Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 14, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi đi sâu vào vấn đề thai nhi quay đầu mấy lần trong thời gian mẹ mang thai thì chúng ta cùng tìm hiểu về ngôi thai của trẻ trong suốt thai kỳ nhé!
Thông thường, vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu để chuẩn bị cho việc chào đời. Vậy thai nhi quay đầu mấy lần trong thời gian mang thai?
Nhiều người nghĩ rằng, thai nhi thích quay đầu bao nhiêu lần thì quay và đổi tư thế nào thì đổi khi ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong những trường hợp thai nhi còn nhỏ tháng tuổi. Còn đối với những thai nhi đã được 5 tháng tuổi trở đi thì hầu như sẽ hạn chế thay đổi tư thế. Vì lúc này, tử cung của mẹ sẽ không còn rộng rãi như ban đầu, thai nhi cũng không thể tự do đổi tư thế mình thích nữa. Do đó, hầu hết thai nhi chỉ quay đầu duy nhất 1 lần, sau đó, giữ ngôi thai cho đến khi được sinh ra.
Tuy nhiên, mỗi thai nhi sẽ quay đầu vào các thời điểm khác nhau, phần lớn trẻ (chiếm đến 80%) đã quay đầu từ tuần thứ 29 của thai kỳ, nhưng có trẻ sẽ quay đầu khi bước vào tuần thứ 34 hoặc 35 của thai kỳ (chiếm khoảng 17%), thậm chí có trẻ chỉ quay đầu khi mẹ chuẩn bị sinh và có trường hợp trẻ không quay đầu trong suốt thai kỳ (chiếm khoảng 3%). Các trường hợp thai nhi không chịu quay đầu thì bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bản thân lẫn em bé.
Để biết trẻ đã quay đầu hay chưa và ngôi thai của mình là ngôi thuận hay ngôi nghịch, mẹ bầu hãy đi siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ. Nếu phát hiện ngôi thai của trẻ không thuận từ giai đoạn sớm, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ bầu các phương pháp luyện tập để điều chỉnh ngôi thai, từ đó thuận lợi sinh con.
Trên thực tế thì mặc dù thai nhi chỉ quay đầu 1 lần trong suốt thai kỳ, tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể điều chỉnh ngôi thai, tư thế của thai nhi trong tử cung về ngôi thai thuận bằng các phương pháp khoa học.
Ngôi thai thai thuận là ngôi thai giúp mẹ bầu thuận lợi sinh em bé nhất và đây cũng là ngôi thai phổ biến nhất hiện nay. Lúc này, thai ở tư thế chúc đầu xuống dưới, phần mông hướng lên trên bụng mẹ, phần đầu nằm ở gần âm đạo.
Trên thực tế thì không phải thai nhi nào cũng quay đầu và thời điểm quay đầu của mỗi trẻ sẽ khác nhau tùy vào tình trạng của người mẹ. Do đó, để giúp thai nhi sớm quay đầu và về đúng vị trí, tư thế ngôi thai thuận, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ thai nhi quay đầu hiệu quả dưới đây.
Nằm nghiêng về bên trái: Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu hãy tăng cường nằm nghiêng về phía bên trái. Bởi tư thế này không những giúp máu được lưu thông mà còn tạo ra sự thoải mái trong tử cung, giúp trẻ thuận lợi quay đầu hơn. Ngoài ra, mẹ bầu đừng kê cao hông và chân trong khi ngủ, vì nó sẽ khiến quá trình xoay người của em bé trở nên khó khăn hơn.
Tập bơi: Một trong những phương pháp hỗ trợ thai nhi quay đầu tốt nhất là tập bơi. Mẹ có thể tập bơi lội để làm giãn cơ và hạn chế những cơn đau xuất hiện trong thai kỳ. Việc bơi lội vào 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp thai nhi quay đầu về đúng ngôi nhanh chóng hơn.
Cho em bé nghe nhạc: Thai nhi rất nhạy cảm với âm thanh bên ngoài, do đó, nếu đến tháng thứ 5, mà thai nhi vẫn chưa quay đầu, mẹ hãy cho trẻ nghe nhạc liên tục. Mẹ chỉ cần đặt 1 cái tai nghe gần khu vực xương chậu, thai nhi sẽ tìm nguồn phát ra âm thanh, từ đó quay đầu về đúng ngôi thuận.
Điều chỉnh tư thế ngồi: Để thai nhi thuận lợi quay đầu, mẹ bầu có thể điều chỉnh tư thế ngồi của mình. Khi ngồi, hãy để đầu gối thấp hơn vùng hông, để chân thấp xuống dần dần, như vậy, em bé sẽ dễ đổi tư thế hơn. Nhưng hãy lưu ý là mẹ bầu không nên ngồi quá lâu, nên tập di chuyển nhiều hơn.
Tập thể dục 30 phút mỗi ngày: Việc tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mẹ bầu. Nó không chỉ giúp cơ và tử cung mẹ giãn nở, hỗ trợ quá trình sinh con thuận lợi hơn mà còn giúp thai nhi dễ dàng quay đầu về đúng tư thế.
Tập bài tập quay đầu cho thai nhi: Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tập bài tập quay đầu cho thai nhi theo hướng dẫn từ chuyên gia. Cụ thể, mẹ bầu có thể quỳ ở tư thế tập bò rồi rướn người về phía trước, giữ như vậy khoảng 5s. Hãy lặp lại khoảng 5 phút và duy trì mỗi ngày để trẻ nhanh đổi tư thế trong bụng hơn.