Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 22, 2021
Mục Lục Bài Viết
Bà bầu hay khóc có ảnh hưởng đến thai nhi không? Sức khỏe của bản thân mẹ bầu sẽ chịu tác động nếu khóc nhiều, điển hình như tâm trạng trở nên tiêu cực, ít nói chuyện, cơ thể thiếu sức sống và tạo thành quầng thâm mắt,…
Hơn thế nữa, khóc nhiều khi mang thai còn là tác nhân gây ra các bệnh lý ở thai nhi, cụ thể gồm có:
Bà bầu hay khóc có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ bầu khóc nhiều trong quá trình mang thai, em bé ra đời sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, nhẹ cân,… Nếu thai phụ có cảm xúc ổn định, thì hiện tượng này sẽ ít xảy ra. Nguyên nhân là vì việc lưu truyền Oxy đến thai nhi sẽ chậm và kém hơn khi mẹ khóc thường xuyên. Do đó, em bé sẽ không thể nhận đủ lượng Oxy cần thiết để phát triển khỏe mạnh.
Khóc nhiều thể hiện tâm trạng của thai phụ không tốt, dễ dẫn đến cảm giác chán ăn, ăn uống qua loa, bỏ bữa, lười vận động. Điều này làm gián đoạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khiến em bé không được bổ sung đủ dưỡng chất và năng lượng. Tất cả những điều trên khiến thai nhi có hệ xương khớp không khỏe mạnh, thể chất kém phát triển.
Bà bầu hay khóc có ảnh hưởng đến thai nhi không? Thai nhi sẽ chịu tác động trực tiếp từ những cảm xúc và hành động của mẹ. Trong thai kỳ, nếu mẹ thường khóc, chửi bới mọi người xung quanh sẽ làm tổn thương chính mình và cả em bé. Đứa trẻ dễ bị trầm cảm sau khi ra đời.
Có thể bạn chưa biết, đứa trẻ sau khi ra đời thường thừa hưởng một số đặc điểm trong tính cách của mẹ. Vì thế, nếu mẹ bầu khóc nhiều con yêu cũng có cảm xúc yếu đuối và mít ướt hơn những đứa trẻ đồng trang lứa khác. Ngoài ra, tính cách của bé cũng trở nên nhút nhát và rụi rè. Chúng thường sống cách xa đám đông, thu mình lại, hay buồn vu vơ. Đặc biệt khi bị người khác nhắc nhở sẽ dễ cáu gắt.
Nhiều phụ huynh không tìm ra nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Vì đôi khi triệu chứng này đã xuất hiện từ khi con còn trong bụng mẹ. Do thai phụ khóc thường xuyên, khiến trẻ không thích giao tiếp, dễ khóc, bị trầm cảm, ít hoặc chậm nói so với độ tuổi.
Hormone giới tính của trẻ dễ bị biến đổi khi mẹ bầu khóc nhiều, bất kể em bé là trai hay gái. Điều này hoàn toàn không tốt và gây ra nhiều phiền toái cho con trong tương lai.
Bà bầu hay khóc có ảnh hưởng đến thai nhi không? Thai nhi sẽ cảm giác bị cô lập nếu mẹ bầu khóc nhiều. Do đó, khi ra đời tâm lý của trẻ dễ kích động và phản ứng thái quá trước lời nói từ mọi người xung quanh.
Thắc mắc bà bầu hay khóc có ảnh hưởng đến thai nhi không đã được giải đáp xong. Vậy nguyên nhân do đâu và phương pháp khắc phục thế nào?
Trong thai kỳ mẹ bầu hay khóc khiến mọi người lo lắng, thế lý do là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Nội tiết tố nữ của mẹ bầu sẽ tăng đột ngột trong thời gian mang thai. Đó chính là nguyên do khiến chị em trở nên nhạy cảm và suy nghĩ nhiều hơn. Tính khí cũng thất thường, dễ khóc chỉ vì những chuyện tưởng chừng rất nhỏ.
Đối với mỗi người phụ nữ, mang thai là điều vô cùng kỳ diệu và thiêng liêng. Dẫu vậy, sự lớn lên từng ngày của em bé trong bụng cũng khiến cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều. Chỉ vài tháng, vóc dáng của mẹ đã tăng lên hàng chục cân, làn da chi chít mụn trở nên xấu xí, gân xanh nổi đầy trên má, bị nám da, rạn da. Thai phụ sẽ tự ti vì những thay đổi quá nhanh của bản thân, từ đó cũng khóc nhiều hơn.
Người mẹ sẽ trải qua nhiều cảm xúc lẫn lộn trong 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, từ cảm giác phiền muộn, tủi thân đến lo lắng,… Vì phải đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực, tâm lý mẹ bầu trở nên nhạy cảm và khóc nhiều hơn.
Tâm trạng của mẹ thêm phần bất ổn vì nhiều nỗi lo khác nhau như tình trạng sức khỏe thai nhi chưa tốt, nước ối không trong,… Lúc này, mẹ bầu có xu hướng nghỉ ngợi nhiều về con và bản thân. Từ đó, làm tăng thêm sự bất an, khiến thai phụ hay khóc vì cảm thấy bất lực về tình trạng sức khỏe của con yêu.
Nếu tâm lý mẹ bầu ngày một tệ hơn, những biểu hiện dần trở thành triệu chứng trầm cảm. Gia đình nên đưa thai phụ đến gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ. Tránh chủ quan, khiến tinh thần của mẹ bầu sa sút, cực đoan, ảnh hưởng nhiều đến trẻ, thậm chí gây ra hành động nguy hiểm.
Đáp án của câu hỏi bà bầu hay khóc có ảnh hưởng đến thai nhi không đã rất rõ ràng. Chúng ta đều nhận thấy tác hại của chúng, nếu quá nghiêm trọng, có thể khiến mẹ không kiểm soát được hành động, làm những việc nguy hiểm. Do đó, tìm ra phương pháp để khắc phục là vô cùng cần thiết, cụ thể như sau:
Mỗi khi mẹ bầu khóc tức là đang cảm thấy rất lạc lõng, tủi thân, cô đơn. Lúc này, người chồng và gia đình nên dành thời gian ở bên cạnh động viên, tâm sự, trò chuyện để giúp cảm xúc của thai phụ trở nên cân bằng hơn. Mọi người nên chọn lựa một chủ đề vui vẻ nhằm tạo nên không khí hào hứng.
Càng về cuối thai kỳ, em bé đã lớn và trở nên nặng nề nên mẹ khá ngại vận động. Thế nhưng, mẹ hãy cố gắng dành thời gian để đi dạo mỗi ngày. Bởi việc tập luyện nhẹ nhàng như đi dạo, tập yoga, bơi lội,… cực kỳ có lợi cho thai phụ. Giúp tâm lý mẹ thêm sảng khoái mỗi ngày.
Việc tham gia các hoạt động tập thể, đi cà phê trò chuyện, nghe nhạc cùng bạn bè sẽ rất hữu ích cho tâm trạng của mẹ bầu. Không những giúp thai phụ cảm thấy thư giãn, thoải mái mà em bé còn thêm khỏe mạnh nữa.
Chắc chắn cuộc sống của chị em sẽ bị xáo trộn đôi chút khi con yêu chào đời. Nhiều phái đẹp lần đầu làm mẹ hoặc trước giờ chỉ tập trung cho công việc sẽ giảm thấy áp lực, lo lắng khi phải thay đổi lối sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, chị em nên làm quen với việc chuẩn bị đón chào con ngay từ khi bé còn nằm trong bụng. Hãy dành thời gian trò chuyện, nghe nhạc cùng thai nhi để gắn kết tình cảm mẹ con thêm phần khắng khít.
Trong thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đối với mẹ bầu vô cùng quan trọng. Do thai phụ không chỉ ăn cho mình mà còn vì con yêu nữa. Nếu thực hiện được một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ sẽ giúp cơ thể mẹ bầu thêm khỏe mạnh, tinh thần cũng trở nên vui vẻ hơn.