảng 12 – 18 ngày. Nên Albumin chưa giảm nhiều ở giai đoạn đầu gan bị tổn thương. Albumin cũng có những vai trò quan trọng khác trong cơ thể như: 

 Duy trì áp suất thẩm thấu

Do có nồng độ lớn và trọng lượng phân tử thấp nên Albumin đóng vai trò quan trọng để duy trì áp suất thẩm thấu keo trong máu. Albumin giúp chống lại sự thẩm thấu của chất lỏng ra ngoài mạch máu, có thể chịu tới 80% tổng áp suất keo. 

 Vai trò vận chuyển

Albumin có thể liên kết với ion Sắt, Canxi, Bilirubin, chất béo, chất nội hoặc ngoại sinh và hỗ trợ vận chuyển chúng trong mạch máu đưa tới các cơ quan khác. Do đó, sự thay đổi của cấu trúc Albumin cũng tác động đến quá trình cân bằng chuyển hóa. Điều này giúp bác sĩ phát hiện ra những bệnh hiểm nghèo từ sớm, làm nâng cao hiệu quả điều trị. 

 Vai trò dinh dưỡng

Albumin giúp cung cấp các Axit Amin và tổng hợp Protein ở những phần mô bị tổn thương. Bên cạnh đó, Albumin còn cung cấp cho cơ thể chất béo và đạm. Bác sĩ thường điều trị tình trạng ốm yếu, suy dinh dưỡng bằng cách cho bệnh nhân bổ sung Albumin.

 Vai trò chống Oxy hóa, khử gốc tự do

Albumin có khả năng liên kết với những loại ion khác như Cu, Fe,… nên làm giảm các phản ứng Oxy hóa. Albumin cũng hạn chế sự tiếp xúc của các dư lượng Cysteine tự do và nhóm Thiol. Chất này hỗ trợ “dọn dẹp” các gốc tự do đồng thời ngăn chặn những loại phản ứng của Nitơ và Oxy. 

 Giữ vai trò đệm, cân bằng kiềm cho cơ thể

Albumin chứa một lượng lớn nhóm Histidine và có nồng độ cao nên nó hỗ trợ tích cực cho quá trình cân bằng kiềm trong cơ thể. Đồng thời loại chất này cũng sở hữu khả năng đệm rất an toàn. 

 Chống đông máu

Albumin có thể ức chế sự kết tập của các tiểu cầu nên nó đóng vai trò như một chất chống đông máu. Ngoài ra, nhờ khả năng chống Apoptosic, chống viêm và Oxy hóa nên Albumin giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mạch máu cũng như ngăn sự thẩm thấu của chất lỏng qua thành mạch máu. 

Bạn thấy đấy, với những vai trò kể trên nên xét nghiệm Albumin có chức năng rất quan trọng. Vậy sự thay đổi chỉ số Albumin có liên quan đến những bệnh lý nào?

Các bệnh liên quan đến thay đổi chỉ số Albumin

xet-nghiem-albumin-2

Chỉ số Albumin trong máu luôn được biến động trong giới hạn cho phép và duy trì ổn định. Chỉ số Albumin bình thường ở người trưởng thành là 35 – 50 g/L. Nếu hàm lượng Albumin trong máu có sự thay đổi thì bạn đang đối mặt với những vấn đề bệnh lý như sau:

  • Albumin máu tăng cao: Do mất nước.
  • Albumin máu giảm: Thường gặp ở người bị bệnh gan, suy thận, tổn thương cầu thận, tiểu đường, viêm, suy dinh dưỡng, đặc biệt là sau phẫu thuật. Ngoài ra, các trường hợp bị đa u tủy xương, suy tim, nhược giáp, Lupus ban đỏ, bỏng, bệnh đường ruột,… cũng có khả năng làm giảm hàm lượng Albumin máu.

Ngoài những trường hợp kể trên, các tình trạng sau đây cũng có thể cho ra kết quả xét nghiệm Albumin bất thường:

  • Chỉ số Albumin máu có thể tăng nếu bạn hiến máu trong thời gian gần đây.
  • Một số thuốc có khả năng làm giảm hoặc tăng lượng Albumin máu.
  • Khẩu phần ăn giàu đạm có thể làm Albumin máu gia tăng.
  • Chỉ số Albumin trong máu có khả năng gia tăng nếu buộc garo lâu.
  • Globulin máu tăng và Albumin máu giảm ở phụ nữ có thai.

Xét nghiệm định lượng Albumin là gì?

Đây là hình thức xét nghiệm nồng độ Albumin trong máu, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý khác nhau hoặc dùng để theo dõi tiến triển sức khỏe của từng bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm Albumin trong máu cũng giúp bác sĩ theo dõi, đưa ra chỉ định thực hiện những phương pháp xét nghiệm khác và kê đơn thuốc sao cho phù hợp. 

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm định lượng Albumin trong máu?

  • Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm Albumin cùng một số loại xét nghiệm khác khi xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng rối loạn chức năng gan như sụt cân nhanh và nhiều, mệt mỏi, vàng da. Hoặc những triệu chứng của hội chứng thận hư, điển hình là sưng phù quanh mắt, mắt cá chân, bụng. 
  • Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm Albumin máu và Prealbumin khi muốn kiểm tra, giám sát tình trạng dinh dưỡng của người bệnh. Nồng độ Albumin không thay đổi nhanh như Prealbumin nhưng nó có khả năng giảm, phản ánh sự suy dinh dưỡng và thiếu hụt Protein.
  • Xét nghiệm nồng độ Albumin huyết tương nhằm đánh giá chức năng thận, gan của người bệnh.

Quy trình xét nghiệm Albumin

xet-nghiem-albumin-3
Điều dưỡng sẽ lấy mẫu máu để xét nghiệm Albumin theo đúng quy trình

Dưới đây là quy trình xét nghiệm Albumin, bạn hãy tham khảo nhé:

 Trước khi xét nghiệm

  • Người bệnh hãy báo với bác sĩ về những loại thuốc mình đang dùng.
  • Bệnh nhân nên mặc áo ngắn tay khi đi làm xét nghiệm Albumin để điều dưỡng dễ dàng lấy máu.

 Quy trình thực hiện xét nghiệm Albumin  

  • Với xét nghiệm máu: Điều dưỡng sẽ quấn một dải băng quanh tay người bệnh để chặn máu lưu thông, sát trùng vị trí tiêm bằng cồn. Tiếp theo, tiêm kim vào tĩnh mạch, gắn ống vào để máu chảy ra. Sau khi lấy đủ máu thì tháo dải băng quanh tay. Cuối cùng, nhân viên y tế sẽ dùng bông gòn để thoa lên chỗ vừa tiêm rồi dán băng cá nhân. Lưu ý, cần lấy máu lúc bệnh nhân đang đói vào buổi sáng.
  • Với xét nghiệm nước tiểu: Người bệnh sẽ được hướng dẫn thu thập nước tiểu trong vòng 24 giờ. Cần lưu ý không cho lẫn giấy vệ sinh vào trong mẫu, tránh để nước tiểu bị nhiễm trùng bởi phân. Mẫu nước tiểu cần đưa vào tủ lạnh bảo quản trong vòng 24 giờ. Lần thu thập nước tiểu cuối cùng càng gần với lúc sắp hết 24 giờ càng tốt. Sau đó, người bệnh phải chuyển mẫu nước tiểu đến cơ sở xét nghiệm Albumin. 

Cách đọc kết quả xét nghiệm định lượng Albumin

Cách đọc kết quả xét nghiệm Albumin cụ thể như sau:

 Giá trị bình thường

  • Trẻ em từ 0 – 4 tháng tuổi: Nồng độ Albumin dao động từ 2 – 4,5 g/dl.
  • Trẻ em từ 4 – 16 tháng tuổi: Nồng độ Albumin dao động từ 3,2 – 5,2 g/dl.
  • Người lớn trên 16 tuổi: Nồng độ Albumin dao động từ 3,5 – 4,8 g/dl hay 35 – 48 g/l.

 Giá trị bất thường

  • Định lượng Albumin giảm: Do bệnh ở gan, viêm, suy dinh dưỡng, sốc, đái tháo đường,… đặc biệt là sau phẫu thuật. Những tình trạng sức khỏe như bị bệnh rối loạn tự miễn, đường tiết niệu, đa u tủy xương, suy tim, nhược giáp, ung thư hạch bạch huyết,… cũng có thể làm giảm nồng độ Albumin trong máu, kể cả khi người bệnh ăn uống đầy đủ chất đạm.
  • Định lượng Albumin cao: Do có thai, viêm tụy cấp, mất nước, tiêu thụ chế độ dinh dưỡng giàu đạm, hiến máu hoặc buộc garo lâu, xét nghiệm máu trong thời gian gần đây.

Xét nghiệm Albumin ở đâu uy tín?

xet-nghiem-albumin-4
Để nhận được kết quả xét nghiệm Albumin chính xác, bạn nên đến địa chỉ uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam thực hiện

Để nhận được kết quả xét nghiệm Albumin chính xác, bạn nên đến địa chỉ uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam thực hiện, sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Quy trình xét nghiệm Albumin khoa học, mang đến kết quả chính xác, nhanh chóng.
  • Trang thiết bị, máy móc xét nghiệm hiện đại, được nhập khẩu trực tiếp từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tâm, chu đáo.
  • Chi phí hợp lý, công khai, minh bạch, đảm bảo không phát sinh thêm.

Những câu hỏi liên quan đến xét nghiệm định lượng Albumin

Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp thêm cho bạn một số thắc mắc có liên quan đến xét nghiệm Albumin, cụ thể như sau:

 Đối tượng nào dễ có mức độ Albumin bất thường?

Cá nhân bị rối loạn thận và mắc bệnh gan mãn tính có nguy cơ cao nhất làm phát triển các mức độ Albumin bất thường. Bên cạnh đó, người bị tiêu chảy kéo dài và có đường tiêu hóa hấp thụ dưỡng chất không đúng cách cũng dễ khiến chỉ số Albumin trở nên bất thường. 

 Xét nghiệm Albumin có thể thực hiện tại nhà không?

Không thể xét nghiệm Albumin máu tại nhà. Bạn chỉ có khả năng kiểm tra mức độ Albumin trong nước tiểu tại nhà thông qua một que thử mua ở hiệu thuốc.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn những thông tin cần biết về xét nghiệm Albumin. Nếu bạn đang đối mặt với triệu chứng của bệnh về gan, thận, suy dinh dưỡng,… hãy đến cơ sở y tế uy tín làm xét nghiệm Albumin và kiểm tra sức khỏe cẩn thận nhé. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ