Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 6, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để tìm hiểu về hiện tượng bóc tách túi thai nhưng không ra máu, chúng ta cần biết bóc tách túi thai là gì trước.
Bóc tách túi thai là dấu hiệu nguy hiểm thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ, chỉ hiện tượng máu tụ xung quanh túi thai. Tụ máu có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, vì bánh nhau thai bị tách ra khỏi niêm mạc tử cung, thai không bám được vào tử cung, dẫn đến tình trạng sảy thai.
Bánh nhau đóng vai trò quan trọng khi cung cấp Oxy và chất dinh dưỡng cho bé từ mẹ. Ngoài ra, còn hỗ trợ vận chuyển chất thải từ thai nhi về mẹ. Việc bóc tách khiến bé không nhận được chất dinh dưỡng để duy trì sự sống, do đã bị cản trở quá trình tuần hoàn.
Thời gian phát hiện túi thai bị bóc tách 40%, 30%, 20%, 5% sẽ tùy thuộc vào mỗi trường hợp cụ thể. Nếu bóc tách đến 50%, khả năng cao không thể giữ được em bé. Vậy nguyên nhân gây bóc tách túi thai là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bóc tách túi thai như thai chết, không thể tiếp tục phát triển và bị đẩy ra khỏi tử cung. Một số yếu tố từ mẹ làm tăng nguy cơ bóc tách, điển hình là:
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ tiếp tục giải đáp giúp bạn thắc mắc bóc tách túi thai nhưng không ra máu liệu có nguy hiểm?
Chảy máu âm đạo là dấu hiệu nhận biết của hiện tượng bóc tách túi thai. Lượng máu này có màu đỏ tươi hoặc nâu và thường ít. Bên cạnh đó, chị em cũng đối mắt với các triệu chứng như đau bụng khi bị bóc tách túi thai. Khoảng 90% trường hợp bóc tách túi thai đều ra máu. Nên nếu bạn được chẩn đoán bóc tách túi thai nhưng không xuất hiện dấu hiệu chảy máy âm đạo, kết quả đó có thể chưa chính xác và cần thăm khám lại.
Bóc tách túi thai cũng khiến vùng thắt lưng bị ê, mỏi thường xuyên, bụng dưới đau âm ỉ. Thông qua hình ảnh siêu âm, chúng ta sẽ thấy đoạn gắn kết với nội mạc tử cung của mẹ bầu có lỗ nhỏ và phát hiện khối máu tụ ở phía nhau thai.
Thai nhi có thể gặp nguy hiểm do bóc tách túi thai. Nhưng hiện tượng này thường chỉ là tạm thời, em bé sẽ phát triển khỏe mạnh cho đến lúc chào đời nếu được điều trị đúng cách. Vì thế, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn thăm khám kỹ để nhận tư vấn kịp thời.
Câu hỏi bóc tách túi thai nhưng không ra máu liệu có nguy hiểm đã được giải đáp, mong rằng sẽ mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Thế nhưng, chúng ta cần lưu ý gì khi bóc tách túi thai?
Để có thể bảo vệ sức khỏe trong thời gian thai kỳ tốt nhất, mẹ nên tuân thủ lịch khám thai của bác sĩ. Tìm hiểu về thay đổi của cơ thể trong quá trình mang bầu để tự trang bị kiến thức và chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Để đảm bảo sức khỏe, khi bị bóc tách túi thai mẹ bầu cần sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày. Vì mất ngủ sẽ khiến bạn stress, mệt mỏi, tăng huyết áp,… Đặc biệt, thời điểm này, mẹ sẽ luôn cảm thấy buồn ngủ, cơ thể thường xuyên mỏi mệt uể oải vì thế cần ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, nếu ngủ quá 10 tiếng cũng không tốt cho sức khỏe.
Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần tránh leo cầu thang, làm việc nặng, đi lại hoặc ngồi nhiều. Trong thời gian này, bụng bầu và thai nhi rất nhạy cảm vì thế để tránh nguy hiểm cho mẹ và bé, mẹ nên hạn chế đi lại nhiều, làm việc nặng nhọc.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan. Nếu mẹ có tinh thần tốt trong thời gian thai kỳ, sẽ giúp các cơ quan phát triển tốt, thai nhi cũng sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu mẹ bị stress, đặc biệt trong 3 tháng đầu có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, bị lưu thai cao hơn 3 – 4 lần hoặc ảnh hưởng đến thần kinh của thai nhi, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng ở trẻ, …
Mẹ bầu không nên quan hệ tình dục trong giai đoạn có nguy cơ bị bóc tách túi thai, vì tử cung sẽ co bóp mạnh, đẩy nhanh quá trình bóc tách, dẫn đến thai chết lưu hoặc sảy thai.
Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Nhằm hạn chế tối đa khả năng bóc tách, khoảng trống giữa túi thai và lòng tử cung nhanh chóng được lấp đầy, mẹ bầu phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu Protein, Vitamin, khoáng chất, Sắt, Canxi, Axit Folic,… Khi bé trong bụng mẹ, chất dinh dưỡng cung cấp cho bé chủ yếu được cung cấp từ chế độ dinh dưỡng của mẹ qua bánh nhau. Vì thế trong giai đoạn này mẹ cần lưu ý để giúp bé có đủ dinh dưỡng để phát triển tốt nhất.