Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 2, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi đi sâu vào vấn đề phụ nữ sau sinh bị cảm cúm uống thuốc gì, chúng ta cùng tìm hiểu xem mẹ đang cho con bú thì có nên dùng thuốc không nhé!
Phụ nữ sau sinh rất dễ mắc bệnh cảm cúm do hệ miễn dịch bị suy giảm. Triệu chứng thường gặp nhất khi bị cảm đó là sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm họng, khàn tiếng, mệt mỏi.
Thông thường, để nhanh cải thiện tình trạng cảm cúm chị em sẽ sử dụng thuốc tây để điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp đang cho con bú, việc sử dụng thuốc lại cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Có thể hiểu là nếu bệnh tình không ở mức độ nặng, thì chị em không nên uống thuốc, vì đôi khi các thành phần có trong thuốc tây sẽ gây ảnh hưởng đến trẻ đang bú mẹ.
Ở trường hợp bệnh nặng, chị em vẫn có thể sử dụng thuốc. Tuy nhiên, phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ và chỉ sử dụng các loại thuốc an toàn cho trẻ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để uống, bởi hậu quả mà việc uống thuốc bừa bãi gây ra chúng ta sẽ không thể lường trước được.
Chị em đang cho con bú chỉ nên uống thuốc điều trị cảm nếu thực sự cần thiết. Vậy phụ nữ sau sinh bị cảm cúm uống thuốc gì thì an toàn? Phần tiếp theo đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.
Mặc dù phụ nữ sau sinh và đang cho con bú được khuyến nghị không nên dùng thuốc. Tuy nhiên, trường hợp bị cảm nặng hay tình trạng cúm không cải thiện sau 3 ngày thì chị em có thể xin ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú dưới đây:
Ibuprofen là thuốc có tác dụng chống viêm không chứa thành phần steroid. Thuốc Ibuprofen có tác dụng kháng viêm, giảm đau và hạ sốt.
Ibuprofen có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng nhiễm trùng xoang, đau đầu, viêm họng khi bị cảm cúm.
Ibuprofen vẫn có thể đi qua đường sữa mẹ vào cơ thể trẻ nhưng liều lượng không cao. Chỉ cần thực hiện đúng với khuyến nghị của chuyên gia thì không gây ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên, những chị em bị loét dạ dày hay hen suyễn thì không nên dùng thuốc này.
Bromhexine và Guaifenesin là thuốc được bán theo toa. 2 loại thuốc này được sử dụng cho mục đích giảm ho, đờm, giúp bệnh nhân thông thoáng cổ họng nhờ khả năng loại bỏ đờm, chất nhầy.
Bromhexine và Guaifenesin an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.
Paracetamol là một trong những loại thuốc điều trị cảm cúm phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Thường thì bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc gồm panadol hay tylenol. Vì đây là 2 loại thuốc chứa nhiều hoạt chất Paracetamol nhất.
Vậy Panadol cảm cúm có dùng cho phụ nữ cho con bú không? Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm vô cùng hiệu quả và chỉ cần sử dụng đúng liều lượng được chỉ định sẽ không gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ đang bú mẹ.
Tuy nhiên, mẹ bỉm sữa đang cho con bú cần tránh dùng Paracetamol có chứa thành phần cafein vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh trẻ.
Loại thuốc tiếp theo thường được kê đơn cho phụ nữ đang cho con bú để điều trị cảm cúm đó là Amoxicillin.
Amoxicillin thường được sử dụng trong điều trị viêm xoang và biến chứng nhiễm trùng đường hô hấp. Nên phải có chỉ định mới được sử dụng.
Ngoài ra, Amoxicillin có khả năng gây ra tác dụng phụ nhưng cũng không quá nghiêm trọng.
Clorpheniramine và hydroxyzine là thuốc có tác dụng trong điều trị tình trạng tắc nghẽn và nghẹt mũi, viêm mũi và sốt.
Clorpheniramine và hydroxyzine thuộc loại thuốc kháng Histamine, được chứng minh an toàn với chị em đang cho con bú.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì Clorpheniramine và hydroxyzine vẫn có khả năng gây ra tác dụng phụ cho trẻ nhỏ những những triệu chứng có thể tự khỏi.
Dextromethorphan có tác dụng hỗ trợ khắc phục tình trạng ho khan, ho có đờm và an toàn với phụ nữ đang cho con bú.
Tuy nhiên, những người đăng mắc bệnh gan, hen suyễn, tiểu đường và viêm phế quản thì không được dùng Dextromethorphan bởi nó có khả năng khiến những bệnh lý này trầm trọng hơn.
Một trong những loại thuốc điều trị cảm cúm hiệu quả được sử dụng nhiều. Kẽm gluconat thường sẽ được kê chung với các loại thuốc cảm cúm khác.
Kẽm gluconat có thể có dạng viên nén hoặc dạng chai xịt. Loại thuốc này cũng an toàn với mẹ lẫn trẻ, nên có thể yên tâm khi sử dụng.
Cách trị cảm cúm cho mẹ sau sinh chỉ hiệu quả khi kết hợp việc uống thuốc, nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu. Vậy cụ thể như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong những phần chia sẻ tiếp theo.
Ngoài việc quan tâm phụ nữ sau sinh bị cảm cúm uống thuốc gì, thì để nhanh chóng khỏi bệnh các chị em cũng cần lưu ý đến việc chăm sóc bản thân khi bị cảm.
Bên cạnh những vấn đề khi chăm sóc mẹ bầu bị cảm cúm thì bạn cũng không nên bỏ qua những lưu ý khi chăm sóc bé trong giai đoạn bản thân mắc bệnh cảm. Như vậy mới có thể đảm bảo an toàn, tránh tình trạng lây nhiễm cảm cúm cho trẻ.