Đi Tiểu Buốt Ở Phụ Nữ Là Bệnh Gì? – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Chính!

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Bệnh Phụ Khoa > Đi Tiểu Buốt Ở Phụ Nữ Là Bệnh Gì? – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Chính!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Leong Yuet Cheng | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 15, 2021

Tiểu buốt là tình trạng thường gặp của nhiều chị em phụ nữ không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây ra những khó khăn bất tiện khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, vậy đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì? – Nguyên nhân và triệu chứng chính!

Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số tác động và những triệu chứng kèm theo mà chị em phụ nữ cần biết:

Bí tiểu

Có nhiều nguyên nhân gây bí tiểu ở nữ giới như: Vỡ xương chậu, các vấn đề ở bàng quang, chấn thương cột sống,… Tình trạng này thường gây ra các triệu chứng như:

  • Khó đi tiểu, tiểu buốt.
  • Có cảm giác bàng quang chưa hoàn toàn rỗng.
  • Khó bắt đầu dòng chảy của nước tiểu.
  • Nhiễm trùng tiết niệu tái phát.
  • Dòng nước tiểu yếu, chậm hoặc ngắt quãng.
di-tieu-buot-o-phu-nu-la-benh-gi
Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì còn tùy thuộc vào nguyên nhân nhân gây ra

Các bệnh về thận:

Thận giữ vai trò quan trọng trong việc tách lọc nước tiểu và nước giúp cơ thể vừa có thể thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể vừa giúp cơ thể bổ sung đầy đủ nước để duy trì sự sống. Tuy nhiên, nếu thận bị tổn thương, thì hoạt động này cũng bị ảnh hưởng ít nhiều gây ra các dấu hiệu như:

  • Nước tiểu có màu đậm, sẫm, đục hơn bình thường.
  • Nước tiểu có mùi hôi khó chịu.
  • Tiểu rắt, buốt và có thể đau thắt lưng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu:

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm trùng đường  tiểu thường xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới, nguyên nhân là do chưa biết cách chăm sóc sức khỏe phụ khoa, vệ sinh vùng kín còn sơ sài, thói quen sống thiếu khoa học,…Nữ giới không may gặp phải tình trạng này sẽ có những biểu hiện như:

  • Són tiểu, mắc tiểu liên tục.
  • Không thể làm trống bàng quang.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Cảm giác nóng hoặc chuột rút ở lưng hoặc bụng dưới.
  • Nước tiểu có màu đục hoặc có mùi nặng.

Viêm bàng quang:

Viêm bàng quang là giai đoạn 2 của nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh lý này nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người nữ và để lại những biến chứng nguy hiểm về sau. Bên cạnh tình trạng tiểu buốt thì bạn nữ còn gặp phải các vấn đề sau:

  • Cảm thấy xót khi tiểu.
  • Mắc tiểu thường xuyên nhất là vào ban đêm.
  • Són tiểu.
  • Không thể làm trống bàng quang.

Viêm phụ khoa:

Viêm phụ khoa là một trong những nguyên nhân gây cho nữ giới tình trạng tiểu buốt. Tình trạng này xảy ra do chị em trong quá trình sinh hoạt hằng ngày còn chưa được chú trọng đến vệ sinh cũng như đời sống sinh hoạt, thường có những biểu hiện như:

  • Tiểu buốt, rắt đặc biệt sau khi quan hệ tình dục.
  • Ngứa vùng kín, môi nhỏ âm hệ, môi lớn,…
  • Cảm giác đau ở vùng lưng, vùng chậu.
  • Dịch âm đạo bất thường: dịch vón cục, màu khác lạ, mùi hôi tanh khó chịu.
di-tieu-buot-o-phu-nu-la-benh-gi
Viêm phụ khoa là một trong những nguyên nhân gây cho nữ giới tình trạng tiểu buốt

Bệnh xã hội:

Lậu, mụn rộp sinh dục, giang mai, sùi mào gà,… là những căn bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục dễ gặp nhất không chỉ gây ra cho chị em cảm giác tiểu buốt mà còn để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt nếu phụ nữ ở thời kỳ mang thai.

>>> Tới đây, chắc chắn bạn đã có câu trả lời: “Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì“, tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa mà tiểu buốt cũng là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác, để biết được chính xác về tình trạng của mình, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Điều trị tiểu buốt như thế nào hiệu quả

Sau khi tìm hiểu: Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì? Bạn nữ nên tham khảo các phương pháp điều trị tiểu buốt từ các chuyên gia về sức khỏe. Điều trị các vấn đề về tiểu buốt phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, cụ thể:

Đối với trường hợp viêm nhiễm

Nữ giới tiểu buốt do viêm nhiễm phụ khoa, thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để chống viêm và giảm đi các triệu chứng của tiểu buốt.

Đối với các bệnh lý xã hội

Đối với các bệnh lý xã hội, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị riêng, người bệnh cần thực hiện thăm khám và các xét nghiệm kỹ lưỡng để xác định mức độ của bệnh lý.

  • Nếu bệnh đang ở mức độ nhẹ, bạn sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế virus.
  • Nếu người bệnh sử dụng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật Gen – DNA. Phương pháp này có thể tiêu diệt, và ngừa bệnh tái phát, đồng thời có thể đi các biến chứng nguy hiểm.

Đối với các bệnh về sỏi

Nếu tiểu buốt do tình trạng sỏi ở bàng quang, thận hay niệu đạo bác sĩ sẽ điều trị bằng cách điều trị can thiệp ngoại khoa hoặc nội khoa.

Đối với bệnh viêm bàng quang

Ở giai đoạn nhẹ bệnh nhân bị viêm bàng quang sẽ được chữa trị bằng thuốc kháng sinh. Khi bệnh trở nặng hơn, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp khác, bao gồm công nghệ CRS.

di-tieu-buot-o-phu-nu-la-benh-gi
Viêm bàng quang ở giai đoạn nhẹ sẽ được chữa trị bằng thuốc kháng sinh

Đối với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn, nấm. Nếu cơn đau nghiêm trọng, bạn có thể được kê toa phenazopyridine (thuốc này khiến nước tiểu của bạn có màu đỏ cam và làm ố quần áo lót)

Chị em phụ nữ khi phát hiện các dấu hiệu tiểu buốt thì không nên chủ quan mà chần chừ hoặc tự ý mua thuốc về uống khi chưa rõ nguyên nhân, bởi điều này không giúp chữa khỏi mà còn khiến bệnh thêm nặng và để lại nhiều biến chứng. 

Phòng ngừa chứng tiểu khó bằng cách nào hiệu quả

Như bạn đọc đã biết “Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì” còn tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên, dù là yếu tố tác động nào thì để có thể bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa chứng tiểu khó một cách hiệu quả, bạn nữ cần lưu ý các điểm sau:

Uống nhiều nước hơn khoảng hai đến ba lít mỗi ngày.

Khi thấy buồn cần đi ngay, Không nên nhịn tiểu. Sau khi đi tiểu, bạn nữ nên vệ sinh sạch nước tiểu bên trong môi âm đạo.

Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là sau khi đi tiêu, quan hệ tình dục và trong thời kỳ hành kinh (thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần)

Bạn nữ nên tiểu tiện ngay sau khi quan hệ tình dục, điều này giúp có vùng kín không bị nhiễm khuẩn từ âm đạo lên khu vực vùng chậu, bàng quang và thận.

Bạn nữ cũng nên cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh những cảm giác tiêu cực làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và xây dựng chế độ luyện tập để có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể nhằm phòng tránh các loại vi khuẩn, virut tấn công.

di-tieu-buot-o-phu-nu-la-benh-gi
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc nào về câu hỏi này “Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì”, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia tại Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ