Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 6, 2021
Mục Lục Bài Viết
Uốn ván (hay phong đòn gánh) là chứng bệnh làm căng cứng, co giật cơ do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium Tetani) gây ra. Biểu hiện của bệnh là những cơn co cứng cơ kèm theo cảm giác đau, trước tiên là cơ gáy, cơ mặt, cơ nhai sau đó là cơ thân. Uốn ván có tỷ lệ tử vong cao từ 25 – 90%, vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.
Đối với mẹ bầu, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập theo đường sinh dục trong sinh nở và gây uốn ván tử cung. Đối với trẻ em, tại vị trí cắt và buộc dây rốn vi khuẩn sẽ xâm nhập vào, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh. Bệnh có thể khiến bé bị rối loạn kinh thực vật, suy hô hấp và tim ngừng đập.
Tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cho đến nay, thông qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định rằng vacxin hoàn toàn vô hại với thai nhi. Chưa từng có bất kỳ báo cáo y khoa nào trước đây ghi nhận tác hại giảm trí nhớ do vacxin uốn ván gây ra. Thắc mắc tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không đã được giải đáp xong. Vậy phụ nữ mang thai cần tiêm phòng uốn ván vào thời điểm nào?
Nếu mẹ bầu chưa từng tiêm uốn ván thì phải chủng ngừa đủ 2 mũi vacxin theo nguyên tắc: Trước sinh ít nhất 15 ngày và tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ tiêm mũi đầu tiên và chủng ngừa mũi thứ 2 sau đó 1 tháng. Trường hợp mẹ bầu mới tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi trước đây thì chủng ngừa thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hay thứ 5. Với lịch tiêm cụ thể như sau:
Đối với người không rõ tiền sử, chưa từng tiêm uốn ván hoặc chủng ngừa thiếu mũi vacxin có thành phần uốn ván, cần thực hiện theo lịch dưới đây:
Đối với người đã chủng ngừa đủ 3 mũi vacxin có chứa thành phần uốn ván cơ bản, cần thực hiện theo lịch dưới đây:
Đối với người đã chủng ngừa đủ 3 mũi vacxin có chứa thành phần uốn ván cơ bản và tiêm 1 liều nhắc lại, cần thực hiện theo lịch dưới đây:
Tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không? Như đã giải đáp, vacxin uốn ván đảm bảo an toàn với con yêu trong bụng. Do đó, mẹ hãy tranh thủ chủng ngừa theo lịch tiêm được gợi ý ở trên nhé.
Sau khi tìm hiểu tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không cùng lịch chủng ngừa phù hợp. Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp thêm cho bạn một thắc mắc nữa, chính là mẹ bầu tiêm vacxin uốn ván trễ có sao không?
Nhiều mẹ bầu vì lý do nào đó như quên, sợ đau, quá bận rộn,… nên bị muộn lịch chủng ngừa uốn ván. Lúc này, bạn đừng quá lo lắng mà hãy đến cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa Sản thăm khám. Thông qua xét nghiệm, bác sĩ sẽ biết cơ thể mẹ bầu đã có những kháng thể nào, ngừa được bệnh gì, nồng độ cao hay thấp và chỉ định lịch tiêm sao cho hợp lý.
Trên thực tế, có những mẹ bầu quên tiêm mũi 2 vacxin uốn ván trước khi mang thai nhưng con yêu vẫn khỏe mạnh. Do đó, mẹ cũng đừng quá lo lắng trong trường hợp này. Vì tâm lý kém ổn định, stress có thể tác động đến sức khỏe thai nhi và bản thân. Chỉ cần đảm bảo hoàn thành mũi cuối cùng trước khi sinh 1 tháng là được (vì vacxin cần khoảng 2 tuần để phát huy hiệu quả). Tuy nhiên, nếu bạn đã có kế hoạch sinh con, thì cần chủ động đi chủng ngừa vacxin uốn ván theo lịch trình được bác sĩ khuyến cáo.
Nhận được câu trả lời cho thắc mắc tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không vẫn chưa đủ, mẹ bầu cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây: