[Hỏi Đáp] Xét Nghiệm ADN Bằng Móng Tay Có Chính Xác Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Di truyền học > [Hỏi Đáp] Xét Nghiệm ADN Bằng Móng Tay Có Chính Xác Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 12, 2021

Hiện nay có nhiều hình thức xét nghiệm ADN khác nhau như sử dụng mẫu máu, niêm mạc miệng, tóc,… và cả móng tay, nhằm xác định mối quan hệ huyết thống, hữu ích trong quá trình giải quyết vấn đề nhân sự hoặc hành chính. Trong số các loại mẫu, móng tay vẫn còn xa lạ với mọi người. Do đó, nhiều thắc mắc được đặt ra như xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không? Phải lấy mẫu thế nào cho chuẩn? Hãy tham khảo bài viết để tìm hiểu nhé!

Có thể xét nghiệm ADN bằng móng tay không?

xet-nghiem-adn-bang-mong-tay-co-chinh-xac-khong-1
Có thể dùng móng tay để xét nghiệm ADN

Con người khi sinh ra có ADN được thừa hưởng một nửa từ mẹ, phần còn lại là của cha. Nhiệm vụ của ADN là lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, vì chúng chứa các thông tin di truyền được mã hóa. Do đó, trong việc xác định mối quan hệ huyết thống, xét nghiệm ADN được sử dụng phổ biến nhất.

Mọi tế bào trong cơ thể đều sở hữu ADN, thế nên để xét nghiệm có thể dùng nhiều loại mẫu khác nhau như niêm mạc miệng, máu, răng, tóc, bàn chảy đánh răng,… và cả móng tay. Thông qua kết quả xét nghiệm ADN bằng móng tay có thể xác định các quan hệ huyết thống sau:

Quan hệ huyết thống trực hệ mẹ – con ruột, cha – con ruột.

Quan hệ huyết thống không trực hệ:

  • Bên ngoại: Anh chị em cùng mẹ, bác gái/dì – cháu, bà ngoại – cháu,…
  • Bên nội: Bà nội – cháu gái, bác trai – cháu trai, ông nội – cháu trai,…

Bạn thấy đấy, xét nghiệm ADN bằng móng tay có thể thực hiện và mang đến kết quả hữu ích. Thế nhưng xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không?

Xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không?

Để giải đáp thắc mắc xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không, chúng ta cần tìm hiểu về thành phần cấu tạo của móng trước. Móng tay có cấu tạo gồm nhiều lớp chất đạm cứng Karetin (thường gọi là sừng), mọc trực tiếp từ lớp biểu bì da. Với thành phần cơ bản kể trên, móng tay là một trong những bộ phận có đủ điều kiện chức năng giúp báo hiệu tình trạng sức khỏe của mỗi người. Bất kỳ sự thay đổi nào về màu sắc hay hình dạng móng tay, cũng phản ánh việc cơ thể đang mắc phải vấn đề sức khỏe.

Trong y học, nếu không có điều kiện lấy mẫu máu xét nghiệm ADN, thì móng tay sẽ là sự lựa chọn hàng đầu. Hình thức xét nghiệm ADN bằng móng tay hỗ trợ giám định huyết thống chính xác, ước tính đến 99%. So với việc dùng các loại mẫu khác như máu, tóc, tế bào niêm mạc,… để xét nghiệm ADN, mức độ chính xác khi phân tích móng tay hoàn toàn không thua kém.

Ngoài ra, móng tay còn là mẫu dễ thu và có cách bảo quản đơn giản. Câu hỏi xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không vừa được giải đáp. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu cách lấy mẫu móng tay thật chuẩn nhé.

Hướng dẫn lấy mẫu móng tay chuẩn

xet-nghiem-adn-bang-mong-tay-co-chinh-xac-khong-3
Thao tác lấy mẫu móng tay cũng phải thật chuẩn xác

Để nhận được kết quả chính xác, việc lấy mẫu móng tay sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, bạn cần ghi nhớ những thao tác và lưu ý dưới đây:

Thao tác lấy mẫu móng tay

  • Đầu tiên, bạn cần rửa tay thật sạch sẽ bằng nước sát khuẩn, xà phòng,… trước khi lấy mẫu. Sau đó, giữ tay khô ráo và tránh để bụi bẩn bám vào móng tay.
  • Chuẩn bị đồ đựng mẫu móng tay là giấy A4 trắng sạch và phong bì, không nên dùng túi nilon.
  • Tiến hành cắt móng sau khi chuẩn bị xong dụng cụ. Cắt trên tờ giấy trắng cứng sạch, rồi gom lại bỏ vào phong bì.
  • Dán phong bì lại cẩn thận và ghi thông tin hành chính cụ thể của người cần xét nghiệm vào. Cuối cùng, gửi đến cơ sở y tế bạn lựa chọn để xét nghiệm ADN.

Lưu ý trong quá trình cắt móng tay

  • Mẫu móng tay được xem là đạt chuẩn khi được cắt sát với phần thịt của ngón tay. Bạn cần lấy móng của 5 – 7 ngón tay.
  • Nếu nhờ cắt hộ, tuyệt đối không để người đó chạm vào móng tay. Lưu ý, tốt nhất bạn nên tự cắt, chỉ nhờ người khác thực hiện trong trường hợp bất khả kháng.
  • Nếu lấy mẫu móng tay của em bé, bạn phải cẩn thận, tránh gây ra tổn thương.

Thông thường, phương pháp xét nghiệm ADN bằng móng tay được áp dụng khi người cho mẫu ở xa trung tâm hoặc vì một lý do cá nhân khác.

Tìm hiểu về xét nghiệm ADN bằng móng tay

Sau khi tìm câu trả lời cho thắc mắc xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không? Chúng ta hãy cùng khám phá thêm một số thông tin khác về phương pháp xác định huyết thống này nhé.

xet-nghiem-adn-bang-mong-tay-co-chinh-xac-khong-5
Nếu cần xét nghiệm thêm mẫu, chi phí cũng tăng theo

Thủ tục hành chính

Dù mức độ chính xác cao, nhưng kết quả xét nghiệm ADN bằng móng tay không được phép dùng trong các thủ tục hành chính, điển hình như:

  • Làm giấy khai sinh cho bé nếu bố mẹ chưa đăng ký kết hôn.
  • Thêm tên cha vào giấy khai sinh của bé, nếu trước đó chỉ có tên mẹ.
  • Xác định trợ cấp, quyền nuôi con khi ly dị.
  • Hoàn tất các thủ tục nhận lại con thất lạc sau nhiều năm.
  • Thủ tục làm visa, thừa kế,…

Chi phí

Chi phí xét nghiệm ADN bằng móng tay trên thị trường hiện nay dao động từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ. Mức giá này áp dụng cho hai mẫu như cha – con, mẹ – con,… Nếu muốn xét nghiệm thêm mẫu, chi phí sẽ tăng theo. Trường hợp bạn yêu cầu nhận mẫu sớm, mức giá phải trả cũng cao hơn bình thường. Ngoài ra, chi phí còn phụ thuộc vào cơ sở y tế bạn chọn, trình độ của chuyên gia phân tích, máy móc, trang thiết bị,…

Bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm ADN bằng móng tay khá nhanh, thông thường chỉ mất khoảng vài tiếng đến vài ngày. Tuy nhiên, việc trả kết quả nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều vào người xét nghiệm. Nếu bạn đăng ký nhận kết quả online hoặc trực tiếp tại cơ sở y tế, thì kết quả được trả ngay khi kết thúc xét nghiệm. Trường hợp bạn ở quá xa, việc chuyển kết quả bằng hình thức gửi thư sẽ tốn thời gian.

Có bảo mật không?

Việc bảo mật kết quả xét nghiệm ADN sẽ phụ thuộc nhiều vào cơ sở y tế bạn chọn. Đa phần những trung tâm xét nghiệm uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam đều hoàn toàn bảo mật thông tin và kết quả của bạn. Vì thế, chỉ cần chọn đúng nơi, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề này.

Tóm lại, xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không? Câu trả lời là có bạn nhé. Mức độ chính xác ước tính đạt đến 99,99%. Do đó, nếu cần xác định quan hệ huyết thống để phục vụ cho mục đích nhân sự, bạn hoàn toàn có thể chọn phương pháp xét nghiệm này. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 hoặc tham khảo chi tiết tại dịch vụ xét nghiệm ADN!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ