Bệnh Cảm Cúm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Bệnh Cảm Cúm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 21, 2021

Cảm cúm là bệnh lý rất phổ biến, hầu như tất cả mọi người đều sẽ mắc bệnh cảm cúm vài lần trong đời. Vậy nguyên nhân gây bệnh cảm cúm là gì? Triệu chứng cụ thể theo các giai đoạn ra sao? Điều trị như thế nào thì hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

Bệnh cảm cúm là gì?

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus cúm gây ra, thường là cúm A, cúm B và cúm C. Bệnh gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, khiến bệnh nhân mệt mỏi, sốt, khó thở, nghẹt mũi,…

Bệnh cảm cúm
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus cúm gây ra.

Cho đến thời điểm hiện tại thì bệnh cảm cúm vẫn chưa có thuốc đặc trị và bác sĩ chỉ có thể điều trị triệu chứng. Cảm cúm thường bắt đầu lây lan vào mùa đông hoặc cuối thu và kéo dài khoảng 7 cho đến 10 ngày mới khỏi.

Một số trường hợp, bệnh cảm cúm không chữa trị tích cực, sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa,…, thậm chí dẫn đến tử vong.

Theo như WHO thống kê thì mỗi năm trên thế giới có khoảng 10 – 15 % người dân mắc cảm cúm và có khoảng 250.000 – 500.000 người tử vong vì biến chứng của bệnh cảm cúm. Do đó, mọi người không nên chủ quan khi mắc bệnh cảm cúm.

Các giai đoạn của cảm cúm và triệu chứng cụ thể

Dấu hiệu của bệnh cảm cúm thường rất rõ ràng, người bệnh có thể nhận biết nó ngay từ giai đoạn sớm. Tuy nhiên, bạn cần hết sức lưu ý, vì cảm cúm rất dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh do triệu chứng gần giống nhau.

Bệnh cảm cúm -1
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh cảm cúm là sốt và nghẹt mũi.

Cụ thể, triệu chứng của bệnh cảm cúm theo từng giai đoạn sẽ có biểu hiện như sau:

1. Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi phát – Từ ngày 1 – ngày 3

Đây là giai đoạn virus bắt đầu “hoành hành” sau một thời gian “chiếm đóng” trong cơ thể, người bệnh có cảm giác ngứa rát họng, cơ thể mỏi mệt, có cảm giác đau nhức khắp người.

Vào giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để làm giảm triệu chứng, kết hợp với nghỉ ngơi, ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng cường đề kháng.

2. Giai đoạn 2: Giai đoạn phát bệnh – Từ ngày 4 – ngày 7

Thời điểm này, virus gây bệnh cảm hoạt động rất mạnh mẽ, chúng sẽ tấn công hệ miễn dịch và khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Sốt kéo dài trên 38 hoặc 39 độ C.
  • Họng đau rát nhiều đi kèm viêm họng.
  • Người bệnh gặp phải tình trạng ho khan, ho có đờm.
  • Mũi bị nghẹt do chất nhầy, sổ mũi.
  • Người nhức mỏi, mệt, cơ thể ớn lạnh.

Giai đoạn này người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, sức đề kháng cũng yếu đi rất nhiều và thường dễ lây cho người khác khi tiếp xúc. Đặc biệt, tình trạng này nếu không điều trị đúng cách thì rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Do vậy, nếu bệnh cảm đang ở thời kỳ toàn phát, bạn cần bổ sung đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý và chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

 3. Giai đoạn 3: Giai đoạn hết bệnh: Từ ngày 8 – ngày 14

Thường thì bệnh cảm cúm sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 14 ngày tùy vào thể trạng, đề kháng của từng người. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, các triệu chứng thường chỉ thuyên giảm chứ không hết hẳn, nên người bệnh cũng sẽ bị ho, nghẹt mũi, người mệt mỏi,…

Lúc này, bạn hãy ăn uống nhiều thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất, sử dụng thuốc theo chỉ định, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ để bệnh nhanh chóng khỏi hơn.

Đặc biệt, hãy lưu ý là nếu tình trạng cảm cúm không có dấu hiệu thuyên giảm sau 7 ngày hoặc cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao liên tục, khó thở, đau nhức cơ, tim,… vậy thì phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tránh gặp phải biến chứng ngoài ý muốn.

Nguyên nhân cảm cúm

Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm là do virus cúm A, cúm B và cúm C gây ra. Bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp, khi tiếp xúc trực tiếp với đồ dùng cá nhân của người bệnh hoặc khi người bệnh hắt xì.

Đặc biệt, có một số trường hợp, cảm cúm có thể lây từ động vật sang người. Như bệnh H1N1 hoặc H3N1,…

Bệnh cảm cúm -2
Phụ nữ mang thai rất dễ mắc cảm cúm.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm đó là:

  • Hệ miễn dịch bị suy yếu: Những người bị suy yếu hệ miễn dịch hoặc những người mắc HIV, người đang điều trị ung thư,… thì sẽ có nguy cơ mắc cảm cúm cao hơn những người khác.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh cảm cúm do đề kháng yếu hơn. Đặc biệt, cảm cúm thai kỳ sẽ rất nguy hiểm nếu không có biện pháp chữa trị tích cực.
  • Người cao tuổi: Người cao tuổi có tỉ lệ mắc cảm cúm cao hơn so với giới trẻ.
  • Người mắc bệnh mãn tính: Những người có bệnh nền mãn tính như tim mạch, tiểu đường hay hen suyễn thì dễ mắc cảm cúm và cũng dễ xảy ra biến chứng hơn.
  • Nghề nghiệp, môi trường sống: Những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân mắc cảm cúm thì dễ dàng nhiễm bệnh hơn. Đặc biệt, môi trường sống chật hẹp, đông đúc như trường học, khu dân cư,… cũng khiến bệnh dễ lây lan hơn.
  • Béo phì: Người bị béo phì không những dễ bị lây bệnh cảm cúm mà nguy cơ xảy ra biến chứng còn rất cao.

Phác đồ điều trị cảm cúm

Hiện nay, cảm cúm vẫn chưa có thuốc đặc trị, do đó, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệu chứng và biến chứng (nếu có) cho bệnh nhân.

Bệnh cảm cúm -3
Có thể điều trị triệu chứng của bệnh cảm cúm bằng thuốc.

Thông thường, sau khi chẩn đoán lâm sàng, kết hợp chụp X quang, xét nghiệm,… bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về nguyên nhân gây bệnh, từ đó có biện pháp chữa trị hiệu quả.

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị cảm cúm bao gồm: Thuốc giảm ho, thuốc long đờm, thuốc thông mũi và thuốc kháng histamine,…

Ngoài ra, bác sĩ sẽ kết hợp cho bệnh nhân xông mũi, tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường đề kháng.

Đặc biệt, để bệnh cảm cúm nhanh chóng hồi phục, bạn cũng cần nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước, giữ ấm cẩn thận.

Trường hợp có biến chứng xảy ra, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị khắc phục biến chứng với các biện pháp khoa học.

Cách phòng chống bệnh cảm cúm

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, tuy nhiên, bệnh này lại hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng các phương pháp sau:

  • Tránh xa những nguồn lây lan, có nghĩa là không đến gần những người đang mắc bệnh cảm cúm.
  • Nên đeo khẩu trang y tế khi đi ra ngoài, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần.
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm mỗi năm.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về bệnh cảm cúm sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để nhận giải đáp tận tình hơn từ chuyên gia của chúng tôi nhé!

FQA: Thắc mắc thường gặp

 

Cúm ủ bệnh mấy ngày?

Bệnh cảm cúm thường có thời gian ủ bệnh khá ngắn, thường thì khoảng 1 – 3 ngày là virus cúm đã bắt đầu “hoành hành”. Do vậy, sau khi tiếp xúc với nguồn lây thì người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng cảm.

Cảm cúm mấy ngày thì khỏi?

Bệnh cảm cúm có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày tùy vào tình trạng và mức độ bệnh của từng người. Tuy nhiên, cũng sẽ có trường hợp kéo dài đến 14 ngày.

Cảm cúm sốt bao nhiêu độ?

Khi mắc bệnh cảm cúm, người bệnh có thể bị sốt từ 38 – 39 độ C. Tình trạng sốt thường kéo dài 1- 2 ngày sau đó giảm dần.

5/5 - (3 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ