Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 16, 2021
Mục Lục Bài Viết
Việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết bởi nó không chỉ giúp làm sạch lưỡi của trẻ mà còn lấy đi lượng sữa dư thừa, giảm mùi hôi cũng như tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ trên lưỡi gây tưa lưỡi, trắng lưỡi.
Ngoài ra, nếu lưỡi không được làm sạch thường xuyên thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như nấm lưỡi, nướu răng… Khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, đau khoang miệng, bỏ bú.
Hơn nữa, cha mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ hàng ngày ngay từ khi còn nhỏ, khoảng 2 – 3 lần/ ngày. Và nên thực hiện vào buổi sáng hoặc sau khi bú khoảng 2 tiếng. Không nên thực hiện rơ lưỡi vào sáng sớm hay ngay sau khi bú vì như vậy sẽ dễ khiến trẻ bị nôn trớ.
Việc rơ lưỡi cho trẻ cần tiến hành thường xuyên, vậy thì rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì thì tốt nhất. Đối với vấn đề này, các chuyên gia y tế khuyến khích phụ huynh nên thực hiện rơ lưỡi cho bé bằng những cách sau:
Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Bởi trong nước muối sinh lý chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, nên có thể tiêu diệt vi khuẩn rất tốt và an toàn.
Phụ huynh nên sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé khoảng 2 – 3 lần/ ngày. Cụ thể, hãy thấm ướt khăn mềm hoặc miếng gạc rơ lưỡi trong nước muối, sau đó dùng khăn mềm kẹp vào tay trỏ, rồi thực hiện lau khắp lưỡi cũng như khoang miệng bé một cách nhẹ nhàng.
Lá hẹ có tác dụng chống lại vi khuẩn có hại, tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có lợi, nên được xem như một loại kháng sinh tự nhiên. Do đó, sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi cho trẻ là một phương pháp hiệu quả và an toàn mà mẹ nên áp dụng.
Cụ thể, đối với cách này, cha mẹ nên giã nát lá hẹ, sau đó lọc lấy nước và chuẩn bị 1 miếng gạc rơ lưỡi để thấm dịch lá hẹ rơ lưỡi cho bé. Cần rơ đều lưỡi lẫn khoang miệng cũng như tiến hành 2 lần/ ngày để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Trong lá ngót chứa rất nhiều chất có tác dụng làm sạch, sát trùng và tiêu viêm. Nên không chỉ giúp làm sạch khoang miệng mà còn có tác dụng điều trị nấm lưỡi hiệu quả.
Do đó, mẹ hãy giã nhỏ lá ngót, sau đó lọc lấy nước, tiếp đến dùng gạc rơ lưỡi thấm nước lá ngót để rơ vòng quanh khoang miệng lẫn lưỡi trẻ. Cần thực hiện khoảng 1 – 2 lần/ ngày.
Ngoài ra, lá ngót còn có công dụng chữa đái dầm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại chữa đái dầm bằng rau ngót.
Nếu không muốn sử dụng nước muối sinh lý, rau hẹ hay lá ngót, phụ huynh có thể rơ lưỡi cho trẻ bằng nước ấm. Hãy thấm gạc rơ lưỡi vào nước ấm rồi lau sạch lưỡi, khoang miệng trẻ. Thực hiện khoảng 2 – 4 lần/ ngày để đảm bảo miệng trẻ được vệ sinh tốt nhất.
Tuy nhiên, nước ấm chỉ có tác dụng làm sạch lưỡi, còn trường hợp trẻ bị tưa lưỡi thì mẹ nên áp dụng các cách trên.
Để không phải băn khoăn quá nhiều về vấn đề rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì thì tốt mẹ có thể giúp trẻ phòng ngừa tình trạng tưa lưỡi ở trẻ ngay từ đầu bằng những cách sau: