Chỉ Số Triglycerid Trong Xét Nghiệm Máu Là Gì?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Chỉ Số Triglycerid Trong Xét Nghiệm Máu Là Gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 28, 2021

Triglyceride là một dạng chất béo, có chức nắng quan trọng trong việc cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Vậy chỉ số triglycerid trong xét nghiệm máu là gì? Bao nhiêu là bình thường? Nếu cao trên phạm vi tham chiếu thì có biến chứng nào không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Chỉ số triglycerid trong xét nghiệm máu là gì?

Triglyceride là một loại chất béo (lipid) được tìm thấy trong máu. Khi ăn, cơ thể sẽ chuyển hóa calo thành chất béo trung tính hay còn được gọi là triglyceride. Chất béo trung tính được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Sau đó, các hormone giải phóng chất béo trung tính để tạo năng lượng cho các hoạt động.

chi-so-triglycerid-trong-xet-nghiem-mau-la-gi

Nếu bạn thường xuyên nạp thức ăn có chứa nhiều calo hơn mức cơ thể đốt cháy, cơ thể sẽ tạo ra chất béo trung tính cao trong máu, từ đó khiến bệnh nhân có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao hơn. triglyceride được xem là một thước đo quan trọng để đánh giá sức khỏe tim mạch.

Triglyceride trong máu bao nhiêu là bình thường?

Triglycerid thường được đo bằng miligam (mg) trên mỗi decilit (dL) máu. Theo Hiệp hội tim mạch của Hoa Kỳ, chỉ số triglycerid được chia thành 4 mức độ chính:

  • Phạm vi chất béo trung tính bình thường: Dưới 150mg / dL.
  • Phạm vi chất béo trung tính cao ở mức ranh giới: Từ 150 đến 199 mg / dL.
  • Phạm vi chất béo trung tính cao: Từ 200 đến 499 mg / dL.
  • Phạm vi chất béo trung tính rất cao: Từ 500 mg / dL trở lên.

Biến chứng khi chỉ số triglycerid bất thường

Biến chứng khi chỉ số triglycerid bất thường cũng được rất nhiều bệnh nhân quan tâm, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Chỉ số triglycerid bất thường để lại các biến chứng như:

Viêm tụy

Trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể, tụy có chức năng bài sản xuất dịch tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu thụ thức ăn. Tuy nhiên, nếu chỉ số triglycerid trong máu tăng cao bất thường, điều này có thể gây sưng tụy làm bệnh nhân đau bụng kèm theo nôn và sốt.

Sưng tụy nếu không được kiểm soát kịp thời có thể làm dịch tiêu hóa sẽ rò rỉ ra bên ngoài khu vực ổ bụng, đe dọa đến nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

chi-so-triglycerid-trong-xet-nghiem-mau-la-gi
Viêm tụy là một trong các biến chứng khi triglycerid tăng cao

Tiểu đường typ II

Nếu chỉ số triglycerid tăng cao kèm theo một trong các dấu hiệu  của hội chứng chuyển hóa như: tăng cân, huyết áp cao, béo phì, đường máu cao và nồng độ HDL thấp thì đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường typ II.

Đột quỵ

Lượng chất béo tích tụ ở các thành mạch còn làm giảm lưu máu đến não. Não không nhận đủ máu là nguyên nhân gây đột quỵ, đặc biệt ở người lớn tuổi.

Bệnh gan

Chất béo tích tụ quá nhiều trong gan còn gây ra các tổn thương cho gan như suy gan, xơ gan, ung thư gan,… đe dọa đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

Ảnh hưởng đến chân

Chất béo tích tụ ở thành không chỉ tác động xấu đến tim, là nguyên gây đột quỵ mà còn ảnh hưởng đến chân. Do quá trình lưu thông máu bị cản trở, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu như: Tê, đau, đặc biệt là khi đi bộ.

Ảnh hưởng đến trí nhớ

Ngoài nguyên nhân tuổi tác, triglycerid tăng cao cũng ảnh hưởng đến trí nhớ của bệnh nhân. Nguyên nhân là do triglycerid làm tê liệt các mạch máu bên trong não gây tích tụ protein độc hại.

Bênh tim mạch

Chỉ số triglycerid cao cùng xuất hiện các dấu hiệu của hội chứng chuyến hóa làm tăng nguy cơ gây ra các vấn đề về tim mạch. Nguyên nhân là do, lượng chất béo bị tích tụ ở các thành mạch, cản trở quá trình vận chuyển oxy đến tim.

chi-so-triglycerid-trong-xet-nghiem-mau-la-gi
Chỉ số triglycerid cao làm tăng nguy cơ gây ra các vấn đề về tim mạch

Một số cách kiểm soát chỉ số triglycerid trong máu

Để cân bằng giúp cân bằng lượng triglycerid trong cơ thể, các chuyên gia về ý tế khuyến cáo mỗi người nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày, cụ thể:

Luyện tập thể dục đều đặn: Mỗi người nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để hoạt động thể chất. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm chất béo trung tính và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể. Bạn cũng có thể kết hợp việc tập luyện vào trong các công việc hàng ngày như leo cầu thang, đi bộ,…

Tránh đường và carbohydrate tinh chế: Các loại carbohydrate như đường và thực phẩm làm từ bột mì hoặc đường fructose có thể làm tăng chất béo trung tính.

Giảm cân: Nếu bạn bị tăng triglycerid ở mức độ nhẹ, hãy tập trung vào việc cắt giảm lượng calo, Chỉ cần bạn duy trì mức cân nặng hợp lý, cơ thể sẽ kiểm soát tốt lượng triglycerid trong máu.

Chọn loại chất béo lành mạnh: Thay đổi chất béo bão hòa có trong thịt bằng lượng chất béo có trong thực vật như dầu ô liu và dầu hạt cải, bên cạnh đó, thay vì thịt đỏ, hãy thử dùng cá có nhiều axit béo omega-3 sẽ giúp triglycerid trong máu được ổn định.

Hạn chế uống rượu: Rượu chứa nhiều calo, đường và có tác động đặc biệt mạnh đến chất béo trung tính. Nếu bạn bị tăng triglycerid máu nghiêm trọng, hãy tránh uống bất kỳ loại rượu nào.

chi-so-triglycerid-trong-xet-nghiem-mau-la-gi
Luyện tập thể dục đều đặn giúp ổn định triglycerid trong cơ thể

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn giải đáp chỉ số triglycerid trong xét nghiệm máu là gì? Nếu còn băn khoăn nào cần lời khuyên của các chuyên gia tại Đa khoa Phương Nam, xin vui lòng liên hệ qua hệ thống hotline 1800 2222. 

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ