Xét nghiệm Nipt được dùng để làm gì? Đối tượng nào nên xét nghiệm Nipt? Xét nghiệm tầm soát khi mang thai có nguy hiểm không? Quy trình thực hiện thế nào? Chi phí bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này một cách chi tiết!
Xét nghiệm Nipt là xét nghiệm tầm soát thai nhi thông qua việc phân tích vật chất di truyền của thai nhi được giải phóng trong máu của người mẹ. Từ đó, đánh giá nguy cơ xảy ra dị tật ở thai nhi cũng như khả năng mắc bệnh Down, hội chứng Edward, hội chứng Trisomy… từ giai đoạn sớm, giúp đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.
Đối tượng nào nên tiến hành xét nghiệm Nipt?
Tất cả phụ nữ mang thai đều nên tiến hành xét nghiệm Nipt vào tuần thứ 10 của thai kỳ để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường của bào thai. Đặc biệt, những đối tượng sau nên thực hiện xét nghiệm Nipt càng sớm càng tốt:
Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.
Người thuộc gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh.
Người từng bị sảy thai, sinh non, lưu thai.
Người từng bị nhiễm virus hay tiếp xúc với chất độc hại khi mang thai.
Người có kết quả chẩn đoán dị tật thai nhi cao sau khi làm Double test và Triple test.
Người thuộc gia đình có tiền sử đột biến NST.
Người có dấu hiệu bất thường sau khi siêu âm.
Xét nghiệm Nipt là cần thiết với mẹ bầu khi mang thai, do đó, nên tiến hành khi thai nhi được 10 tuần tuổi. Nếu bạn lo lắng, có thể xin tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện.
Xét nghiệm Nipt có nguy hiểm không? Độ chính xác như thế nào?
Xét nghiệm Nipt chỉ sử dụng một ít máu từ người mẹ để phân tích ADN mà thai nhi giải phóng ra, không xâm lấn hay gây nguy hiểm gì cho người mẹ như những kỹ thuật khác, do đó rất an toàn.
Ngoài ra, xét nghiệm Nipt giúp bác sĩ đánh giá dị tật hay những dấu hiệu bất thường ở thai nhi với độ chính xác lên đến 99%. Đặc biệt, có thể phát hiện ra những bất thường trong nhiễm sắc thể chỉ trong 1 lần. Vì vậy, đây được xem là phương pháp tầm soát trước sinh hiệu quả, an toàn nhất hiện nay.
Quy trình tiến hành xét nghiệm Nipt
Hiện nay, quá trình xét nghiệm Nipt tại các cơ sở y tế được tiến hành qua 4 bước như sau:
Bước 1: Tư vấn trước khi xét nghiệm Nipt
Bước 2: Kỹ thuật viên lấy 7 – 10ml máu của người mẹ để phân tích ADN.
Bước 3: Tiến hành phân tích, giải trình tự ADN ngoại bào và phương pháp đếm.
Bước 4: Trả kết quả và tư vấn sau xét nghiệm cho mẹ bầu.
Chi phí xét nghiệm Nipt là bao nhiêu?
Hiện nay, chi phí xét nghiệm Nipt sẽ khác nhau tùy vào từng địa chỉ y tế. Tuy nhiên, theo khảo sát chung thì mức giá sẽ dao động trong khoảng từ 2 – 5 triệu.
Để biết chính xác chi phí phải chi trả, tốt nhất, bạn hãy xin tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
Ưu điểm khi xét nghiệm Nipt tại Đa khoa Phương Nam
Hiện nay, tiến hành xét nghiệm Nipt tại Bệnh viện Đa khoa Đà Lạt Phương Nam bạn có thể yên tâm bởi phương pháp này hội tụ nhiều ưu điểm nổi bật như:
An toàn: Vì không xâm lấn như những kỹ thuật tầm soát dị tật thai nhi khác nên rất an toàn, không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến mẹ bầu và thai nhi.
Chính xác: Dị tật thai nhi có thể cho kết quả chính xác đến 99%.
Nhanh chóng: Quá trình xét nghiệm Nipt diễn ra nhanh chóng và sẽ có kết quả chỉ chỉ sau 24 – 48h.
Chi phí hợp lý: Chi phí xét nghiệm máu cho mẹ bầu tại Đa khoa Phương Nam vô cùng hợp lý, bảng giá công khai, niêm yết, không phát sinh.
Ngoài ra, khi thăm khám và tiến hành xét nghiệm tại đây, các mẹ bầu cũng có thể không phải lo lắng nhiều bởi:
Đa khoa Phương Nam quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sản giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, từng công tác ở bệnh viện tuyến đầu.
Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, tân tiến bậc nhất, nhập khẩu từ nước ngoài.
Thủ tục đơn giản, hỗ trợ đặt lịch hẹn online để không phải mất thời gian chờ đợi.
Đội ngũ y sĩ – điều dưỡng viên tận tâm, chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản. Sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân mọi lúc mọi nơi.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề xét nghiệm Nipt cho mẹ bầu sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để được giải đáp tận tình hơn.