Xét Nghiệm Coombs Là Gì? Khi Nào Cần Sử Dụng?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Xét Nghiệm Coombs Là Gì? Khi Nào Cần Sử Dụng?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Sáu 7, 2022

Xét nghiệm Coombs là một loại kỹ thuật miễn dịch huyết học quan trọng, được ứng dụng phổ biến tại nhiều cơ sở y tế. Vậy xét nghiệm Coombs là gì? Có mấy loại? Khi nào thì sử dụng nghiệm pháp Coombs trong y học? Kết quả xét nghiệm Coombs cho biết điều gì? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Xét nghiệm Coombs là gì? Có mấy loại?

Tế bào hồng cầu là một dạng tế bào máu phức tạp, tổ hợp rất nhiều gai kháng nguyên. Mỗi gai kháng nguyên có khả năng kết hợp với loại kháng thể tương ứng. Các kháng thể này có thể là do cơ thể tự tạo ra hoặc từ bên ngoài đưa vào.

Khi phản ứng huyết thanh học xảy ra trên tế bào máu, những kháng thể kết hợp được với tế bào hồng sẽ phá hủy nó, gây ra hiện tượng tan máu. Người ta sẽ dùng nghiệm pháp Coombs để tìm ra lý do làm bệnh nhân bị thiếu máu đột ngột. Nói cách khác, kỹ thuật này sẽ giúp bác sĩ tìm ra kháng thể gây tan máu. 

Xét nghiệm Coombs còn được gọi là xét nghiệm kháng Globulin (DAT). Đây là một loại xét nghiệm miễn dịch huyết học dùng để phát hiện ra những kháng thể có trong cơ thể sở hữu khả năng tiêu diệt hồng cầu, gây ra tình trạng tan huyết nguy hiểm. Hiện có 2 loại xét nghiệm Coombs là trực tiếp và gián tiếp:

  • Xét nghiệm Coombs trực tiếp: Cho phép tìm thấy những kháng thể gắn vào tế bào hồng cầu. Những kháng thể này có khả năng là do cơ thể tạo ra vì mắc bệnh (tăng bạch cầu dòng Lympho, Lupus ban đỏ,…) hoặc từ bên ngoài truyền vào (mẹ sang con qua nhau thai, máu,…).
  • Xét nghiệm Coombs gián tiếp: Giúp tìm thấy những kháng thể có trong huyết thanh. Đây là các kháng thể tấn công vào tế bào hồng cầu nhưng nó lại không trực tiếp gắn vào. Phản ứng này thường được dùng để tìm kháng thể xuất hiện trong máu người nhận hoặc của người hiến máu trước khi tiến hành công tác truyền màu.
xet-nghiem-coombs-1
Xét nghiệm Coombs là gì?

Khi nào thì sử dụng nghiệm pháp Coombs trong y học?

Nghiệm pháp Coombs được ứng dụng trong những trường hợp dưới đây:

Đối với xét nghiệm Coombs trực tiếp

Khi có hiện tượng bất thường của máu trong cơ thể: Nếu bị tan máu, đông máu, thiếu máu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm Coombs trực tiếp để kiểm tra yếu tố kháng thể bám lên bề mặt của tế bào hồng cầu. Một vài trường hợp khác làm xuất hiện biểu hiện bất thường của máu gồm có bệnh nhân bị u bạch huyết, tán huyết tự miễn, nhiễm vi khuẩn Mycoplasma, mắc bệnh tự nhiễm, Lupus ban đỏ bẩm sinh,… 

 Khi thực hiện phản ứng truyền máu: Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường xảy ra sau khi truyền máu cho người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm Coombs để xác định nguyên nhân có phải là kháng thể của máu được truyền không phù hợp hay không. 

 Khi kiểm tra nhóm máu của em bé thuộc nhóm Rh+ và mẹ là Rh-: Trong trường hợp máu của mẹ thuộc nhóm Rh- nhưng em bé là Rh+, bác sĩ phải kiểm tra phản ứng Coombs. Mục đích là xác định xem nhóm máu của mẹ có truyền kháng thể sang nhóm máu của con trong giai đoạn mang thai hay không. Điều này giúp gia đình biết được tình trạng sức khỏe của trẻ và có biện pháp bảo vệ con yêu tốt hơn. 

Đối với xét nghiệm Coombs gián tiếp

Khi sàng lọc trong truyền máu: Xét nghiệm Coombs trước khi tiến hành truyền máu giúp bác sĩ phát hiện những kháng thể kháng với hồng cầu của người nhận. Qua đó có thể lựa chọn được người sở hữu nhóm máu phù hợp nhất để hiến cho bệnh nhân cần nhận máu. 

 Khi sàng lọc nhóm máu của em bé thuộc nhóm Rh+ và mẹ là Rh-: Trong trường hợp mẹ có nhóm máu Rh-, còn em bé là Rh+ thì huyết thanh của mẹ sẽ lưu hành một lượng kháng thể kháng hồng cầu. Thông qua phản ứng Coombs gián tiếp, bác sĩ sẽ tiên lượng được những trường hợp mang nhóm máu Rh khác nhau giữa con và mẹ. Từ đó kịp thời đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

xet-nghiem-coombs-2
Xét nghiệm Coombs được thực hiện khi sàng lọc truyền máu

Kết quả xét nghiệm Coombs cho biết điều gì?

Mục đích của hình thức xét nghiệm Coombs là phát hiện ra những kháng thể bất thường có khả năng gây các tai biến cho cơ thể.

 Kết quả bình thường là âm tính (-) khi không tìm thấy kháng thể:

  • Trong kỹ thuật xét nghiệm trực tiếp, phản ứng âm tính có nghĩa là không tìm thấy kháng thể gắn lên bề mặt của hồng cầu.
  • Trong xét nghiệm gián tiếp, phản ứng âm tính nghĩa là máu người cho tương thích với máu của người nhận. 

 Kết quả dương tính (+) khi tìm thấy kháng thể và xuất hiện phản ứng kháng nguyên – kháng thể:

  • Kiểm tra Coombs trực tiếp dương tính có nghĩa là trên bề mặt của hồng cầu xuất hiện những kháng thể chống lại hồng cầu. Thường gặp trong một số bệnh lý như thiếu máu tan máu hay thiếu máu tán huyết ở trẻ sơ sinh.
  • Kiểm tra Coombs gián tiếp dương tính nghĩa là máu của người nhận và người cho không tương thích với nhau. Thế nên không thể tiến hành truyền máu trong trường hợp này. 

Xét nghiệm Coombs có nguy hiểm không?

Không ít người bệnh có tâm lý lo sợ, dè chừng, thậm chí bài xích khi nhìn thấy máu. Tuy nhiên xét nghiệm Coombs là một kỹ thuật rất an toàn và đơn giản, nên bạn đừng quá lo lắng. Bạn chỉ cần để điều dưỡng lấy mẫu máu, quá trình này không quá đau đớn và hoàn toàn đảm bảo vô trùng. Do đó sẽ không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. 

xet-nghiem-coombs-3
Quá trình lấy máu không đau đớn và đảm bảo vô trùng

Nên thực hiện xét nghiệm Coombs ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm Coombs. Tuy nhiên để nhận được kết quả chính xác, nhanh chóng, bạn nên thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, đáp ứng những tiêu chí dưới đây:

  • Có quy trình xét nghiệm Coombs chuyên nghiệp, an toàn, chuẩn y khoa. Mang đến kết quả chính xác, nhanh chóng.
  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tận tình hỗ trợ bệnh nhân.
  • Trang thiết bị, máy móc hiện đại được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Chi phí phải chăng, công khai, minh bạch, không phát sinh thêm. 

Tóm lại, xét nghiệm Coombs là phương pháp rất an toàn, dễ thực hiện, mang đến công dụng hữu ích trong y học. Để nhận được kết quả chính xác, bạn nên tiến hành tại cơ sở y tế uy tín nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1