Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 20, 2021
Trong thời gian mang thai, mẹ nên tuân thủ đúng lịch khám thai định kỳ chuẩn vì sẽ giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé theo từng giai đoạn cụ thể. Từ đó giúp hạn chế những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thời kỳ thai sản. Ngoài ra, thông qua các lần khám thai mẹ sẽ được nhìn thấy tận mắt sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Đặc biệt, sau mỗi lần khám, bác sĩ sẽ tư vấn thêm về sinh hoạt, chế độ ăn uống giúp mẹ và bé khỏe mạnh, đặc biệt giúp bé phát triển tốt nhất. Vì thế, mẹ bầu cần nắm rõ lịch khám thai định kỳ chuẩn của Bộ Y tế dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
Các mốc khám thai quan trọng nhất của mẹ bầu trong suốt thai kỳ theo đúng chuẩn Bộ Y tế sẽ có 7 thời điểm cụ thể ngay trong bảng bên dưới, hãy cùng theo dõi để biết thời gian đi khám thai phù hợp, hiệu quả nhất nhé!
Lần | Thời gian | Mục đích |
1 | Sau khi trễ kinh ít nhất 3 tuần | Kiểm tra xem có mang thai hay không? |
2 | Tuần thứ 11 – 14 của thai kỳ | Đo độ mờ da gáy, tầm soát dị tật thai nhi |
3 | Tuần thứ 16 – 20 của thai kỳ | Tầm soát dị tật thai nhi, xét nghiệm cận lâm sàng. |
4 | Tuần thứ 21 – 25 của thai kỳ | Kiểm tra kỹ về dị tật và sự phát triển thai nhi |
5 | Tuần thứ 26 – 30 của thai kỳ | Khám và xét nghiệm kiểm tra tình trạng thai. |
6 | Tuần thứ 31 – 35 của thai kỳ | Chẩn đoán ngôi thai, tiên lượng trước sinh |
7 | Tuần thứ 36 của thai kỳ | Chuẩn bị cho quá trình vượt cạn thuận lợi |
*Lưu ý: Đây là lịch khám thai định kỳ chuẩn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, thông thường mẹ bầu sau khi khám lần đầu tiên sẽ được bác sĩ khám trực tiếp lên lịch khám cho những lần kế tiếp. Và thường thì trong 6 tháng đầu của thai kỳ, mẹ sẽ được bác sĩ yêu cầu khám mỗi tháng 1 lần. Trong tam cá nguyệt cuối, số lần khám thai sẽ nhiều hơn. Như thế, tổng số lần khám thai trong suốt thai kỳ có thể lên đến 10 – 15 lần. Trường hợp, nếu mẹ đã từng sinh thì số lần khám thai ít nhất là 7 lần.
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần đi khám thai đầy đủ, như vậy mới có thể giúp bác sĩ theo dõi, đánh giá tình trạng của thai nhi, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường cũng như chuẩn bị đầy đủ cho quá trình sinh con.
Hiện nay, mẹ bầu nên tuân thủ các mốc khám thai quan trọng nhất hoặc lịch khám thai chuẩn của Bộ Y tế với các thời điểm cụ thể như sau:
Lần khám thai đầu tiên thường diễn ra khi chị em trễ kinh ít nhất 3 tuần, thường thì lúc này, chị em đã mang thai được khoảng 5 – 6 tuần. Lần khám thai này nhằm mục đích:
Một lưu ý là trong suốt kỳ thai, thông thường mẹ bầu sẽ chọn cho mình một bác sĩ để đồng hành. Vì thế, sau lần khám đầu tiên, bác sĩ sẽ lên lịch khám cho những lần cụ thể tiếp theo. Và để tránh trường hợp bác sĩ có việc đột xuất, mẹ cần đặt lịch hẹn trước.
Lần khám thai thứ 2 này vô cùng quan trọng, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra cân nặng, xét nghiệm nước tiểu, đo huyết áp, xét nghiệm máu, siêu âm, đo độ mờ da gáy để tầm soát dị tật thai nhi, phát hiện những dấu hiệu bất thường. Từ đó đưa ra chẩn đoán cụ thể về tình trạng thai nhi và có biện pháp xử lý hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Giai đoạn này, bác sĩ sẽ được chỉ định bà bầu thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy, xét nghiệm Double Test và Triple test để đánh giá dấu hiệu bất thường liên quan đến thai nhi như thai vô sọ, thoát vị rốn, bang quang lớn, hội chứng Down… Sàng lọc nguy cơ dị tật thai nhi.
Khám thai lần 3 được thực hiện khi mang thai từ tuần 16 – 20 của thai kỳ. Giai đoạn này, bác sĩ cũng sẽ cho thai phụ kiểm tra cân nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu… nhằm mục đích theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Thời điểm này, bác sĩ cũng sẽ cho mẹ bầu tiến hành chọc ối nếu những kiểm tra trước đó cho thấy thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao.
Giai đoạn này, bác sĩ vẫn sẽ cho mẹ bầu đo cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tầm soát dị tật thai nhi, khám thai, tầm soát đái tháo đường…
Tầm soát giai đoạn này sẽ giúp bác sĩ kịp thời đưa ra phương án điều trị, cải thiện tình trạng đái tháo đường bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn hoặc kiểm tra tim thai để đánh giá tình trạng dị tật tim thai nếu có.
Thời điểm này, thai phụ cũng sẽ được tiêm vacxin uốn ván mũi thứ nhất.
Đây là một trong các mốc khám thai quan trọng nhất mẹ bầu cần hết sức lưu ý, giúp phát hiện những bất thường khởi phát ở giai đoạn muộn như giãn não thất, nhiễm trùng bào thai, tắc ruột, kiểm tra tim thai.
Thời điểm này cũng giúp bác sĩ ước tính kích thước thai và đánh giá bất thường của thai kỳ thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
Đây cũng là thời điểm mẹ bầu cần tiêm mũi uốn ván thứ hai.
Lần khám thai này, bác sĩ sẽ kiểm tra tim thai, tính toán kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, nước tiểu… để theo dõi sự phát triển của thai kỳ và chuẩn bị cho việc sinh con.
Bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai, nước ối, tình trạng thai để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn” của mẹ bầu. Thời điểm khám này sẽ quyết định xem mẹ nên sinh thường hay sinh mổ.
Để quá trình khám thai diễn ra thuận lợi, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau: