Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 22, 2021
Siêu âm thai 10 tuần tuổi có ý nghĩa rất quan trọng đối với mẹ bầu. Vậy tại sao nên đi siêu âm thai vào tuần thứ 10 và thai 10 tuần tuổi siêu âm bụng hay đầu dò thì tốt hơn? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời chi tiết ngay bên dưới nhé!
Theo các chuyên gia y tế, thì khi mang thai ở tuần thứ 10, mẹ bầu nên đi siêu âm bằng đầu dò, bởi vì giai đoạn này, kỹ thuật siêu âm bụng chưa thể cung cấp thông tin, hình ảnh tốt nhất để chẩn đoán tình trạng thai nhi. Trong khi siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ đánh giá, kiểm tra được trạng thái, hình thể, sự phát triển của thai nhi một cách chính xác hơn.
Hơn nữa, siêu âm đầu dò vào thời kỳ này sẽ giúp bác sĩ đánh giá tổng quan hơn, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của thai nhi để có biện pháp xử lý hiệu quả, an toàn.
Siêu âm thai 10 tuần tuổi có ý nghĩa rất quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi, giúp đánh giá tình trạng dị tật thai nhi ở giai đoạn sớm, quan sát hình ảnh thai nhi cũng như sự phát triển rõ nét qua 10 tuần thai vào tử cung. Đây cũng là một trong các mốc khám thai quan trọng nhất chuẩn của Bộ Y tế mẹ không nên bỏ lỡ. Thông qua các chỉ số khám thai ở tuần thứ 10, mẹ sẽ nắm được sự phát triển của thai nhi cụ thể:
Đặc biệt, siêu âm thai vào tuần thứ 10 của thai kỳ sẽ giúp giải đáp những thắc mắc chung của mẹ bầu như:
Thực tế thì nếu bé nằm đúng vị trí để quan sát, siêu âm có thể nhìn thấy tương đối chính xác cơ quan sinh dục vào khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ. Tức là có thể phát hiện giới tính thai nhi chính xác hơn vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Tuy nhiên, vào tuần thứ 10, tùy thuộc vào cân nặng, chiều dài hay mô xương mặt cũng như sự hình thành của cơ quan sinh dục, bác sĩ vẫn có thể đưa ra chẩn đoán cụ thể về giới tính của thai nhi, tuy nhiên, tỉ lệ xác định đúng trai hay gái chỉ ở mức 40 – 70%.
Theo các chuyên gia y tế thì mẹ bầu có thể tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy, kiểm tra dị tật thai nhi hay xác định những dấu hiệu bất thường vào tuần thứ 10 của thai kỳ. Bởi đây là giai đoạn thai nhi đã bắt đầu ổn định, đã có hình thái cơ thể, các cơ quan nội tạng bắt đầu hoạt động cùng nhau. Do đó, siêu âm đo độ mờ da gáy vào giai đoạn này là thời điểm lý tưởng để kiểm tra tình trạng và sự phát triển của thai nhi. Từ đó có những đánh giá khả quan và hướng xử lý hiệu quả nhất cho cả mẹ bầu cũng như thai nhi.
Thực tế thì hình ảnh thai 10 tuần tuổi hay video thai 10 tuần tuổi chỉ nhìn giống như một quả quýt nhỏ, lúc này, da của trẻ vẫn chỉ có màu trong suốt, có thể nhìn thấy phần xương bên trong cơ thể. Nhưng mẹ đã có thể bắt đầu nhìn thấy tay, chân và những cử động nhỏ như gập chân, gập khớp của trẻ.
Bên cạnh ý nghĩa của siêu âm thai 10 tuần tuổi thì sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi cũng được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Những thắc mắc về quá trình này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay bên dưới, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Thai nhi 10 tuần tuổi thường có chiều dài tính từ đầu đến mông dao động khoảng 3.1 cm, cân nặng thì thường rơi vào khoảng 4g. Giai đoạn này, thai nhi đã bắt đầu biết cử động chân và sử dụng nước ở màng nước ối.
Vào giai đoạn này, tủy sống của trẻ bắt đầu sản sinh ra bạch cầu, ruột bắt đầu co giãn, cuống nhau phát huy vai trò lọc oxy và dinh dưỡng.
Thai nhi ở tuần thứ 10 đã có tim thai rất rõ, nhưng thường thì mẹ bầu sẽ khó có thể cảm nhận được chỉ bằng tai bình thường. Do đó, nếu muốn nghe tim thai, chị em phải đến cơ sở y tế để thực hiện siêu âm.
Tần số tim thai của những thai nhi ở tuần thứ 10 thường dao động ở mức từ 140 – 170 nhịp/phút. Nếu nhịp tim thai vượt quá 180 nhịp/phút thì có thể là tìm thai đang gặp vấn đề, còn trường hợp tim thai đập dưới 90 nhịp/ phút thì lúc này tim thai rất yếu và tỉ lệ sảy thai có thể lên đến 86%. Do đó, việc đo tim thai khi đi siêu âm là vô cùng quan trọng đối với các mẹ bầu.
Khi thai nhi được 10 tuần tuổi, thì các cơ quan của cơ thể đã phát triển khá hoàn thiện, do đó, thai nhi đã có thể thực hiện một số động tác như đá, đạp, trườn, xoay người. Nhưng những chuyển động này thường rất nhỏ, mẹ không thể cảm nhận được. Nếu muốn cảm nhận được ‘điều diệu kỳ này” thường mẹ sẽ phải chờ đến khi thai nhi được 16 tuần tuổi. Do đó, đối với vấn đề thai nhi 10 tuần tuổi đã biết đạp chưa, thì câu trả lời là có nhé!
Khi mang thai ở tuần thứ 10 thì về cơ bản, cơ thể bạn sẽ không khác so với bình thường, bụng chưa to ra nhiều. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mang thai ở tuần thứ 10 đã thấy bụng rõ. Do vậy, tùy vào cơ địa của từng người mà vòng bụng khi mang thai sẽ khác nhau.
Vào thời kỳ này, một số mẹ bầu đã xuất hiện tình trạng ốm nghén, khiến mẹ bầu mệt mỏi hoặc bị sút cân.
Để biết thai nhi 10 tuần tuổi của mình có đang khỏe mạnh hay không thì mẹ bầu cần nắm rõ những dấu hiệu phát triển của thai nhi trong giai đoạn này. Cụ thể, một thai nhi khỏe mạnh thường sẽ có những biểu hiện sau:
Em bé sẽ bắt đầu cử động vào tuần thứ 5 của thai kỳ, tuần thứ 6 đã bắt đầu nghe thấy âm thanh, tuần thứ 7 sẽ phản ứng với ánh sáng hoặc cảm giác đau, tuần thứ 8 thì sẽ thay đổi vị trí, tuần thứ 9 sẽ bắt đầu đá bụng mẹ, tuần thứ 10 thì những chuyển động của thai nhi sẽ càng rõ ràng. Nhưng bởi vì thai nhi vẫn còn rất nhỏ nên mẹ bầu rất khó cảm nhận rõ ràng, những cử động của thai nhi chỉ có thể nhìn rõ thông qua siêu âm.
Nếu tuần thứ 10, trẻ nặng khoảng 4g và dài trên 3cm cũng như tăng trưởng đều đặn theo từng thời kỳ, không bị dừng lại thì có nghĩa thai đang phát triển khỏe mạnh.
Tim thai của trẻ không bị yếu quá (dưới 90 nhịp/ phút) hay không bị nhanh quá (trên 180 nhịp/ phút) và dao động ở mức 140 – 170 nhịp/ phút thì có nghĩa thai nhi đang phát triển một cách khỏe mạnh, mẹ không cần lo lắng.
Một trong những dấu hiệu chứng tỏ thai nhi khỏe mạnh đó là sức khỏe của mẹ bầu ổn định, không bị ra máu hay xuất huyết bất thường. Tuy chị em có thể sẽ bị ốm nghén nhiều hay sút cân nhưng vấn đề này không quá nghiêm trọng.
Thường thì thai ở tuần thứ 10 đã bắt đầu bước vào giai đoạn ổn định, đã bám chắc vào tử cung, nên cũng đã khá an toàn. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cẩn thận, cần hạn chế quan hệ tình dục và tránh lao động nặng trong giai đoạn này.