Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 18, 2021
Mục Lục Bài Viết
Cả em bé và mẹ đều có nhiều thay đổi ở tuần thai thứ 7, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể nhé.
Tại thời điểm này bé đã có sự phát triển rõ rệt so với tuần đầu tiên. Ngón chân của thai nhi xuất hiện màng, ngón tay cũng dần hoàn thiện. Xương đuôi (phần mở rộng của xương cụt) bắt đầu co lại và trong những ngày tới sẽ sớm biến mất. Bên cạnh đó, để tạo thành một hệ thần kinh sơ khai, các tế bào thần kinh đang tích cực phân nhánh nhằm kết nối lại với nhau. Ống thở kéo dài từ cổ họng đến phổi đang hình thành. Bé đã có mí mắt và các cơ quan nội tạng cũng nhanh chóng phát triển.
Ở tuần thứ 7, thai nhi vẫn còn rất nhỏ dài khoảng 1,3 cm, kích thước chỉ bằng quả mâm xôi. Mắt sẽ to hơn khi thai nhi được 7 tuần tuổi, thậm chí bắt đầu có màu mắt. Màu sắc vĩnh viễn của mắt sẽ trở nên rõ ràng hơn vào giai đoạn từ 6 – 9 tháng. Yếu tố quyết định màu mắt là gen di truyền của bố mẹ.
Tai của trẻ đã hình thành cả trong lẫn ngoài khi đủ 7 tuần tuổi. Trong hàm bắt đầu xuất hiện chân răng. Chiếc lưỡi bé xíu cũng hiện diện trong vòm họng. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của thai nhi chưa hoàn thiện đủ để xác định là trai hay gái.
Mẹ bầu lúc này vẫn chưa cảm nhận được sự nong rộng của tử cung do còn khá sớm. Cho đến tuần 12, bụng bầu sẽ không nhô ra vì được che giấu bởi xương chậu. Tại vùng ngực và chân, thai phụ có thể thấy những mạch máu nổi rõ lên. Chân sẽ bị đau, tê nếu bạn đứng lâu một chỗ. Để giúp lưu thông máu, mẹ bầu hãy nâng chân lên bất kỳ lúc nào có thể hoặc thường xương gác lên ghế.
Quần áo của chị em chật đi một chút vì có biểu hiện tăng cân, dù thay đổi từ cơ thể vẫn chưa thể hiện rõ nét ra bên ngoài. Hai đầu vú sẽ thâm lại và lớn hơn, thậm chí quang quầng vú xuất hiện mụn nhọt. Montgomery là tên gọi của những nốt này, giúp hai đầu vú sẵn sàng cho quá trình tiết sữa. Do đó, mẹ bầu đừng cố ý nắn bóp hoặc nặn, vì chúng rất hữu ích.
Âm đạo tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Trong suốt thai kỳ đây là điều bình thường, nên mẹ đừng quá lo lắng. Trừ khi xuất hiện thêm những dấu hiệu như dịch chuyển sang màu xanh hoặc vàng, có mùi khó chịu, khiến vùng chậu bị tấy rát. Lúc này, thai phụ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám.
Ở tuần thai thứ 7, mụn có thể hiện diện trên mặt, thủ phạm chính là sự thay đổi của Hormone. Khi dùng mỹ phẩm cho da mụn, mẹ bầu nên cẩn thận vì chúng có thể không lành tính.
Trong cơ thể thai phụ, các Hormone nội tiết tố thay đổi mạnh mẽ, khiến cảm xúc bị xáo trộn. Thế nhưng, những nội tiết tố này lại có lợi cho mẹ và bé, giúp duy trì, ổn định thai kỳ. Tuy nhiên, chúng cũng gây ra một số vấn đề không mong muốn như cảm xúc trở nên bất ổn, thất thường, “sáng nắng chiều mưa”, tính khí thay đổi kèm theo một số triệu chứng khác điển hình là chán ăn, cơ thể mệt mỏi, đau ngực, choáng váng, nhức đầu,…
Siêu âm thai 7 tuần tuổi là cột mốc vô cùng quan trọng mẹ bầu nhất định không thể bỏ qua. Vì việc tính tuổi thai sẽ trở nên chính xác do em bé đã hình thành. So với cuối kỳ tháng thứ 3, việc siêu âm ở giai đoạn này để dự đoán ngày sinh được đánh giá là đúng hơn.
Ngoài ra, siêu âm thai 7 tuần tuổi còn mang đến những lợi ích khác như:
Đặc biệt lưu ý trong suốt thai kỳ, mẹ không nên bỏ lỡ các mốc khám thai quan trọng nhất vì đây là những thời điểm giúp bác sĩ kiểm tra sức khỏe và tình trạng phát triển của thai nhi cũng như mẹ bầu.
Vậy kết quả siêu âm thai 7 tuần tuổi gồm những yếu tố nào, có ý nghĩa gì? Mẹ bầu hãy xem tiếp bài viết sẽ rõ!
Kết quả siêu âm thai 7 tuần được thể hiện thông qua hình ảnh và chỉ số thu được. Từ đó, bác sĩ sẽ có cơ sở đưa ra chẩn đoán phù hợp. Cụ thể như sau:
Hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi cũng như hình ảnh siêu âm thai đôi 7 tuần giúp mẹ quan sát được con yêu. Bác sĩ dựa vào hình ảnh để đo đạt các chỉ số, nhận định bất thường (nếu có), từ đó đưa ra kết quả chính xác nhất. Mẹ bầu nên sắp xếp thời gian đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ tiến hành siêu âm thai. Thông qua các chỉ số như GSD và CRL, tình hình phát triển của thai nhi 7 tuần được thể hiện rõ ràng.
Các chỉ số siêu âm thai 7 tuần đóng vai trò như cơ sở khoa học đáng tin cậy trong việc chẩn đoán và nhận định sức khỏe thai nhi. Từ lần đầu tiên siêu âm đến buổi cuối cùng, mẹ bầu có thể thực hiện một cuốn nhật ký để ghi lại hành trình phát triển của con yêu. Sẽ thật ý nghĩa và tuyệt vời khi hình ảnh trẻ chỉ bằng hạt vừng nhỏ được lưu giữ. Đồng thời, đối với mẹ bầu, viết nhật ký là một trong những cách hiệu quả để giảm stress.
Sự phát triển toàn diện của thai nhi được thể hiện qua nhiều loại chỉ số, ví dụ như chu vi vòng đầu, kích thước, cân nặng,… Tuy nhiên, do thai nhi 7 tuần tuổi còn rất bé nên chỉ thể hiện rõ ràng hai chỉ số, đó là:
Nếu chỉ số của trẻ tương tự hoặc lệch đôi chút so với chuẩn, chứng tỏ con yêu vẫn đang phát triển tốt. Nếu sự chênh lệch là quá lớn, thai phụ cần nhận tư vấn từ bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thông qua hình ảnh, chỉ số siêu âm thai 7 tuần tuổi, bác sĩ có thể xác định được số lượng, nhịp tim, vị trí, tuổi của thai, kích thước phôi thai,… Đối với mẹ bầu, siêu âm thai 7 tuần tuổi giúp kiểm tra tổng quát tử cung, xác định nguyên nhân và nơi bị xuất huyết nếu có tiền sử,… Từ đó, giúp bác sĩ chẩn đoán tình hình sức khỏe của mẹ và bé một cách chính xác nhất, cũng như kịp thời đưa ra giải pháp xử lý các bất thường nhanh chóng.
Trong trường hợp bạn nhận kết quả siêu âm xấu, đừng quá bi quan lo lắng mà hãy bình tĩnh lắng nghe tư vấn của bác sĩ. Lúc này, mẹ bầu có thể được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác nhất. Nếu chẳng may tình trạng thật sự nghiêm trọng, bạn hãy thực hiện theo cách xử lý do bác sĩ đề ra nhé.
Để mẹ bầu có thêm những thông tin hữu ích về việc siêu âm thai 7 tuần tuổi, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp thêm hai thắc mắc thường gặp, cụ thể như sau:
Siêu âm thai 7 tuần như thế nào là câu hỏi chung của rất nhiều mẹ bầu. Trong giai đoạn này, hiện có hai phương pháp được áp dụng là siêu âm ổ bụng và siêu âm đầu dò.
Nhiều người cho rằng phương pháp siêu âm thai 7 tuần tuổi bằng đầu dò cung cấp hình ảnh chính xác và trực quan tốt hơn, do máy không phải xử lý qua nhiều lớp cơ. Bên cạnh đó, sóng siêu âm của đầu dò đặt vào âm đạo sẽ truyền qua tử cung một cách dễ dàng, mẹ bầu chẳng cần phải làm căng bàng quang. Trong khi thực hiện siêu âm ổ bụng, để nhìn thấy rõ phôi trong khung xương chậu, thai phụ nên làm căng bàng quang và nâng tử cung cao hơn.
Siêu âm có thể nghe thấy nhịp tim thai. Lúc bé được 6 – 7 tuần, nhịp đập trung bình là 90 – 100 lần/phút. Nhịp tim sẽ tăng lên khoảng 150 – 160 lần/phút khi thai nhi lớn hơn. Vì tim của trẻ cần hoạt động hiệu quả, liên tục để bơm máu Oxy vào não và cơ thể.