Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 29, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi đi sâu vào cách khắc phục tình trạng cảm cúm khi mang thai cho bà bầu, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như biến chứng mà cảm cúm có thể gây ra cho chị em trong thai kỳ nhé!
Thực tế thì cảm cúm là bệnh lý rất phổ biến, mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc phải. Bệnh do virus tấn công hệ miễn dịch gây ra.
Mẹ bầu có nguy cơ bị cảm cúm khá cao do trong giai đoạn mang thai, nội tiết tố bị tăng giảm thất thường, khiến hệ miễn dịch của mẹ trở nên nhạy cảm, nên không những dễ bị virus tấn công mà còn dễ bị lây cảm từ nhiều nguồn khác nhau.
Ngoài ra, việc mẹ bầu thay đổi môi trường sống, chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết cũng rất dễ bị cảm.
Hơn nữa, khi thai nhi hình thành trong bụng mẹ, có thể mẹ cũng sẽ có những thay đổi để thích nghi và có thể cơ thể mẹ trở nên yếu hơn nên dễ lây bệnh cảm hơn so với bình thường.
Bệnh cúm ở mẹ bầu có thể là cúm chủng A, chủng B hoặc chủng C, trong đó, cúm A và cúm B thường phổ biến hơn so với chủng C.
Khi mắc bệnh cảm cúm, các mẹ bầu sẽ xuất hiện những triệu chứng như:
Những triệu chứng của bệnh cảm cúm khi mang thai có thể kéo dài đến 2 hoặc 3 tuần, mức độ của bệnh thì tùy thuộc vào tình trạng của từng người. Hơn nữa, vì sức đề kháng của mẹ bầu yếu nên thường sẽ bị bệnh lâu hơn so với người bình thường.
Cảm cúm tuy là bệnh lý phổ biến, nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu lần thai nhi.
Cảm cúm khi mang thai khiến mẹ bầu dễ bị viêm phế quản hay viêm phổi.
Một số trường hợp, mẹ bầu còn bi nhiễm trùng mái, gây viêm màng não, giảm huyết áp, viêm nội tâm mạc, viêm não hay viêm tai giữa…
Bệnh cúm để kéo dài không chữa trị sẽ dẫn đến sinh non, thai lưu, thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, hở hàm ếch, tổn thương não…
Để tránh những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám cũng như tìm biện pháp khắc phục phù hợp, an toàn, không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.
Theo các chuyên gia y tế thì mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà trong trường hợp bị cảm cúm khi mang thai. Bởi trong quá trình mang thai, việc sử dụng thuốc được xem là điều tối kỵ.
Hơn nữa, nếu tự ý dùng thuốc, mẹ bầu có thể gặp phải rất nhiều vấn đề nguy hiểm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Do vậy, khi mắc cảm cúm, mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám cũng như được kê đơn thuốc phù hợp, an toàn với thai nhi.
Tại cơ sở y tế, mẹ bầu sẽ được thực hiện các xét nghiệm liên quan để kiểm tra xem bản thân đang bị nhiễm virus cúm loại gì, có gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi hay không, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất căn cứ vào tình trạng của từng mẹ bầu.
Ngoài ra, cách điều trị cảm cúm tốt nhất là mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, ăn nhiều rau xanh, trái cây có vitamin để tăng cường đề kháng, nghỉ ngơi đầy đủ để giảm tình trạng mệt mỏi, từ đó nhanh khỏe mạnh hơn.
Để giúp mẹ bầu nhanh khỏi bệnh, thì bên cạnh việc thăm khám, thực hiện điều trị theo chỉ định từ bác sĩ thì trong quá trình chăm sóc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trong khi bị cảm, cơ thể mẹ bầu sẽ ra rất nhiều mồ hôi, do đó, để giảm tình trạng mệt mỏi, mẹ bầu có thể tắm nước ấm. Việc này không những giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn mà còn tăng cường việc lưu thông máu, để cơ thể đào thải độc tố hiệu quả hơn và giúp chị em nhanh khỏi bệnh.
Khi bị cảm cúm, cơ thể rất dễ mất nước, nên mẹ bầu hãy tăng cường uống nước để bổ sung nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước, khiến bệnh cảm nặng hơn.
Việc nghỉ ngơi đầy đủ khi mang thai sẽ giúp cải thiện bệnh cảm cúm rất hiệu quả cho mẹ bầu. Do vậy, mẹ bầu hãy nghỉ ngơi thật nhiều, ngủ đủ giấc.
Một số trường hợp, nếu tình trạng cảm cúm khi mang thai của mẹ bầu ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc việc cho mẹ bầu sử dụng thuốc. Tuy nhiên, mẹ bầu cần hết sức lưu ý không được tự ý mua thuốc và nhất định phải tránh xa những loại thuốc sau:
Thuốc xịt mũi: Những loại thuốc xịt mũi có chứa oxymetazoline không nên dùng cho mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, vì nó có thể gây hại cho thai nhi.
Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau như Ibuprofen, Aspirin và Naproxen có thể gây ảnh hưởng xấu đến cho thai nhi và mẹ bầu nên cũng không nên sử dụng.
Thuốc thông mũi: Giống như thuốc xịt mũi, một số loại thuốc thông mũi như DayQuil, Sudafed hay Claritin-D đều thực sự không tốt cho thai nhi.
Vi lượng đồng căn: Mẹ bầu không được sử dụng các loại thuốc bổ sung dưỡng chất hay Echinacea nếu bác sĩ không chỉ định.
Tình trạng cảm cúm khi mang thai có thể ngăn ngừa hiệu quả bằng nhiều cách khác nhau. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cảm cúm, mẹ bầu nên áp dụng một số phương pháp phòng bệnh hiệu quả dưới đây: