Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 16, 2021
Mục Lục Bài Viết
Vào tuần thứ 8 của thai kỳ, em bé đã bắt đầu cử động nhưng do kích thước còn nhỏ nên mẹ bầu chưa nhận ra. Đa phần thai phụ sẽ cảm nhận được những cú đạp của con vào tuần 18 – 20. Nếu mẹ bầu đã có kinh nghiệm sinh nở trước đó sẽ dễ phát hiện được chuyển động của bé hơn. Mỗi mẹ bầu sẽ cảm nhận khác nhau khi con đạp. Đa số chị em cho rằng chuyển động của bé tương tự như bướm bay trong bụng hoặc có gì đó đang sôi lục bục. Đôi khi bạn sẽ thấy dấu bàn chân bé trồi lên rõ ràng.
Ngoài ra, lúc con yêu chuyển động cũng giống như gõ nhịp. Thậm chí bé đạp mạnh có thể làm bụng của mẹ lệch hoặc méo sang một bên. Theo lý thuyết, thai nhi đạp khoảng 4 lần/giờ được xem là bình thường. Thế nhưng tùy vào thói quen sinh hoạt của mỗi bé, tần suất cử động sẽ có phần khác biệt. Trong 1 giờ bạn thấy con yêu đạp 4 lần thì cũng đừng vội lo lắng, vì có lẽ bé chỉ đang ngủ mà thôi. Thai nhi thường ngủ khoảng 17 tiếng/ngày. Do đó, mẹ bầu hãy an tâm khi thấy con yêu đạp 10 – 15 lần/ngày nhé. Vậy nếu thai nhi đạp ít có sao không?
Thai nhi đạp ít có sao không? Số lần đạp không phải là cơ sở duy nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi. Em bé còn có nhiều cử động khác như vặn mình, quơ tay mà mẹ chưa nhận ra. Bên cạnh đó, đôi khi bé ngủ thì mẹ thức nên không đếm được số lần đạp. Ngược lại, lúc con yêu thức và đạp nhiều vào ban đêm thì mẹ đã ngủ.
Do đó, khi bé đạp ít hơn (đặc biệt trong giai đoạn cuối của thai kỳ) vẫn chưa chắc là dấu hiệu nguy hiểm. Bên cạnh việc đếm tần suất đạp, thai phụ hãy dõi theo một số biểu hiện dưới đây để dự đoán tình hình sức khỏe của con yêu:
Nếu thai nhi đang đạp tương tự những đặc điểm kể trên thì bạn hãy an tâm. Ngược lại, khi nhận ra điều gì bất thường hoặc con yêu hoàn toàn không đạp trong 2 tiếng dù đã áp dụng nhiều cách, bạn phải đến cơ sở y tế thăm khám ngay. Thắc mắc thai nhi đạp ít có sao không vừa được giải đáp. Tiếp theo, Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi vì sao thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 nhé.
Em bé chuyển động mạnh mẽ nhất là vào tuần thai thứ 27 – 32. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm nhận những cú đạp của con một cách rõ nét và đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ sẽ thấy thai nhi ít đạp hơn vào giai đoạn cuối của thai kỳ, điển hình là tháng thứ 7. Một số nguyên nhân chủ yếu khiến thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 gồm có:
Sau khi tìm hiểu thai nhi đạp ít có sao không? Mẹ bầu hãy lưu ý thêm những việc cần làm trong trường hợp em bé ít đạp nhé.
Để kích thích bé yêu cử động nhiều, mẹ hãy uống nước hoa quả hoặc nước lọc.
Nhằm giúp thai nhi hoạt động hăng hái, mẹ bầu nên nhâm nhi một ít bánh ngọt. Bằng cách này sẽ cung cấp thêm năng lượng hiệu quả.
Khi mẹ nằm ở tư thế quen thuộc, nhiều bé sẽ đạp mạnh hơn. Do đó, nếu thai nhi ít đạp, mẹ hãy thử thay đổi tư thế nằm xem sao.
Tập yoga hoặc thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng cũng góp phần kích thích bé yêu trong bụng mẹ đạp nhiều.
Thai nhi thường phản ứng với ánh sáng và âm thanh. Do đó, khi mẹ hát hoặc bật nhạc cho bé nghe, có thể con yêu sẽ phản ứng đáp lại bằng cách đạp.
Mẹ có thể xoa bụng đồng thời dùng ngón tay ấn nhẹ theo nhịp một cách nhẹ nhàng, giống như đang vỗ về, vuốt ve bé. Từ đó, con yêu cũng cử động để hòa nhịp cùng mẹ.
Chiếu đèn pin cũng là một cách hay giúp kích thích thai nhi cử động, cũng như hỗ trợ em bé phát triển thị giác ngay từ lúc còn trong bụng mẹ.