Sốt Xuất Huyết Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Sốt Xuất Huyết Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Sáu 22, 2021

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có khả năng gây biến chứng nếu không điều trị tích cực. Vậy sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi không? Sốt xuất huyết có thể gây những biến chứng gì? Điều trị và phòng tránh như thế nào thì hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

Nhận biết mẹ bầu bị sốt xuất huyết

Trước khi đi sâu vào vấn đề sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi không, chúng ta cùng tìm hiểu về cách nhận biết sốt xuất huyết ở mẹ bầu nhé!

Sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu thường bị sốt đột ngột khi mắc sốt xuất huyết.

Theo các chuyên gia y tế thì triệu chứng của sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu khá giống với bệnh cảm cúm, cho nên rất nhiều mẹ bầu nghĩ rằng mình chỉ đang bị cảm mà thôi, dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ cần để ý kỹ là bạn đã có thể phân biệt 2 căn bệnh này.

Cụ thể, trong quá trình mang thai, nếu bạn xuất hiện các biểu hiện dưới đây, thì cần đến cơ sở y tế ngay, vì có thể, bạn đã bị mắc sốt xuất huyết thai kỳ:

  • Đột ngột sốt cao một cách bất thường.
  • Cơ thể mệt mỏi, run rẩy, đau hóc mắt, đau nhức đầu.
  • Bụng đau nhức, có cảm giác buồn nôn, nôn đi kèm tiêu chảy.
  • Khó thở, mất nước, không có cảm giác muốn ăn.
  • Chân răng bị chảy máu, cơ thể đau nhức.
  • Phần trên xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ.

Thông thường thì mẹ bầu rất dễ bị sốt xuất huyết do đề kháng bị suy giảm trong quá trình mang thai. Vậy sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời ngay trong phần tiếp theo nhé!

Sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi không? -1
Sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sốt xuất huyết ở mẹ bầu nếu không được điều trị tích cực thì có khả năng gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ  lẫn thai nhi.

Đặc biệt, sốt xuất huyết còn có nguy cơ lây từ mẹ sang con. Tức là nếu mẹ bầu mắc sốt xuất huyết thì trẻ khi sinh ra có khả năng cũng sẽ bị bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, tình trạng lây nhiễm chỉ xảy ra ở những thai phụ đang mang thai ở giai đoạn cuối của thai kỳ và tỉ lệ cũng rất thấp.

Những trẻ sơ sinh bị nhiễm sốt xuất huyết từ trong bụng mẹ khi sinh ra sẽ xuất hiện triệu chứng phát ban, sốt cao, tiểu cầu thấp,…  trong khoảng 2 tuần đầu tiên. Tuy nhiên, sốt xuất huyết không có khả năng gây dị tật thai nhi như nhiều người lầm tưởng.

Vậy những biến chứng mà mẹ bầu lẫn thai nhi có thể gặp phải khi bị sốt xuất huyết là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở trong phần bên dưới nhé!

Những biến chứng nguy hiểm cần lưu ý khi mẹ bầu bị sốt xuất huyết

Tình trạng sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai nếu không sớm phát hiện và điều trị tích cực thì sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Gây tình trạng sinh non, trẻ nhẹ cân: Mẹ bầu mắc sốt xuất huyết vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ thường rất dễ bị sinh non, khiến trẻ khi sinh ra bị nhẹ cân. Một số trường hợp mẹ bầu mắc bệnh ở mức độ nặng, còn khiến thai nhi tử vong từ trong bụng mẹ.

Giảm tiểu cầu: Tình trạng sốt xuất huyết kéo dài gây nên tình trạng giảm tiểu cầu, khiến tính mạng của thai nhi lẫn mẹ bầu bị đe dọa nghiêm trọng. Đặc biệt, giảm tiểu cầu còn dẫn đến biến chứng trong quá trình sinh con của người mẹ nếu bác sĩ sử dụng kỹ thuật y khoa giúp hạn chế tình trạng đau khi “vượt cạn”.

Xuất huyết: Mẹ bầu có thể xảy ra tình trạng xuất huyết nếu bị sốt xuất huyết trong quá trình mang thai, gây tình trạng mất máu, nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng.

Sảy thai, tiền sản giật: Sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu của thai kỳ rất dễ khiến mẹ bầu bị sảy thai và tiền sản giật khi mang thai. Một số trường hợp, mẹ bầu còn phải mổ lấy thai nếu bệnh sốt xuất huyết trở nặng.

Điều trị sốt xuất huyết khi mẹ bầu khi sốt xuất huyết

Bởi vì hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai rất yếu, dễ bị virus tấn công. Đặc biệt, sốt xuất huyết ở thai phụ còn khó nhận biết hơn so với thông thường, nên nếu không cẩn thận, mẹ bầu rất dễ gặp phải biến chứng.

Sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi không? -3
Mẹ bầu sẽ được truyền nước, truyền dịch nếu sốt xuất huyết trở nặng.

Chính vì thế, khi bị sốt xuất huyết thai kỳ, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc điều trị dưới đây:

Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện tình trạng sốt cao, mất nước, người nhức mỏi, đau thắt bụng,… thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám và nhận chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để sử dụng hay tự chữa trị tại nhà.

Trong giai đoạn mắc bệnh, mẹ bầu sẽ được cho uống oresol, nếu bệnh nặng hơn sẽ kết hợp sử dụng thuốc giảm đau, hạt sốt và truyền dịch để giảm tình trạng cô đặc máu.

Ngoài ra, mẹ bầu hãy lưu ý là phải tăng cường uống nước để tránh tình trạng mất nước. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường đề kháng. Hạn chế tắm nước lạnh, ra gió, luôn giữ tinh thần thoải mái.

Đặc biệt, phải liên tục theo dõi tình trạng của mình và nếu xuất hiện vấn đề, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt, tránh những vấn đề ngoài ý muốn xảy ra.

Cách phòng ngừa sốt xuất huyết cho mẹ bầu

Để không phải lo lắng về việc sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi không, mẹ bầu hãy áp dụng ngay những phương pháp phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả dưới đây.

  • Thường xuyên dọn dẹp phòng ốc, môi trường sống sạch sẽ để muỗi không có điều kiện sinh sôi, phát triển.
  • Khi đi ngủ hãy thường xuyên treo màn để tránh bị muỗi cắn và truyền bệnh sốt xuất huyết.
  • Có thể sử dụng thuốc xịt muỗi để tiêu diệt muỗi trong nhà và không gian sống.
  • Nên tăng cường tập thể dục, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây giàu vitamin, bổ sung nhiều dinh dưỡng để tăng cường đề kháng khi mang thai.
  • Nên mặc quần áo dài tay khi đi ra bên ngoài, đặc biệt là đến những nơi nhiều muỗi như ao hồ, rừng rậm.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Phương Nam về vấn đề sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi không sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần giải đáp, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 để nhận tư vấn tận tình hơn. 

5/5 - (6 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người