Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 4, 2021
Mục Lục Bài Viết
Bác sĩ khuyến cáo cần tiêm phòng ho gà cho bà bầu. Vì ho gà sẽ ảnh hưởng nhiều đến trẻ sơ sinh và vacxin cũng được đánh giá cao về tính hiệu quả, an toàn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể nhé.
Ho gà gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ, đặc biệt lúc chưa được 1 tuổi, điển hình như ho kéo dài, viêm phổi, viêm phế quản do bội nhiễm, ngừng thở dễ gây tử vong,…
Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị sa trực tràng, thoát vị, lồng ruột,… Trường hợp nặng sẽ bị tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, vỡ phế nang. Biến chứng nặng của ho gà là viêm não (chiếm 0,1%), khả năng tử vong và mắc di chứng cao.
Trẻ sơ sinh nếu chưa được tiêm phòng theo phác đồ được Bộ Y Tế khuyến cáo sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Từ đó, đối mặc với những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan, tự ý mua thuốc hoặc áp dụng các mẹo dân gian điều trị tại nhà, do dấu hiệu khởi phát của ho gà giống bệnh cảm lạnh thông thường.
Vì thế, vô tình khiến tình trạng của bé trở nên trầm trọng, dẫn đến hàng loạt biến chứng như viêm phổi, khó thở hoặc ngưng thở do não không được cung cấp đủ Oxy, mất nước, xuất huyết kết mạc, viêm não, nếu chưa được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây tử vong,…
Em bé sau khi ra đời sẽ có khả năng bảo vệ tốt hơn nếu trong thời gian mang thai mẹ tiêm vacxin ho gà. Từ tuần thai thứ 27 – 36, mẹ bầu tiến hành tiêm vacxin Tdap sẽ làm gia tăng tỷ lệ ngăn ngừa bệnh ho gà ở trẻ dưới 2 tháng tuổi lên đến 78%. Mẹ bầu vẫn có thể tiêm phòng ho gà tại trung tâm sinh nở hoặc bệnh viện, nếu chưa từng chủng ngừa loại vacxin này trước đây hay trong thời kỳ mang thai.
Cơ thể sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để đáp ứng vacxin trước khi sản sinh kháng thể và phát huy khả năng bảo vệ. Nếu mẹ bầu đã chủng ngừa đầy đủ, thì sau này trong quá trình chăm sóc trẻ sẽ hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh ho gà cho con. Thế nhưng, trẻ vẫn đối mặt với nguy cơ bị lây ho gà từ người khác.
Vacxin ho gà được đánh giá rất an toàn cho thai nhi và mẹ bầu. Tiêm chủng ho gà không phải là nguyên nhân gây biến chứng thai kỳ trong mọi trường hợp. Do đó việc tiêm phòng ho gà cho bà bầu rất được khuyến khích. Vậy lịch chủng ngừa cụ thể như thế nào?
Theo thời gian, lượng kháng sinh ho gà được cơ thể đáp ứng sẽ giảm dần. Kháng thể ho gà có thể được đo thông qua việc xét nghiệm máu. Tuy nhiên, chúng ta không thể biết được mức độ kháng thể cần thiết để thai nhi và bản thân chống lại bệnh ho gà. Nói cách khác, khả năng miễn dịch không thể duy trì suốt đời, ngay cả khi mẹ bầu đã từng tiêm vacxin hoặc mắc bệnh ho gà trong quá khứ.
Vì vậy, để giúp thai nhi nhận được lượng kháng thể lớn nhất nhằm chống lại bệnh ho gà một cách tối ưu, trong mỗi lần mang thai chị em cần tiêm nhắc lại vacxin Tdap. Hiện nay tại Việt Nam đang ứng dụng hai loại vacxin phòng bệnh ho gà là Adacel (Pháp) và Boostrix (Bỉ) dành cho người lớn. Mẹ bầu chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất trong thai kỳ.
Cụ thể nếu mẹ đã tiêm bạch hầu ho gà uốn ván trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng như chỉ định thì có thể yên tâm, không cần tiêm ngừa trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn chưa tiêm trước đó, thì nên tiêm 1 mũi duy nhất khi thai trên 22 tuần (tốt nhất là từ tuần 27-36 của thai kỳ). Và nếu mẹ đã tiêm chủng bạch hầu ho gà uốn ván từ nhỏ, thì nên tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
Để nâng cao hiệu quả khi tiêm phòng ho gà cho bà bầu, chúng ta cần lưu ý những điều dưới đây:
Tiêm vacxin ho gà lúc mang thai sẽ mang đến hiệu quả cao nhất
Tiêm vacxin ho gà sau khi sinh hiệu quả nhận được không tối ưu
Nếu cần thiết, vacxin ho gà có thể được tiêm sớm hơn trong thai kỳ
Tóm lại, việc tiêm phòng ho gà khi mang thai rất quan trọng, mẹ bầu nên thực hiện đúng theo chỉ định và khuyến cáo của bác sĩ.