[Giải Đáp] Bệnh Quai Bị Gây Vô Sinh Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > [Giải Đáp] Bệnh Quai Bị Gây Vô Sinh Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 25, 2021

Quai bị là bệnh truyền nhiễm hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy liệu thông tin bệnh quai bị gây vô sinh mà mọi người thường được nghe có đúng hay không? Bệnh quai bị có nguy hiểm không? Làm sao để phòng bệnh hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

Tìm hiểu về bệnh quai bị

Trước khi đi sâu vào vấn đề bệnh quai bị gây vô sinh liệu có đúng hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về bệnh lý này để biết vì sao nó được đánh giá là một trong những bệnh truyền nhiễm có mức độ nguy hiểm cao nhé!

bệnh quai bị gây vô sinh
Quai bị là bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc đặc trị. Vậy bệnh quai bị là gì? Có triệu chứng như thế nào?

1. Bệnh quai bị là gì?

Quai bị là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Paramyxovirus gây ra. Bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nên thường phát triển thành dịch nếu không được ngăn chặn kịp thời.

Những người chưa từng mắc bệnh quai bị đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Đặc biệt, tỉ lệ mắc quai bị sẽ cao hơn ở những vùng đông dân cư, đời sống thấp. Hơn nữa, quai bị dễ bị lây nhất ở những nơi tập trung đông người như trường học, doanh trại, nhà trẻ…

Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc quai bị thường dao động ở mức 10 – 40 ca/ 100.000 người. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp, khi nói chuyện hay khi người bệnh hắt – xì… Đối tượng dễ bị quay bị nhất là trẻ em từ 5 – 9 tuổi, thời gian ủ bệnh sẽ khoảng 12 – 25 ngày.

Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc đặc trị và có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách.

2. Dấu hiệu nhận biết

Bệnh quai bị có triệu chứng khởi phát gần giống với bệnh cảm thông thường, điều này khiến mọi người chủ quan, dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc. Do đó, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đi khám ngay:

  • Cơ thể bị đau nhức không rõ nguyên nhân, bị sốt nhẹ và trở nên kén ăn.
  • Sau 2 ngày bị quai bị, người bệnh bắt đầu có những triệu chứng khác như vùng mang tai đau nhức, sưng to; Vùng má và tai bị đau 1 hoặc cả 2 bên. Đây là dấu hiệu nhận biết đặc trưng nhất của quai bị.
  • Bên cạnh đó, người bị bệnh quai bị còn bị đau đầu, đau họng, sốt, đau góc hàm, mệt mỏi, buồn nôn.

Bệnh quai bị điều trị sớm thì hiệu quả phục hồi càng cao, do đó, mọi người hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường nhé!

Bệnh quai bị gây vô sinh không? Vì sao?

Thực tế thì quai bị có khả năng gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt, một trong những hậu quả nó có thể gây ra là làm ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam và nữ, bao gồm tinh hoàn và buồng trứng. Nên có rất nhiều người thắc mắc bệnh quai bị gây vô sinh không?  Và vì sao lại vậy?

nam bị quai bị có vô sinh không
Bệnh quai bị gây vô sinh không? Tỷ lệ ở nam và nữ như thế nào?

Theo các chuyên gia y tế thì việc bệnh quai bị gây vô sinh hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ bệnh, biến chứng của bệnh. Và khả năng vô sinh chỉ xảy ra khi năm giới bị viêm cả 2 tinh hoàn, còn nữ giới thì viêm buồng trứng ở mức độ nặng. Do vậy, tỉ lệ vô sinh cũng khá thấp, nên mọi người không cần quá lo lắng.

Thống kê chung của nhiều nghiên cứu y khoa cho biết, biến chứng viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng ở người mắc bệnh quai bị thường có tỉ lệ khá thấp với mức độ cụ thể như sau:

Ở nam giới

  • Nam giới mắc bệnh quai bị thì cứ 5 người (ở độ tuổi trưởng thành) sẽ có 1 người bị viêm tinh hoàn. Nhưng tỉ lệ chỉ dao động ở mức 20 – 30%.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi thì tỉ lệ viêm tinh hoàn sẽ ít hơn.
  • Hơn nữa, chỉ có khoảng 10% nam giới bị viêm tinh hoàn 2 bên, còn 90% chỉ viêm tinh hoàn 1 bên.
  • Viêm tinh hoàn do quai bị gây ra nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ chuyển sang mãn tính và tái phát thường xuyên, dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó có vô sinh ở nam giới.
  • Thường thì khi bị viêm tinh hoàn, tinh hoàn sẽ đau và to gấp 2 – 3 lần so với bình thường, sờ vào thấy bìu phù nề, căng cứng, bóng đỏ, từ đó khiến người bệnh bị sốt kéo dài. Trường hợp nặng sẽ khiến tinh hoàn bị teo, khiến số lượng tinh trùng bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản về sau. Biến chứng này sẽ đi kèm với viêm tuyến mang tai sai khoảng 7  -10 ngày mắc bệnh.

Tuy nhiên, nếu chỉ bị teo 1 bên tinh hoàn thì sẽ không gây vô sinh, bởi bên tinh hoàn còn lại sẽ hoạt động bù vào. Do đó, các bạn không cần quá băn khoăn về vấn đề nam bị quai bị có vô sinh không hay các biến chứng quai bị ở nam giới đâu nhé! Nó còn phụ thuộc vào bạn có bị biến chứng không và bệnh có được chữa trị hiệu quả hay không nữa.

Ở nữ giới

  • Nữ giới mắc bệnh quai bị thì chỉ có khoảng 7% dẫn đến biến chứng viêm buồng trứng và chỉ thường xảy ra ở nữ giới trên tuổi dậy thì.
  • Các dấu hiệu của viêm buồng trứng do bệnh quai bị gây nên đó là đau bụng dưới từng cơn, đau âm ỉ, đi kèm sốt, ra nhiều khí hư hay rong kinh…
  • Viêm buồng trứng khi không điều trị kịp thời có thể dẫn đến vùng chậu bị viêm nhiễm mãn tính, u nang ống dẫn trứng, dính buồng trứng, tắc vòi trứng, chất lượng trứng giảm,… Gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thụ tinh và khả năng sinh sản.

Thực tế thì tỉ lệ vô sinh ở nữ giới do bệnh quai bị gây ra là vô cùng thấp, nên chị em cũng không cần quá lo lắng về vấn đề bị quai bị 2 lần có vô sinh không hay nữ bị quai bị có vô sinh không đâu nhé!

Biến chứng khác của bệnh quai bị

Bên cạnh khả năng gây vô sinh, bệnh quai bị còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Viêm tụy: Bệnh quai bị có thể dẫn đến chứng viêm tụy với tỉ lệ từ 3 – 7%. Biểu hiện chính là tụt huyết áp, đau bụng, nôn nhiều.
  • Gây sinh non, sảy thai: Phụ nữ mang thai mắc quai bị có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
  • Gây nhồi máu phổi: Quai bị có thể dẫn đến biến chứng nhồi máu phổi, vùng phổi thiếu máu nuôi dưỡng nên dễ bị hoại tử các mô phổi.
  • Tổn thương thần kinh: Quai bị có thể gây ra tổn thương thần kinh như viêm não, tổn thương thần kinh sọ não, gây điếc mù, viêm tủy sống, viêm đa rễ thần kinh…

Cách điều trị bệnh quai bị tránh gây hậu quả nghiêm trọng

Hiện nay, bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc đặc trị nhưng nếu phát hiện sớm, bệnh cũng không khó để chữa trị phục hồi, hạn chế biến chứng nguy hiểm.

điều trị bệnh quai bị

Cụ thể, thường thì tùy vào mức độ bệnh, người bệnh sẽ được điều trị theo các phương pháp sau:

Trường hợp bệnh quai bị ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được cách ly tại nhà và điều trị bằng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Lúc này, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác, đồ dùng cá nhân phải khử khuẩn thường xuyên. Sau khi hết bệnh, buồng bệnh và đồ dùng cá nhân của người bệnh cần được khử khuẩn để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Trường hợp bệnh ở mức độ nặng, xảy ra biến chứng, người bệnh sẽ được chỉ định nhập viện để điều trị tích cực với các phương pháp khoa học, hạn chế hậu quả của biến chứng.

Ngoài ra, để bệnh nhanh chóng phục hồi, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa trị hỗ trợ dưới đây:

  • Nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ, không vận động mạnh.
  • Có thể chườm ấm hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau ở vùng mang tai.
  • Nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, tránh ăn thực phẩm chứa nhiều axit xitrics như bưởi, cam hay đồ ăn làm từ nếp, thịt gà…
  • Tiến hành súc họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày, vệ sinh môi trường sống xung quanh.

Lưu ý cách phòng ngừa bệnh quai bị

Để phòng ngừa bệnh quai bị gây vô sinh hay những biến chứng nguy hiểm khác mà bệnh quai bị gây ra, bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp ngăn ngừa an toàn, hiệu quả nhất hiện nay đó là tiêm vắc xin.

Cách phòng ngừa bệnh quai bị
Cách phòng ngừa bệnh quai bị hữu hiệu nhất là tiêm vacxin

Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi chỉ cần tiêm phòng đầy đủ vắc xin quai bị theo đúng lịch thì sẽ có khả năng phòng bệnh quai bị đến trên 95%.  Hơn nữa trường hợp bị nhiễm bệnh thì triệu chứng cũng rất nhẹ, không cần lo lắng về biến chứng.

Cụ thể, trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng quai bị:

  • Mũi 1: Tiêm vào lần đầu tiêm.
  • Mũi 2: Tiêm khi trẻ được 4 – 6 tuổi.

Trẻ em trên 7 tuổi và người lớn:

  • Mũi 1: Tiêm vào lần đầu tiêm.
  • Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.

Phụ nữ mang thai cũng nên tiêm phòng quai bị trước thời điểm mang thai ít nhất 3 tháng để đảm bảo quá trình mang thai diễn ra thuận lợi, an toàn nhất.

Hy vọng những thông tin trên đây về vấn đề bệnh quai bị gây vô sinh không sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 của Đa khoa Phương Nam để được giải đáp tận tình hơn.
5/5 - (2 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ