Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 30, 2022
Mục Lục Bài Viết
Hệ thống miễn dịch tạo ra những loại Protein giữ vai trò bảo vệ cơ thể, còn được gọi là kháng thể. Các tế bào bạch cầu (tế bào B) sẽ trực tiếp sản xuất ra kháng thể. Chức năng của kháng thể là phát hiện và chống lại những vi sinh vật truyền nhiễm (vi trùng) khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Khi một kháng thể nhận ra Protein ngoại lai của sinh vật truyền nhiễm (kháng nguyên), nó sẽ huy động thêm các tế bào miễn dịch khác đồng thời kích hoạt phản ứng viêm nhằm chống lại sự lây nhiễm.
Kháng thể đôi khi cũng mắc sai lầm. Chúng nhận diện nhầm các Protein bình thường thành những vật ngoại lai nguy hiểm. Các kháng thể này được gọi là tự kháng thể. Nó sẽ kích hoạt một dòng thác viêm, khiến cơ thể tự tấn công chính mình. Những tự kháng thể chủ yếu nhắm mục tiêu vào các Protein bình thường có trong nhân của tế bào, còn được gọi là kháng thể kháng nhân (ANA – Antinuclear Antibodies).
Hầu hết chúng ta đều có tự kháng thể trong cơ thể nhưng với số lượng ít. Một lượng lớn ANA hoặc các chất tự kháng thể có khả năng là căn nguyên của bệnh lý tự miễn. Cụ thể, các ANA sẽ báo hiệu cơ thể tấn công chính mình và gây ra những bệnh lý tự miễn như Lupus ban đỏ hệ thống, mô liên kết hỗn hợp, viêm gan tự miễn, viêm đa cơ, xơ cứng bì,…
Lúc này, tự kháng thể sẽ làm tổn thương các mô, nếu có thành phần Protein đặc hiệu với chúng như cơ, da, khớp và mô liên kết nói chung. Hệ cơ quan sẽ bị mất chức năng và xuất hiện biểu hiện bệnh lý.
Vậy xét nghiệm ANA là gì? Việc xác định sự hiện diện của kháng thể kháng nhân là một loại tự kháng thể tấn công vào những Protein trong nhân tế bào vượt ngưỡng nồng độ nhất định chính là nền tảng của hình thức xét nghiệm ANA. Kết quả xét nghiệm ANA dương tính có thể giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán bệnh tự miễn.
Hiện có nhiều phương pháp khác nhau được dùng để kiểm tra ANA. Xét nghiệm ANA huỳnh quang hoặc FANA là kỹ thuật xét nghiệm ANA thường được ứng dụng. Theo đó, các tự kháng thể sẽ được gắn huỳnh quang. Nếu xuất hiện, chúng sẽ hiện lên dưới kính hiển vi và được xác định với cường độ của huỳnh quang.
Độ nhạy và đặc hiệu của xét nghiệm ANA khá tốt. Do đó, bác sĩ thường chỉ định thực hiện ANA như hình thức xét nghiệm ban đầu, nhằm mục đích xác định khả năng mắc bệnh Lupus nói riêng hay một tình trạng tự miễn bất kỳ nói chung. Vì đa số bệnh nhân Lupus đều dương tính với ANA (hơn 95%). Kết quả xét nghiệm ANA âm tính sẽ có vai trò hữu ích, giúp bác sĩ loại trừ chẩn đoán này.
Bác sĩ sẽ chỉ định cho xét nghiệm ANA nếu có triệu chứng nghi ngờ đến một số bệnh lý tự miễn như:
Quy trình xét nghiệm ANA cụ thể như sau:
Nguyên lý xét nghiệm ANA
Đây là hình thức xét nghiệm huyết thanh dựa trên nguyên lý của các kỹ thuật như: Miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch hóa phát quang, miễn dịch Enzym,… Kháng thể đặc hiệu của thuốc thử có gắn chất đánh dấu sẽ phản ứng với kháng thể trong mẫu. Nhờ đó, có thể phát hiện được kháng thể thông qua phương pháp đo độ hấp thụ ánh sáng hoặc đo quang.
Tiến hành xét nghiệm ANA
Người bệnh có thể ăn uống như bình thường. Một vài loại thuốc có thể tác động đến kết quả xét nghiệm ANA. Do đó, nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn hãy mang đến cho bác sĩ kiểm tra thành phần trước khi tiến hành xét nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng không được dùng cà phê, thuốc lá, rượu, bia,…
Điều dưỡng sẽ lấy 3 – 4 ml máu từ tĩnh mạch cho vào ống nghiệm không chứa chất chống đông như Heparin,… Sau đó tiến hành ly tâm lấy huyết tương/huyết thanh. Tiếp theo, mẫu huyết tương/huyết thanh sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm phân tích bằng những kỹ thuật dưới đây:
Sau khi có kết quả xét nghiệm ANA, bác sĩ sẽ tiến hành đối chiếu, tư vấn và đánh giá tình trạng của người bệnh, đồng thời đưa ra phương pháp chữa trị thích hợp. Kết quả xét nghiệm có thể bị tác động với các yếu tố như:
Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm ANA cụ thể như sau:
Xét nghiệm ANA có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý tự miễn, bên cạnh đó thường được sử dụng như một phương pháp theo dõi những căn bệnh phổ biến. Các đối tượng thường dương tính với kháng thể kháng nguyên ANA gồm có:
Cơ chế của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống rất phức tạp. Kháng thể kháng nhân thường được tìm thấy trong 80 – 90% các ca bệnh Lupus ban đỏ vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như máu, não, phổi, tim, thận, gan, da,…
Triệu chứng và dấu hiệu gồm có: Tức ngực, khó thở, da nhạy cảm với ánh sáng, sưng phù các khớp, đau cứng, hay quên, đau đầu, mệt mỏi, phát ban hình cánh bướm trên hai má,… cùng những dấu hiệu bệnh lý tương ứng với các cơ quan đã chịu tổn thương. Xét nghiệm ANA giúp phát hiện nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác và đưa ra phương hướng chữa trị phù hợp.
Phương pháp điều trị Lupus ban đỏ
Những cách cải thiện tình trạng bệnh