Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 20, 2021
Bài viết dưới đây của Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này một cách chi tiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Mục Lục Bài Viết
Các chuyên gia y tế khuyến khích mọi người nên chích ngừa cảm cúm càng sớm càng tốt bởi vì bệnh cúm mùa thực sự có thể gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh nếu không sớm phát hiện và điều trị tích cực.
Hiện nay, cúm mùa được biết đến là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng phổ biến như đau cơ, mệt mỏi, sốt, đau họng, sổ mũi, ho… Bệnh do virus cúm A (H1N1, H3N2), cúm B và cúm C gây ra.
Cúm mùa rất dễ lây lan và phát triển thành dịch bởi bệnh thường có tỉ lệ lây nhiễm cao qua đường hô hấp, khi nói chuyện, hắt hơi hay ho.
Đặc biệt, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ cho hay, từ năm 2010 đến nay, mỗi năm thế giới ghi nhận khoảng 9 – 45 triệu bệnh nhân mắc cúm mùa, trong đó có đến 61.000 người tử vong do biến chứng không kịp điều trị.
Hơn nữa, bệnh cúm mùa dễ gây biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ có thai, người đang mắc bệnh mạn tính hay người cao tuổi. Dễ dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng, hen suyễn, thậm chí tử vong khi không cấp cứu kịp thời.
Hiện nay, theo các chuyên gia y tế thì chích ngừa cúm mùa là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất để giúp mọi người phòng ngừa bệnh cúm mùa cũng như ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm, tránh khỏi sự tấn công của virus gây bệnh. Nói một cách đơn giản thì vắc xin cúm sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh cúm mùa, bảo vệ bản thân tốt hơn trong mùa dịch bệnh.
Vậy vắc xin cúm mùa có mấy loại, nên tiêm loại nào phù hợp? Đối tượng chỉ định và chống chỉ định gồm những trường hợp nào? Lịch tiêm cúm mùa như thế nào? Và những tác dụng phụ nào thường gặp? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.
Vắc xin cúm mùa có tác dụng hiệu quả trong việc phòng bệnh cúm, vậy thì đối tượng nào nên chích ngừa vắc xin này, hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé!
Các chuyên gia y tế khuyến cáo tất cả mọi người đều nên tiêm phòng vắc xin cúm mùa và đặc biệt, những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao thì càng phải chích ngừa cảm cúm càng sớm càng tốt. Cụ thể như:
Mặc dù việc tiêm phòng cúm mùa là hết sức cần thiết, nhưng trong một số trường hợp, để đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ chỉ định không tiêm vắc xin cúm mùa cho những đối tượng thuộc nhóm sau:
Để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cúm mùa lên mức tối ưu nhất thì mọi người nên đi chích ngừa cảm cúm theo đúng lịch tiêm chủng sau:
Giống như những loại vắc xin khác, khi tiêm ngừa cảm cúm, mọi người cũng sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ không mong muốn như:
Phản ứng thường gặp: Sốt nhẹ, sưng đau chỗ tiêm, bầm máu, khó chịu, đau khớp, đau cơ… Những triệu chứng này đều là những phản ứng thường gặp và sẽ tự động biến mất sau khoảng 1 – 2 ngày. Nên mọi người không cần quá lo lắng!
Phản ứng bất thường: Bên cạnh những phản ứng thường gặp, thì một số trường hợp, mọi người sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sốt cao liên tục, tiêm vacxin bị áp xe, đau đầu, run rẩy, co giật, sốc phản vệ… Nếu cơ thể gặp phải những tác dụng phụ này, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm biện pháp khắc phục, xử lý an toàn, tránh những vấn đề không mong muốn xảy ra.
Để đảm bảo an toàn cũng như phòng tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin, thì trong quá trình chích ngừa cảm cúm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: