Top 6 Mẹo Chữa Vặn Mình Ở Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Nhất

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Sơ sinh > Top 6 Mẹo Chữa Vặn Mình Ở Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Nhất

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 13, 2021

Trẻ sơ sinh có khung xương và các cơ quan chưa phát triển toàn diện mà lại hay có các biểu hiện vặn mình khi ăn, khi thay bỉm hoặc khi ngủ kèm theo các dấu hiệu như giật mình, gồng đỏ mặt, ngủ không ngon,…làm nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy hãy tham khảo 6 mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả. 

Vì sao trẻ hay vặn mình

Trước khi tìm hiểu 6 mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả, mẹ bầu cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu.

Theo các bác sĩ về nhi khoa, hiện tượng trẻ vặn mình là do hai nhóm tác động chính sau:

Do sinh lý:

  • Trẻ vặn mình do khu vực ngủ ồn ào, không gian không thoáng mát, quá nhiều ánh sáng là nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
  • Bé đang đói bụng hoặc mẹ cho bú quá no cũng khiến trẻ hay vặn mình.
  • Vặn mình cũng là cách để trẻ có có thể tống những chất dư thừa khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện ra ngoài.
  • Mẹ quấn khăn chặt khiến trẻ khó chịu, ngoài ra tã bị ướt, …trẻ sẽ phản ứng bằng cách vặn mình để tỏ ra sự khó chịu trong cơ thể.
meo-chua-van-minh-o-tre-so-sinh
Trẻ vặn mình do khu vực ngủ ồn ào, không gian không thoáng mát

Do bệnh lý:

  • Trào ngược dạ dày: Trẻ sơ sinh vặn mình, kèm theo dấu hiệu giật mình khi đang ngủ có thể là dấu hiệu bé đang bị trào ngược dạ dày.
  • Các bệnh về gan: Khi trẻ mắc các bệnh lý về gan, trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện hiện tượng co giật mà mẹ có thể hiểu lầm là đang vặn mình. Vì thế, mẹ nên lưu ý đến tình trạng này mà đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám sớm.
  • Hạ canxi trong máu: Ngủ không ngon, hay giật mình, quấy khóc, vặn mình nhiều cũng là dấu hiệu trẻ bị hạ canxi, bên cạnh đó, trẻ còn có biểu hiện dễ bị kích động.
  • Các bệnh lý về thần kinh: Các tổn thương về thần kinh cũng khiến trẻ ngủ vặn mình và hay giật mình về đêm.
  • Các vấn đề về da: Da bị ngứa, nóng rát hoặc côn trùng cắn trong lúc ngủ cũng làm trẻ vặn mình.

Để biết chính xác về nguyên nhân trẻ vặn mình khi ngủ, khi xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như hay giật mình, quấy khóc, đổ mồ hôi hoặc nôn ói,… thì nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám, bởi đây có thể là biểu hiện của một trong các bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau.

Top 6 mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh 

Bên cạnh việc đưa trẻ đi thăm khám, mẹ cũng nên tham khảo các mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh từ các chuyên gia y tế sau để giúp ích, mang lại kết quả tốt cho việc điều trị, cụ thể:

1. Thay đổi loại tã và quần áo cho bé 

Đây là một trong những yếu tố làm cho bé vặn mình khi ngủ, vì thế mẹ cần quan sát thay cho bé loại tã và loại vải quần áo phù hợp làn da của trẻ.

Kế đến mẹ nên chọn loại quần áo rộng rãi, thoáng mát nhằm giúp bé thoải mái, không ngứa ngáy, khó chịu, đồng thời nên giặt ủi và phơi đồ của trẻ ngoài trời có ánh nắng.

2. Thường xuyên tắm nắng

Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, trẻ em dễ bị , đặc biệt là trẻ sơ sinh bị sinh non. Tình trạng này cũng dẫn đến việc bé vặn mình, khó chịu, tỉnh giấc giữa đêm. Vì thế mẹ có thể chọn lựa thêm nguồn năng lượng bằng cách tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng khoảng 6h30, khi ánh nắng còn dịu và đủ ấm.

3. Xoa dịu cho trẻ em một cách nhẹ nhàng

Xoa dịu cho trẻ em một cách nhẹ nhàng là một trong 6 mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh mà mẹ nên áp dụng. Mẹo nhỏ này giúp cho bé yên tâm và cảm thấy được yêu thương, bao bọc hơn, vì thế mà trẻ không vặn mình khi ngủ. Bên cạnh đó, mẹ nên vuốt ve, xoa dịu vào lưng, bụng, chân hoặc tay một cách nhẹ nhàng, mẹ cũng có thể hát ru cho bé được nghe giọng nói của mẹ.

meo-chua-van-minh-o-tre-so-sinh
Xoa dịu một cách nhẹ nhàng là mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

4. Mẹ nên lưu tâm đến cảm xúc của bé

Vặn mình là một trong những cách mà trẻ thư giãn cơ thể các cơ và khớp khi mà bé nằm quá lâu ở một chỗ. Đây cũng là một trong biểu hiện sinh lý bình thường của bé, vì thế mẹ không nên quá lo lắng. Những hiện tượng sẽ biến mất sau một vài tuần hoặc vài tháng.

Tuy nhiên, vặn mình, quấy khóc cũng là dấu hiệu mà bé đang gặp phải một tình trạng sức khỏe nào đó hoặc bé đang cảm thấy khó chịu, đói, mệt,…vì thế mẹ nên quan sát cảm xúc của trẻ để tìm ra nguyên nhân, từ đó có thể khắc phục được tình trạng này dễ dàng.

5. Mẹ nên cân bằng và bổ sung cho mình đầy đủ chất dinh dưỡng

Nguồn dinh dưỡng của mẹ có liên hệ trực tiếp tới nguồn sữa để cung cấp cho trẻ, đây là nguyên nhân vì sao mẹ nên cân bằng và bổ sung đầy đủ chất cho mình.

Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên mẹ nên xây dựng thực đơn đa dạng, đầy đủ canxi và khoáng chất, các loại thị, rau củ và nếu cần mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm chức năng cần thiết.

Thực đơn đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là một trong các cách gián tiếp nhằm giúp trẻ không bị khuấy khóc hay vặn mình.

6. Thay đổi không gian ngủ cho bé

Không gian ngủ cũng góp phần làm cho bé bị quấy khóc, vì thế, khu vực ngủ của trẻ cần thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh. Mẹ nên thường xuyên giặt giũ chăn, gối, màn để khỏi gây cho trẻ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Bên cạnh đó, nhiệt độ phòng không quá lạnh hoặc quá nóng, độ sáng không quá gắt làm cho trẻ giật mình khi ngủ.

Hy vọng những chia sẻ về các mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh trong bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều thông tin cần thiết để có thể chăm sóc tốt cho bé yêu. Nếu còn những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ qua Hotline 1800 2222, các chuyên gia tại Đa khoa Phương Nam sẵn sàng phục vụ bạn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ