Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 22, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để biết bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra biểu hiện sốt ở thai phụ trước, cụ thể như sau:
Dấu hiệu nhận biết là buồn nôn, nôn, bí trung đại tiện, sốt, đau hố chậu âm ỉ và tăng dần. Lúc này, khám Mac Burney (+), phản ứng hố chậu phải, tử cung có thai phát triển bình thường. Đây là nguyên nhân ngoại khoa gây ra sốt, cần xử lý bằng phẫu thuật cắt ruột thừa.
Dấu hiệu nhận biết là ấn đau tại xương sườn, đau bụng vùng thắt lưng, tiểu khó, rét run, sốt cao. Xét nghiệm máu bạch cầu trung tính tăng. Xét nghiệm nước tiểu thấy hồng cầu, bạch cầu, cấy nước tiểu làm kháng sinh đồ và tìm vi khuẩn. Siêu âm niệu quản giãn, đài bể thận giãn, thai đang phát triển bình thường. Dùng kháng sinh để điều trị viêm đường tiết niệu, tốt nhất là theo kết quả kháng sinh đồ.
Dấu hiệu nhận biết là đau vùng sau mu, tiểu khó, đau, buốt, rát. Tiến hành xét nghiệm nước tiểu bạch cầu, đôi khi có Protein và hồng cầu.
Biểu hiện gồm sốt, ho khan hoặc ho có đờm, chảy nước mũi vàng, khàn tiếng, đau họng. Điều trị bằng thuốc kháng viêm giảm tiết dịch, kháng sinh.
Dấu hiệu của bệnh là ho có đờm, đau ngực, khó thở nhanh, sốt cao rét run. Khám họng xung huyết đỏ, nghe phổi có ran ẩm, ran nổ. Khi chụp phổi có hình mờ thùy phổi (chú ý đến tấm chì bảo vệ thai nhi). Cần phát hiện và dùng kháng sinh điều trị càng sớm càng tốt.
Có thể do nhiều loại virus gây ra như thủy đậu, quai bị, Rubella, cúm, sốt xuất huyết,… Dấu hiệu điển hình là sốt cao từ 38 – 40 độ C, dấu hiệu sốt hết sau 1 tuần, đau mỏi toàn thân, viêm long đường hô hấp trên (chảy mũi, đau họng, ho,…). Đối với Rubella sẽ bị nổi ban ở tay, mặt hoặc toàn thân.
Trong trường hợp mắc quai bị, tuyến nước bọt mang tay sẽ sưng (1 hoặc cả 2 bên), nóng, sưng. Xuất hiện mụn nước có kích thước khác nhau nếu mắc thủy đậu. Lúc này, chủ yếu là điều trị giảm triệu chứng, bằng cách hạ sốt và nâng cao thể trạng. Cần chú ý đến nguy cơ dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu.
Dấu hiệu của sốt rét là đau cơ, khớp, nhức đầu, ra mồ hôi có chu kỳ (cách ngày hay hàng ngày), sốt nóng, rét run. Nếu sốt rét ác tính sẽ có biến chứng nặng hơn như vàng da, co giật, tiểu ra huyết sắc tố, hôn mê, thiếu máu, sốt. Cần xét nghiệm phiến đồ máu ngoại vi tìm ký sinh trùng và test nhanh tìm kháng thể. Đối với sốt rét, phải được phát hiện, dùng thuốc điều trị sớm, vì bệnh ảnh hưởng đến bé và mẹ. Thậm chí, sốt rét ác tính còn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng.
Dấu hiệu điển hình là vàng da, gan to, nước tiểu vàng, chán ăn, mệt mỏi, sốt. Bên cạnh đó, cơ thể thường bị nổi mề đay, đau cơ, nhức khớp, lách to. Để chẩn đoán bệnh cần xét nghiệm men gan (biểu hiện tăng cao), chức năng gan, kháng thể kháng nguyên virus HBsAg, HBeAg và định lượng virus trong máu.
Trong giai đoạn chuyển dạ, viêm gan do virus diễn ra rất nặng. Vì chảy máu rối loạn đông máu, suy gan cấp, hôn mê do suy gan. Bác sĩ cần phân biệt rõ hội chứng HELLP và tiền sản giật nặng. Sản phụ phải nghỉ ngơi nâng cao thể trạng và dùng thuốc giảm virus trong máu.
Triệu chứng gồm có mủ chảy ra từ cổ tử cung, ra máu âm đạo kéo dài, phản ứng thành bụng, đau bụng dưới, tử cung căng đau, sốt, ra khí hư, thậm chí khiến thai chết lưu, sảy thai. Lúc này cần xử lý thật nhanh chóng, dùng thuốc hoặc dụng cụ lấy thai và nhau ra khỏi tử cung.
Khi nhiễm khuẩn ối sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, tim thai nhanh, đau bụng, dịch âm đạo hôi, rét run, nước ối có mùi hôi, tử cung căng đau. Lúc này, xét nghiệm máu bạch cầu trung tính cao, cấy dịch ối có vi khuẩn. Để chữa trị, cần phối hợp theo kháng sinh đồ, dùng kháng sinh liều cao. Tùy theo chỉ định sẽ có phương pháp xử lý phù hợp. Trong trường hợp nghiêm trọng phải mổ lấy thai, thậm chí phải cắt bỏ tử cung.
Vậy bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu nhé.
Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và diễn biến của triệu chứng sốt. Nếu trong 3 tháng đầu bị sốt do virus có thể dẫn đến sảy thai, gây dị tật bẩm sinh, thai chết lưu. Sốt vì nhiễm Rubella được xem là trường hợp nguy hiểm nhất trong các loại sốt do virus. Bởi tỷ lệ dị tật bẩm sinh bào thai lên đến 90%, thậm chí phải đưa ra quyết định đình chỉ thai nghén.
Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nguy cơ biến chứng sẽ thấp hơn nếu sốt do virus từ 3 tháng trở đi. Tuy nhiên, một số bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ. Ví dụ như ở bất kỳ giai đoạn nào của sốt xuất huyết cũng có thể gây mất máu, tác động tiêu cực đến bé và mẹ. Các triệu chứng khi mẹ bầu bị sốt do nhiễm vi sinh vật nặng hơn so với người bình thường, vì sức đề kháng bị suy giảm.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi có thể chưa bị ảnh hưởng nếu mẹ chỉ sốt nhẹ. Tuy nhiên, sốt cao trên 39,5 độ C, sức khỏe của em bé sẽ chịu tác động nghiêm trọng. Lúc này, thân nhiệt đột ngột tăng cao, thai nhi không thích ứng được sẽ dẫn đến tình trạng sảy thai. Thông thường, khi mẹ bầu sốt sẽ phải dùng thuốc để chữa trị một số nguyên nhân, nhằm tránh làm ảnh hưởng đến bé yêu.
Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nếu nguyên nhân sốt là do nhiễm khuẩn ối hoặc nhiễm khuẩn thai sẽ cực kỳ nguy hiểm, vì hầu hết các trường hợp phải loại bỏ thai. Mẹ bầu còn đối mặt với nguy cơ cắt bỏ tử cung. Thắc mắc bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi đã được giải đáp xong. Thế cần phải chăm sóc thai phụ khi sốt thế nào?
Sau khi tìm ra đáp án cho thắc mắc bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi không. Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn cách chăm sóc mẹ bầu khi bị sốt. Mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định điều trị và lưu ý kiêng cữ từ bác sĩ chuyên môn, dù đã biết hoặc chưa tìm ra nguyên nhân gây sốt. Vậy mẹ phải kiêng cữ những gì?
Mẹ bầu bị sốt đôi khi đơn thuần chỉ là do cảm cúm hoặc thời tiết thay đổi, vì vậy hoàn toàn có thể hạ sốt và chăm sóc tại nhà. Mẹ bầu nên tự biết kiêng cữ, áp dụng một số biện pháp như uống thuốc, dán miếng hạ sốt để làm giảm nhẹ tình trạng bệnh. Tuy nhiên, không được tự ý thực hiện khi chưa có chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ, y sĩ.
Trong trường hợp mẹ bầu khó ăn uống, thể trạng yếu, tiến hành truyền nước cũng là một biện pháp tốt giúp hạ sốt nhanh chóng. Thế nhưng không phải lúc nào việc truyền nước cũng được khuyến cáo áp dụng. Khi nào nên đưa thai phụ đến bác sĩ thăm khám? Nếu mẹ bầu sốt không rõ nguyên nhân, kèm theo một số triệu chứng như cứng cổ họng, khó thở, đau nhức toàn thân,… thì phải đến cơ sở y tế khám gấp.