Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 2, 2021
Mục Lục Bài Viết
Chế độ dinh dưỡng hay cụ thể hơn là sữa mẹ, sữa công thức được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi. Hệ tiêu hóa của trẻ rất yếu và đôi khi khó thích nghi với sữa bột, thậm chí là sữa mẹ, lý do chi tiết như sau:
Do mẹ có chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Khi mẹ ăn phải những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc uống nước có cồn, chất kích thích như cà phê, bia,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Lúc cho bé bú sẽ làm hệ tiêu hóa non yếu của trẻ gặp vấn đề, vì không thể thích nghi dẫn đến tình trạng sôi bụng, xì hơi.
Sữa công thức khiến bé bị dị ứng: Đường Lactose trong một số loại sữa bột có hàm lượng cao, sẽ khiến dạ dày của bé khó tiêu hóa. Từ đó, gây ra hiện tượng sôi bụng, xì hơi ở trẻ.
Tư thế cho bé bú của mẹ không đúng: Tư thế cho trẻ bú không hợp lý sẽ khiến trẻ nuốt phải nhiều lượng khí, làm trẻ khó tiêu, chướng hơi, sôi bụng, ngay cả khi bú bình hay bú mẹ. Những bình sữa có thiết kế cầm ngang hoặc không có van thoát khí sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé.
Bên cạnh các nguyên nhân từ nguồn sữa mẹ, sữa bột, việc cho bé ăn dặm quá sớm cũng dễ khiến trẻ bị sôi bụng, xì hơi. Do dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện đầy đủ chức năng, nên không thể tiêu hóa thức ăn được dễ dàng.
Ngoài ra, việc cho bé uống nước trái cây quá sớm đặc biệt là sản phẩm đóng chai có nhiều phẩm màu, chất bảo quản sẽ khiến dạ dày của bé phải hoạt động quá sức, tạo nhiều khí gây sôi bụng, xì hơi, thậm chí tiêu chảy, mệt mỏi, nôn ói.
Khi bụng của bé phát ra âm thanh như nước sôi “ùng ục“, bụng hơi căng tròn hơn bình thường, đi kèm các triệu chứng như quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn,… đặc biệt vào ban đêm, chính là những dấu hiệu dễ nhận biết của tình trạng sôi bụng. Tùy theo tình trạng sức khỏe và hoạt động từ hệ tiêu hóa, mà hiện tượng sôi bụng có thể kéo dài khoảng 1 ngày hoặc lâu hơn.
Xì hơi là phản ứng bình thường của cơ thể, giúp đẩy khí độc ra ngoài. Khi bé xì hơi sẽ rất dễ nhận biết vì phát ra âm thanh “bủm” và đi kèm mùi hôi nhẹ. Một số trường hợp, lúc bé xì hơi sẽ không phát ra tiếng nhưng vẫn tạo ra mùi hôi.
Một số trường hợp trẻ sôi bụng và xì hơi cũng có nguyên nhân bắt đầu từ mẹ, do đó, trong trường hợp mẹ bị sôi bụng thì cần lưu ý những vấn đề sau:
Nếu mẹ sôi bụng nhưng không bị đi ngoài, thì mẹ vẫn có thể cho trẻ bú sữa bình thường. Nhưng hãy cố gắng giữ ấm vùng ngực hay bụng để tránh sữa bị lạnh.
Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ vừa bị sôi bụng, vừa bị đi ngoài thì cần tạm thời ngưng cho trẻ bú sữa. Lúc này, mẹ có thể xin tư vấn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc điều trị đi ngoài khi đang cho con bú. Bên cạnh đó, mẹ không nên ăn hải sản hay các loại rau có tính hàn để tránh khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi, mẹ cần áp dụng một số biện pháp như sau:
Nếu Lactose trong sữa công thức là nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng, xì hơi. Mẹ hãy cân nhắc cắt giảm khẩu phần sữa của trẻ hoặc chọn loại sữa bột khác có thành phần Lactose thấp hơn.
Bên cạnh đó, việc cho bé ăn dặm từ từ sẽ giúp tạo nên men để tiêu hóa đường Lactose nhanh chóng. Mẹ có thể thay đổi khẩu phần ăn dặm của trẻ bằng các thực phẩm nhiều Canxi như rau xanh, nước cam, cá hồi, sữa đậu nành,… vừa giúp xương, răng trẻ thêm khỏe mạnh, vừa hạn chế tiếp xúc với chế phẩm từ sữa khi dạ dày đang nhạy cảm.
Massage vùng bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài giúp hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy quá trình xì hơi, đem đến cảm giác thoải mái hơn cho bé.
Mẹ hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, ăn uống khoa học, lành mạnh hơn. Tránh các thực phẩm dầu mỡ, cay nóng và một số loại rau như súp lơ, bắp cải,… vì có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé thông qua nguồn sữa.
Thay đổi tư thế bú là điều cần thiết khi mẹ nghe tiếng sôi bụng của trẻ. Hãy nhanh chóng chọn tư thế khác giúp trẻ thoải mái hơn và có lợi cho hệ tiêu hóa. Cho bé bú xong, mẹ nên nhẹ nhàng vỗ lưng để trẻ ợ ra ngoài. Đối với trường hợp bú bình, mẹ cần đảm bảo trẻ ngậm thật vừa núm vú, để không nuốt phải khí.
Trên thực tế thì bé sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Nên nếu trẻ chỉ bị ở mức độ nhẹ, vẫn ăn ngủ tốt thì mẹ chỉ cần tăng cường cho trẻ bú mẹ hay ăn nhiều rau xanh là được.
Tuy nhiên, nếu tình trạng sôi bụng, xì hơi của trẻ không giảm bớt, thậm chí đi kèm nhiều triệu chứng khác như nôn ói, quấy khóc, chán bú,… mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế uy tín điển hình như Đa khoa Phương Nam để bác sĩ kịp thời thăm khám và có biện pháp chữa trị phù hợp nhất. Bởi việc chủ quan với các dấu hiệu bất thường sẽ khiến trẻ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm không lường trước được.
Để trẻ không tiếp tục gặp phải hiện tượng xì hơi, sôi bụng liên tục, thì phụ huynh nên chăm sóc trẻ cẩn thận và lưu ý phòng ngừa tình trạng này hiệu quả với những cách sau: