Xét Nghiệm Dị Ứng – Những Thông Tin Hữu Ích Cần Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Bệnh Da Liễu > Xét Nghiệm Dị Ứng – Những Thông Tin Hữu Ích Cần Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 4, 2022

Xét nghiệm dị ứng giúp phát hiện tình trạng dị ứng bất thường ở người bệnh, tìm ra nguyên nhân, chất gây dị ứng, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả. Vậy có các loại xét nghiệm dị ứng nào? Cần chuẩn bị những gì khi xét nghiệm? Cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh dị ứng là gì?

Trước khi đi sâu vào các xét nghiệm dị ứng, chúng ta cùng tìm hiểu xem dị ứng là gì nhé!

Theo các chuyên gia y tế thì dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng thái quá với một tác nhân bất kỳ nào đó, gây ra hiện tượng:

  • Viêm da dị ứng: Nổi mẩn, ngứa ngáy, bong da, đỏ da, sưng tấy cơ thể,…
  • Viêm mũi dị ứng: Ngứa mũi, hắt – xì, thậm chí là khó thở, sưng mắt,…
  • Dị ứng côn trùng: Gây tức ngực, khó thở, sưng tấy, đau đỏ da, tay chân,…
  • Dị ứng thực phẩm: Gây sưng lợi, môi, sóc phản vệ, ngứa lưỡi,…
  • Dị ứng thuốc: Gây phát ban, sốc thuốc, ngứa ngáy, khó thở,…

Các chất gây ra hiện tượng dị ứng đều được xếp chung và được gọi là dị nguyên. Dị nguyên gây dị ứng với người này nhưng có thể bình thường với người khác, tùy vào bản chất cơ địa của mỗi người.

Xét nghiệm dị ứng
Dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng thái quá với một tác nhân từ môi trường bên ngoài.

 

Các loại chất gây dị ứng

Các chất gây dị ứng cho một người thường được chia làm 3 loại chính, gồm những chất cơ bản sau:

  • Chất gây tình trạng dị ứng khi ăn uống: Thường tồn tại trong các loại thực phẩm như đậu nành, hải sản, đậu phộng,…
  • Chất gây dị ứng qua đường hô hấp: Loại dị ứng này thường do các chất như phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá, khói thải, hóa chất, xăng dầu, khó than, bụi mịn,… gây ra.
  • Chất gây dị ứng tiếp xúc: Loại chất này gây dị ứng khi làn da của mọi người tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng.

Xét nghiệm dị ứng -1
Có nhiều chất gây dị ứng ở người bệnh.

Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng

Khi tiến hành xét nghiệm dị ứng, tùy vào tình trạng, mức độ dị ứng của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp. Cụ thể, sẽ có 4 loại xét nghiệm chẩn đoán dị ứng sau:

1/ Test lẩy da

  • Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc để đưa vào dưới da bệnh nhân, kiểm tra phản ứng dị ứng của người bệnh với loại thuốc đó. Loại thuốc này sẽ được pha loãng ở nồng độ phù hợp để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
  • Có thể hiểu, test lẩy da ứng dụng nguyên lý tìm IgE đặc hiệu trên da từ các phản ứng làm giải phóng tế bào MAST (thông qua phản ứng kháng thể và kháng nguyên).

2/ Xét nghiệm Panel Dị ứng

Loại xét nghiệm này giúp xác định di nguyên gây dị ứng ( từ 60 – 107 dị nguyên) cùng 1 mẫu xét nghiệm như: trái cây, rau củ, hải sản, lông động vật, bụi mịn, sữa, ngũ cốc,…

Xét nghiệm Panel Dị ứng được khuyến khích sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân thuộc trường hợp có cơ địa dị ứng mạn tính tuy nhiên lại không thể xác định chính xác nguyên nhân. Tiến hành xét nghiệm Panel Dị ứng sẽ giúp định hướng, tìm ra nguyên nhân cụ thể từ những tác nhân xung quanh mà người bệnh tiếp xúc mỗi ngày.
  • Bệnh nhân bị dị ứng với nhiều chất và xuất hiện nhiều dấu hiệu dị ứng khác nhau như tiêu chảy, khó thở, viêm da, nổi mày đay, nghẹt mũi,…

Xét nghiệm Panel dị ứng được tiến hành bằng cách lấy mẫu máu để kiểm tra. Với phương pháp này, các tác nhân dị ứng sẽ được kiểm tra một cách toàn diện.

3/ Test huyết thanh

  • Phương pháp này sử dụng huyết thanh của bệnh nhân và tiêm vào da của họ, giúp xác định tình trạng mày đay mạn tính. Thường thì kỹ thuật này sẽ được ứng dụng khi người bệnh xuất hiện mày đay trên 6 tuần và không thể tìm ra tác nhân gây bệnh cụ thể.

4/ Test thử thách thuốc

  • Với xét nghiệm thử thách thuốc, bác sĩ sẽ đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân theo mức độ tăng dần, từ đó đánh giá mức độ dị ứng nếu có.
  • Thường thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc và tiến hành tăng lượng thuốc sau khoảng 30 phút. Khi test thử thách thuốc, bệnh nhân cần ngưng uống thuốc trầm cảm, thuốc kháng thụ thể Histamine H1, thuốc corticoid và beta-blocker trong ít nhất 5 – 7 ngày.
Xét nghiệm dị ứng -2
Có nhiều phương pháp xét nghiệm dị ứng khác nhau.

Vì sao cần xét nghiệm dị ứng?

Việc xét nghiệm dị ứng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe của mỗi người. Theo một thống kê thì có đến 20% người Việt mắc phải bệnh dị ứng và độ tuổi mắc nhiều nhất là từ 12 – 15 tuổi. Đặc biệt, tỉ lệ trẻ em ở thành phố bị bệnh dị ứng cao hơn so với vùng nông thôn.

Bên cạnh đó, tỉ lệ người mắc bệnh dị ứng trên thế giới cũng vô cùng cao, theo thống kê của ACAAI Đại học Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ) thì có khoảng 50 triệu người đang sinh sống ở Hoa Kỳ mắc bệnh dị ứng.

Đặc biệt, theo ước tính của Tổ chức Dị ứng Thế giới thì mỗi năm có khoảng 250.000 ca tử vong vì các bệnh dị ứng gây nên.

Chính vì vậy, việc xét nghiệm dị ứng là vô cùng cần thiết. Giúp tìm ra nguyên nhân gây dị ứng, mức độ dị ứng, từ đó có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiểu quả. Ngăn chặn những tác động xấu của bệnh dị ứng đến sức khỏe mỗi người.

Xét nghiệm dị ứng -3
Xét nghiệm dị ứng giúp bảo vệ người bệnh khỏi nguy cơ dị ứng.

Chuẩn bị trước khi xét nghiệm dị ứng

Để đảm bảo quá trình xét nghiệm dị ứng diễn ra an toàn, thuận lợi, nhanh chóng và đảm bảo kết quả chuẩn xác, thì trước khi tiến hành xét nghiệm, ban cần ngưng sử dụng những loại thuốc sau:

  • Ngưng sử dụng thuốc chống trầm cảm.
  • Ngưng dùng thuốc kháng Histamin.
  • Ngưng dùng thuốc Benzodiazepine.
  • Ngưng dùng thuốc Corticosteroid
  • Ngưng dùng các loại thuốc chóng ợ nóng.
Xét nghiệm dị ứng -4
Cần ngưng sử dụng thuốc theo chỉ định khi tiến hành xét nghiệm dị ứng.

Các rủi ro có thể gặp khi xét nghiệm dị ứng

Theo các chuyên gia y tế, khi tiến hành xét nghiệm dị ứng, bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề liên quan đến sức khỏe như bị sưng, đỏ, ngứa d, nổi mẩn đỏ và nó sẽ biến mất sau vài giờ nên mọi người không cần quá lo lắng!

Trường hợp xảy ra những phản ứng phụ nặng hơn thì cần có sự can thiệp của các chuyên gia y tế để kịp thời xử lý phản ứng nặng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì xét nghiệm dị ứng vẫn có thể xảy ra rủi ro không mong muốn, do đó, bạn nhất định phải đến các cơ sở, phòng khám, bệnh viện uy tín để tiến hành xét nghiệm dị ứng.

Xét nghiệm dị ứng -5
Xét nghiệm dị ứng có thể gây ra một số phản ứng phụ.

Một số lưu ý sau khi thực hiện xét nghiệm dị ứng

Để tránh những vấn đề ngoài ý muốn xảy ra, thì sau khi xét nghiệm dị ứng hoàn tất, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định từ bác sĩ về điều trị dị ứng.
  • Không được tự ý sử dụng thuốc chống dị ứng mà không có hướng dẫn tư bác sĩ.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng nếu nhận kết quả dị ứng nghiêm trọng.
Xét nghiệm dị ứng -6
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi điều trị bệnh dị ứng.

Mong rằng những thông tin trên đây về vấn đề xét nghiệm dị ứng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 hoặc của Đa khoa Phương Nam để được các chuyên gia hỗ trợ tận tình hơn nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ