Vì Sao Nên Tiêm Ngừa Uốn Ván Khi Bị Vết Thương?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Vì Sao Nên Tiêm Ngừa Uốn Ván Khi Bị Vết Thương?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 5, 2021

Uốn ván là căn bệnh vô cùng nguy hiểm xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương. Biến chứng để lại nặng nề, thậm chí gây tử vong nhưng lại được phòng chống rất dễ dàng. Thế nhưng, tiêm ngừa uốn ván khi bị vết thương có mang đến hiệu quả không? Sau khi bị thương lúc nào nên chủng ngừa? Vết thương như thế nào cần tiêm phòng uốn ván? Xem ngay bài viết sẽ rõ!

Vì sao nên tiêm ngừa uốn ván khi bị vết thương?

Uốn ván là một bệnh cấp tính nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, có thể từ 10 – 80%. Bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên ở những vết thương hở. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ giải phóng ngoại độc tố vào dòng máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh-cơ, khiến bệnh nhân bị co giật, có thể dẫn đến tử vong, bệnh còn có thể gây biến chứng nghiêm trọng như rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp, thậm chí là ngừng tim.

Tuy nhiên, các vết thương hở nếu được sơ cứu và xử lý kịp thời sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và không để lại biến chứng nguy hiểm.

Vì thế nếu đang có vết thương hở có nguy cơ nhiễm trùng thấp như vết bỏng, trầy xước nhẹ, vết thương không sâu. Hoặc vết thương hở nặng do tai nạn giao thông nghiêm trọng, vết thương gây ra do các vật sắc nhọn như đinh gỉ, cành cây, v.v. Thì cũng cần được sơ cứu kịp thời để tránh bị vi khuẩn tấn công, đồng thời thực hiện tiêm ngừa uốn ván đầy đủ. Đặc biệt nếu bệnh nhân có vết thương hở xuất hiện triệu chứng: khó nuốt, cứng hàm, xuất hiện co giật với cường độ mạnh, khó thở, tím tái thì cần đưa đến cơ sở y tế được được điều trị ngay.

Sau khi bị thương, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Globulin miễn dịch uốn ván. Nếu người bị thương đối mặt với nguy cơ bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập, mà vẫn chưa được miễn dịch. Globulin miễn dịch uốn ván là thuốc đặc trị bệnh uốn ván, sau khi bị thương cần tiêm càng sớm càng tốt.

Thuốc đóng gói dưới dạng dung dịch pha loãng 16%, lấy từ kháng huyết tương của người được chọn và tiến hành cô đặc kháng thể chống uốn ván. Bên cạnh đó, Globulin miễn dịch uốn ván cũng có loại được điều chế để tiêm tĩnh mạch.

Thông thường, người bệnh được bác sĩ chỉ định tiêm liều 250 IU khi bị thương. Nhưng sẽ nâng liều lên 500 IU nếu thời điểm tiêm sau 24 giờ kể từ lúc gặp chấn thương. Vacxin sẽ được chủng ngừa cùng lúc với liều Globulin miễn dịch uốn ván ở một bên tay khác.

Tại vị trí tiêm có thể xảy ra một số phản ứng như sốt nhẹ, sưng, nổi quầng đỏ sau khi chủng ngừa. Tuy nhiên, các triệu chứng này không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sẽ biến mất nhanh chóng. Những đối tượng đang điều trị bằng thuốc Corticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch khác, có phản ứng với lần tiêm trước hay mắc bệnh cấp tính không được phép sử dụng vacxin.

Người bệnh cần tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ, nhân viên y tế trong quá trình chủng ngừa. Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc vì sao nên tiêm ngừa uốn ván khi bị vết thương. Như thế khi bị vết thương hở thì điều đầu tiên bạn cần làm là sơ cứu trước sau đó tiêm phòng uốn ván. Vậy sơ cứu vết thương như thế nào, vết thương như thế nào cần tiêm ngừa uốn ván?

tiem-ngua-uon-van-khi-bi-vet-thuong-1
Tiêm ngừa uốn ván khi bị thương là vô cùng cần thiết

Khi có vết thương hở cần xử lý thế nào?

Hướng dẫn cách sơ cứu ngay khi bị thương phòng bệnh uốn ván

Bên cạnh việc tiêm ngừa uốn ván khi bị vết thương, chúng ta cần biết cách sơ cứu sao cho đúng cách, cụ thể như sau:

  • Khi có vết thương dù nhỏ hay lớn bạn cũng cần rửa sạch ngay lập tức dưới vòi nước hoặc nước sạch để đẩy chất bẩn ra ngoài, pha loãng vi khuẩn. Trong trường hợp vết thương dính nhiều bùn, cát, đất và chảy máu thì nên dùng Oxy già để đẩy cát, bụi bẩn ra, cầm máu, sát khuẩn hiệu quả. Sau đó, tiến hành dùng xà phòng rửa lại vết thương và lau khô. Lưu ý, không được bôi cồn 90 độ, i-ốt (Povidine, Betadine) trực tiếp vào vết thương hở để tránh làm tổn thương mô.
  • Nếu có dị vật tại vết thương, bạn cần rửa tay sạch sẽ trước khi lấy ra, rồi băng bó và thay băng mỗi ngày. Nên đến cơ sở y tế xử lý nếu dị tật to hoặc nằm sâu.
  • Bệnh nhân cần đến bệnh viên ngay khi vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng như đau tăng dần, sưng phồng, phù nề, xuất hiện dịch nhầy, hạch sưng, đỏ, bốc mùi khó chịu, lâu lành,… Không tùy tiện áp dụng các biện pháp dân gian để chữa vết thương như đắp thuốc bột, thuốc rê,…
tiem-ngua-uon-van-khi-bi-vet-thuong-5
Vết thương cần được vệ sinh, băng bó cẩn thận

Vết thương như thế nào thì cần tiêm phòng uốn ván?

Tất cả các vết thương hở, rách da, trầy xước sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể. Cần tiêm phòng khẩn cấp với các loại vết thương có nguy cơ nhiễm uốn ván cao như vết thương do cành cây, vật sắt nhọn, đinh gỉ, tai nạn giao thông gây ra,…

Bên cạnh đó, các loại vết thương có nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn như vết thương hở không sâu, chưa bị bẩn, trầy xước nhẹ, bỏng,… cũng cần được sơ cứu và phòng ngừa uốn ván đúng cách. Tốt nhất nên tiêm phòng uốn ván vết thương dù nhỏ, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Vì đa số các ca bệnh khi khởi phát đều rất khó điều trị, dẫn đến tử vong.

Tiêm phòng uốn ván bao lâu sau khi chấn thương?

Tiêm phòng uốn ván bao lâu sau khi chấn thương là thắc mắc của rất nhiều người. Thời gian ủ bệnh uốn ván trung bình từ 7 – 8 ngày, kéo dài từ 3 – 21 ngày. Để làm chậm quá trình xâm nhập của vi khuẩn, người bệnh cần bình tĩnh xử lý vết thương đúng cách sau khi bị thương. Tiếp đó, nhanh chóng tiêm phòng uốn ván sau chấn thương tại cơ sở y tế gần nhất.

Trong vòng 24h sau khi bị thương là thời gian tốt nhất để chủng ngừa hiệu quả. Bạn vẫn có thể tiêm uốn ván sau 24h, tuy nhiên càng trễ thì tác dụng phòng bệnh của vacxin sẽ càng giảm đi.

Như thế sau khi bị thương bạn cần sơ cứu vết thương ngay, sau đó đến cơ sở y tế để tiêm ngừa uốn ván trong 24h để ngừa bệnh uốn ván hiệu quả nhất. Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván cần ở lại cơ sở y tế 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24h tiếp theo.

*Lưu ý: Trong các trường hợp bị vết thương hở nguy hiểm dẫn đến uốn ván chính là đạp đinh gỉ sét chính là trường hợp thường xảy ra nhất và được đọc giả quan tâm nhất. Vì thế hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung tiếp theo.

Giải đáp những thắc mắc chích ngừa uốn ván khi đạp đinh

Trường hợp bị đạp đinh nếu không xử lý đúng sẽ dẫn đến nhiễm trùng, gây biến chứng nguy hiểm. Thông thường, khi đạp đinh sẽ bị đau nhức và chảy máu. Sau đó, thì vùng da bị thương có thể bị bầm tím, miệng vết thương sưng lên, mưng mủ.

chích ngừa uốn ván khi đạp đinh

  • Khi bị đạp đinh, bị sưng, bạn cần ngâm vết thương vào nước ấm và xà phòng trong 15 phút và dùng khăn mềm sạch để lau vết thương. Sau đó loại bỏ các lớp da thừa bằng kéo đã vệ sinh cồn. Khi vết thương đã được vệ sinh cẩn thận, bạn thoa thuốc kháng sinh và dùng băng cá nhân băng vết thương lại. Trong 2 ngày tiếp theo, bạn lặp lại việc rửa vết thương và bôi thuốc mỗi ngày 2 lần. Thuốc giảm đau có thể dùng là acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Vậy có cần đến cơ sở y tế để tiêm phòng uốn ván? Sau khi xử lý tại nhà, nếu trường hợp đạp phải vật nhọn bám bẩn, da nhiễm bẩn tại thời điểm bị đâm, có bụi bẩn hoặc các mảnh vụn trong vết thương sau khi ngâm rửa, đầu nhọn của vật cứa vào vết thương, nơi bị thương là ở đầu, ngực, bụng, hoặc vị trí có khớp xương, đặc biệt là nạn nhân chưa được tiêm ngừa uốn ván hoặc tiêm nhắc lại uốn ván trong hơn 5 năm thì cần đến cơ sở y tế để tiêm vacxin uốn ván trong 24h.

Lưu ý nên tiêm ngừa uốn ván trước để phòng bệnh

  • Nhiều người khỏe mạnh, đặc biệt là nam giới, trụ cột của gia đình đã thiệt mạng vì bệnh uốn ván, chủ yếu thông qua vết thương tai nạn lao động. Việc điều trị uốn ván rất khó khăn, tiên lượng xấu nhưng có thể phòng ngừa được dễ dàng.
  • Đối với trẻ nhỏ sau sinh sẽ cần tiêm mũi vacxin đầu tiên và nhắc lại mỗi 5 – 10 năm. Vậy tiêm phòng uốn ván cho trẻ khi nào? Để phòng tránh bệnh uốn ván tốt nhất, trẻ em cần được tiêm đủ 5 liều vacxin uốn ván, bắt đầu từ khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Vacxin uốn ván cũng được khuyến cáo chủng ngừa nhắc lại cho người trưởng thành có nguy cơ cao, khi làm việc trong môi trường dễ bị tai nạn lao động, phụ nữ trước và trong thai kỳ. Thay vì tiêm ngừa uốn ván khi bị vết thương, tất cả chúng ta cần chủ động đề phòng từ trước.
  • Đặc biệt cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, để giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mang thai thường sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm bạch hầu, ho gà, uốn ván trước khi mang thai. Riêng đối với uốn ván, sản phụ sẽ được chỉ định tiêm từ tuần 27 tuần – tuần 36. Trong quá trình mang thai, nếu bị vết thương hở thì nên tiêm mũi uốn ván tăng cường.

Nếu được tiêm đủ mũi, đúng liều và nhắc lại theo lịch quy định, vacxin sẽ mang đến nhiều lợi ích. Hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể, sẵn sàng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván. Từ đó, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, thậm chí nguy cơ tử vong nếu chẳng may bệnh khởi phát. Vì nếu đợi đến khi bị thương mới bắt đầu chủng ngừa, đôi khi đã quá trễ để can thiệp.

tiem-ngua-uon-van-khi-bi-vet-thuong-4
Nên chủ động tiêm phòng uốn ván từ trước

Tiêm ngừa uốn ván khi bị vết thương là điều vô cùng cần thiết, điển hình như lúc đạp đinh. Vậy chích ngừa uốn ván khi đạp đinh ở đâu? Nếu chẳng may bị đạp đinh, bạn cũng cần sơ cứu vết thương tương tự các lưu ý ở trên, sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam chủng ngừa, đảm bảo những tiêu chí sau:

  • Đảm bảo nguồn vacxin chất lượng, có xuất xứ rõ ràng.
  • Sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để chẩn đoán, xử lý vết thương và chích ngừa uốn ván khi đạp đinh đúng kỹ thuật.
  • Chi phí hợp lý với giá thị trường. Bảng giá công khai minh bạch, không phát sinh thêm.
  • Cơ sở y tế được cấp phép hoạt động, uy tín, khang trang, nhận được phản hồi tích cực từ bệnh nhân.
  • Quy trình thủ tục nhanh gọn, không phải chờ đợi lâu.

Tóm lại, việc tiêm ngừa uốn ván khi bị vết thương vô cùng cần thiết và quan trọng. Tất cả chúng ta đừng chủ quan, mà hãy nhanh chóng xử lý và chủng ngừa kịp thời. Tốt nhất là nên tiêm vacxin uốn ván từ sớm theo đúng lịch trình được khuyến cáo.

Thông qua bài viết này, Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã giải đáp giúp bạn thắc mắc vì sao nên tiêm ngừa uốn ván khi bị thương. Đồng thời, cung cấp các thông tin hữu ích như cách nhận biết vết thương nên chủng ngừa uốn ván, lưu ý trong quá trình sơ cứu,… Để được tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ